Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-10-2022] Tống Hồng Nguyên bắt đầu nhậm chức trưởng Công an thành phố Đại Khánh (tỉnh Hắc Long Giang) vào tháng 3 năm 2022. Ông ta đã phối hợp với Công an tỉnh Hắc Long Giang, Phòng 610 Đại Khánh cùng Uỷ ban Chính trị và Pháp luật Đại Khánh để thực hiện 3 vụ bắt giữ quy mô lớn các học viên Pháp Luân Công địa phương. Các vụ bắt giữ xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2022.

Ít nhất 189 học viên bị bắt và 107 người khác bị sách nhiễu, trong đó có người đã ngoài 80 tuổi và một em bé mới chỉ 3 tuổi. Trong số họ, ít nhất 211 người bị lục soát nhà cửa. Ít nhất 11 học viên vẫn bị giam và 6 gười hiện đang đối mặt với bị truy tố sau khi vụ bắt giữ họ được phê chuẩn. Bởi sự kiểm duyệt thông tin chặt chẽ, số vụ bắt giữ và sách nhiễu thực tế có thể còn cao hơn.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại từ năm 1999. Vô số học viên đã bị bắt, sách nhiễu, kết án và tra tấn vì kiên định đức tin của họ.

Các vụ bắt giữ ngày 20 tháng 4

Trong các vụ bắt giữ ngày 20 tháng 4, hầu hết cảnh sát tham gia đều mặc thường phục hoặc bộ đồ bảo hộ y tế. Một số đã lừa các học viên mở cửa bằng cách tuyên bố rằng họ đang tiến hành một cuộc khảo sát dịch cúm hoặc thông báo với các học viên rằng họ đã tiếp xúc gần với những người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Các vụ bắt giữ được thực hiện từ 6 giờ sáng đến trưa. Hầu hết các học viên được thả ra trong cùng ngày. Một cảnh sát tiết lộ, có hơn 100 học viên đã bị bắt. Vì sự kiểm duyệt thông tin, đến nay Minh Huệ Net mới chỉ xác nhận được 34 trường hợp bị bắt giữ và 11 trường hợp sách nhiễu.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an Hội Chiến thực hiện

Lúc 6 giờ sáng, 3 cảnh sát mặc thường phục đã xông vào nhà bà Uyển Lệ Tuyết và lục soát nhà bà. Sau đó họ lấy đi các sách Pháp Luân Công, ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công, một máy tính xách tay, một máy in, hàng chục tờ tài liệu Pháp Luân Công. Bà Uyển đã được thả vào lúc 11 giờ sáng.

Các học viên khác bị Đồn Công an Hội Chiến bắt giữ bao gồm: Vợ chồng cô Vương Pháp Quyên và người con 3 tuổi của họ; bà Triệu Thanh Vân cùng 2 người khách là ông Trịnh Tân Vệ và bà Trần Hải Liên (ngoài 60 tuổi); bà Chu Hiển Phong; bà Vương Thục Hoa (ngoài 70 tuổi); ông Đông cùng vợ là bà Lý; bà Đại; bà Vương Tú Linh (60 tuổi); bà Khổng Tú Thì và con gái Vương Hiểu Manh; bà Thạch (ngoài 70 tuổi); bà Lưu Quế Phân (68 tuổi); bà Hứa Thục Văn (64 tuổi); bà Tôn (60 tuổi); bà Ngô (70 tuổi); bà Hoàng; bà Cốc (ngoài 70 tuổi); bà Lâu; bà Lý Diễm Vân; bà Lỗ; bà Lý Á Như; bà Tào (85 tuổi); và nhiều học viên khác chưa rõ danh tính.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an Đông An thực hiện

Cảnh sát bắt giữ bà Trương Phượng Hà (70 tuổi) và bà Quách Thục Anh (ngoài 50 tuổi) vào lúc 7 giờ sáng. Sau đó cảnh sát lấy đi ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công, các sách Pháp Luân Công, tài liệu thông tin Pháp Luân Công, nhiều máy tính xách tay và máy nghe nhạc của họ. Các học viên đã được bảo lãnh vào buổi trưa cùng ngày.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an Thiết Nhân thực hiện

Bà Đoàn Hiểu Vinh bị bắt tại nhà vào khoảng 6 giờ 30 sáng. Mười hai cảnh sát đã lục soát nhà bà trong suốt buổi sáng và lấy các tài liệu Pháp Luân Công, máy tính và máy in của bà. Đồng thời, nhiều cảnh sát cũng đột nhập vào nhà con gái bà và lấy đi một máy nghe nhạc. Cả hai mẹ con bà bị đưa đến đồn công an để thẩm vấn nhanh và đã được thả trong ngày.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an Nhượng Hồ Lộ thực hiện

Bà Chu Quế Lan và bà Vương Oánh (một giáo viên tiểu học) đã bị bắt vào lúc 7 giờ sáng. Cả hai đều bị lục soát nhà cửa. Sau đó họ đã được về nhà trong ngày.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an Hồng Cương thực hiện

Chiều ngày 22 tháng 4 cảnh sát đã bắt giữ Phùng Liên Hà (65 tuổi) và tịch thu các sách Pháp Luân Công, đĩa DVD và băng hình bài giảng Pháp, ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công, 15 tờ rơi, 3 tờ lịch có in thông tin Pháp Luân Công, 1 máy nghe nhạc, 6 thẻ nhớ và 2.700 nhân dân tệ có in thông tin Pháp Luân Công (một cách để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại do sự kiểm duyệt thông tin chặt chẽ ở Trung Quốc) đã bị tịch thu. Bà bị trói vào ghế sắt trong lúc thẩm vấn tại đồn công an trong suốt 9 tiếng và đã được bảo lãnh vào nửa đêm. Cảnh sát đã giữ điện thoại di động và thẻ căn cước của bà.

Đồn Công an quận Hồng Cương đã sách nhiễu thêm ba học viên khác là bà Trương (79 tuổi), bà Vương (ngoài 70 tuổi) và bà Lưu (ngoài 60 tuổi).

Các vụ bắt giữ theo nhóm vào ngày 6 tháng 6

Ít nhất 20 học viên đã bị nhắm đến trong đợt truy bắt của cảnh sát vào ngày 6 tháng 6.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an Khu Phát triển Công nghệ Cao Tân thực hiện

Bà Thạch Kiến Hoa (74 tuổi) bị bắt tại nhà vào khoảng 9 giờ tối. Cảnh sát tuyên bố bà bị trình báo phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Nhà bà sau đó cũng bị lục soát.

Khoảng 10 học viên ở Khu Phát triển Công nghệ Cao Tân cũng bị bắt cùng ngày. Những người có nhiều tài liệu Pháp Luân Công tại nhà được bảo lãnh tại ngoại và có thể bị truy tố. Những người có ít tài liệu bị lệnh giam giữ hành chính 5 ngày nhưng được miễn chấp hành.

Vụ bắt giữ do Đồn Công an Long Phượng thực hiện

Buổi chiều, ba cảnh sát đã đột nhập nhà bà Triệu Lệ Ngạn và lục soát nơi này. Cảnh sát ra quyết định giam giữ bà (không rõ thời hạn) không yêu cầu bà chấp hành án và đã trở về nhà.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an Long Cương thực hiện

Ông Nguyễn bị cảnh sát vây bắt tại nhà ngay khi ông vừa ra khỏi cửa vào lúc 8 giờ sáng. Nhiều cảnh sát tham gia lục soát nhà ông. Sau đó, vợ chồng ông bị đưa đến đồn công an. Họ được bảo lãnh vào buổi trưa sau khi phải nộp 10.000 nhân dân tệ tiền bảo lãnh.

Các vụ sách nhiễu do Uy ban Dân cư Lý Minh thực hiện

Bà Lưu Diên Cần (ngoài 70 tuổi) đã bị một người của uỷ ban dân cư chặn lại khi bà ra ngoài vào sáng ngày 7 tháng 6 và chính quyền yêu cầu bà phải tiêm vắc-xin COVID-19. Bà đã từ chối hợp tác. Một người đàn ông cùng với người của uỷ ban dân cư đã đe doạ bà, nhưng bà vẫn nói không với yêu cầu tiêm vắc-xin. Một vài người khác từ đâu lao tới và tóm lấy bà. Họ lôi bà đến tận căn hộ trên tầng hai của bà, khiến bà ngất đi và sùi bọt mép. Khi đang chờ cứu thương, một người cố lục soát nhà bà nhưng chồng bà và hàng xóm đã ngăn anh ta lại.

Những học viên khác bị sách nhiễu bao gồm bà Cung Bảo Anh, ông Đái Phúc Quý và học viên Điền (không rõ giới tính).

Các vụ bắt giữ theo nhóm ngày 12 tháng 7

Hơn 100 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang đã bị bắt vào ngày 12 tháng 7 năm 2022, chỉ 8 ngày trước ngày đánh dấu 23 năm cuộc bức hại. Một cảnh sát tiết lộ, từ 9 tháng trước, chính quyền đã bắt đầu theo dõi và ghi hình các học viên. Chỉ một tuần trước vụ bắt giữ, các cảnh sát tham gia mới nhận được lệnh. Cảnh sát không xưng tên, khu vực hoặc thông tin liên lạc của họ khi thực hiện các vụ bắt giữ, và tuyên bố rằng đó là bí mật quốc gia.

Hầu hết các vụ bắt giữ xảy ra từ 5 đến 7 giờ sáng trong khi các học viên đang ở nhà. Nhiều tài sản cá nhân của họ bị tịch thu, đặt biệt là các sách Pháp Luân Công, ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công, máy tính xách tay, điện thoại di động và tờ tài liệu mà các học viên sử dụng để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Những đồ vật này được cảnh sát trình làm bằng chứng truy tố hòng kết án các học viên.

Một cảnh sát tuyên bố họ nhận được một danh sách gồm 200 học viên mục tiêu cần bắt giữ. Một người khác nói rằng họ đã bắt giữ hơn 300 học viên.

Bởi sự bùng phát dịch bệnh ở địa phương từ giữa tháng 8 nên việc xác nhận các vụ bắt giữ càng thêm khó khăn. Hiện tại, Minh Huệ Net đã xác nhận 135 vụ bắt giữ và 89 vụ sách nhiễu. Ít nhất 156 học viên bị lục soát nhà cửa.

Hiện tại, 11 học viên, gồm bà Đường Tăng Nghiệp, bà Triệu Lệ, bà Lý Đông Cúc, bà Đỗ Thuần Hương, bà Trương Lâm Ưng, bà Phùng Vân Quyên, bà Phùng Liên Hà, bà Trình Xảo Vân, bà Trần Thục Hoa, ông Chu Minh Đích và vợ là bà Thái Tú Anh vẫn đang bị giam trong Trại tạm giam thành phố Đại Khánh.

Trong số họ, các vụ bắt giữ bà Đường, bà Triệu, bà Lý, bà Phùng Liên Hà, ông Chu và bà Thái đã được phê chuẩn.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an Khu Phát triển Công nghệ Cao Tân thực hiện

Bà Lý Đông Cúc (khoảng 60 tuổi) và bà Trương (80 tuổi) bị bắt vào khoảng 6 giờ sáng. Các sách và tài liệu Pháp Luân Công của họ bị tịch thu. Cũng trong ngày hôm đó, Đồn Công an Khu Phát triển Công nghệ Cao Tân còn bắt giữ hơn 20 học viên khác.

Cùng ngày, bà Dương Quế Lan (76 tuổi), bà Lưu Lệ, bà Tô Viễn Hương, bà Vương Phượng Trân, bà Triệu Ngọc Chi, bà Lý Thục Lan (87 tuổi) bà Trịnh Lệ Diễm (ngoài 60 tuổi), bà Lý Hiểu Mai, bà Trương (ngoài 70 tuổi), bà Sở Chiêm Quyên và bà Lưu Hưng Vân bị sách nhiễu.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an Hội Chiến thực hiện

Bà Trương Phượng Hà (ngoài 50 tuổi) bị một nhóm người bao vây khi vừa ra khỏi nhà để đi làm vào buổi sáng. Sau khi tịch thu các sách Pháp Luân Công, tài liệu thông tin và máy tính của bà, cảnh sát đưa vợ chồng bà đến đồn công an. Bà bị thẩm vấn và bị gây sức ép viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Họ được thả vào buổi trưa.

Ông Trần Chí Long và vợ là bà Thịnh Lệ Vân bị lục soát nhà vào buổi sáng. Cùng lúc đó, cảnh sát đã bắt giữ con trai họ là anh Trần Lỗi và cô con gái Trần Dung. Cả hai được thả ra trong ngày.

Cũng trong ngày hôm đó, 5 học viên khác bị sách nhiễu và nhà họ bị lục soát.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an Đông An thực hiện

Bà Đường Tăng Hiệp (56 tuổi), một cựu kế toán của Nhà máy Sản xuất Dầu Số 3 Đại Khánh, bị bắt tại nhà khoảng 4 giờ sáng. Bà bị bức thực trong khi tuyệt thực để phản đối bức hại tại trại tạm giam thành phố Đại Khánh.

Sáu học viên khác cũng bị bắt là ông Lý Chí Thanh, bà Lý Thục Hoa, bà Lý Thục Anh, bà Mã Tú Cần, ông Tiêu Xuân Phúc và vợ là bà Trương Diễm Phương.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an Thiết Nhân thực hiện

Bà Lưu Phong Lan, bà Triệu Ngọc Hoa và bà Tạ bị bắt vào buổi sáng và nhà họ bị lục soát. Họ đã được thả ra trong ngày.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an Hồng Cương thực hiện

Từng bị bắt giữ vào tháng 4, bà Phùng Liên Hà lại bị bắt và nhà bị lục soát vào tháng 7. Bà là một trong số những học viên hiện vẫn đang bị giam giữ.

Các học viên khác bị cảnh sát nhắm đến trong cùng ngày hôm đó gồm bà Vương Diễm Bình (69 tuổi), bà Lưu Quỳnh Phương (ngoài 60 tuổi), bà Vương Diễm, bà Dương Cảnh Song (ngoài 70 tuổi) và bà Vương Thục Thanh (ngoài 70 tuổi).

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an Đông Quang thực hiện

Sáu cảnh sát đã kéo đến nhà bà Ngô Ngọc Mai và lục soát, sau đó lấy đi một quyển sách Pháp Luân Công. Họ đưa bà đến đồn công an để thẩm vấn. Bà đã được thả ra trong ngày.

Những người khác bị bắt giữ là bà Trương Tú Phân, ông Vu Sảng và vợ là bà Trương Tử Hàm, bà Từ, Kim, Giả và Ngô.

Các học viên bị sách nhiễu: Bà Vương Hỷ Anh (ngoài 70 tuổi), bà Lê Bỉnh Anh (73 tuổi), bà Khang Hưng Vinh (ngoài 70 tuổi), bà Mã (ngoài 60 tuổi), bà Tạ Thành Thu (ngoài 60 tuổi), ông Trương (ngoài 70 tuổi), vợ chồng ông Sử Quân Dân và bà Lý Thục Chi (ngoài 70 tuổi), bà Cao (82 tuổi), bà Sư Lệ Văn (ngoài 60 tuổi), ông Tạ Thành Thu, bà Trâu, bà Hỷ, 79 tuổi, ông Nguỵ, bà Sư, Lý và một nam học viên không rõ tên.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an Ngoạ Lý Đồn thực hiện

Lúc 7 giờ sáng, cảnh sát đã xông vào nhà bà Kim Miếu Khánh sau khi cho một thợ sửa khoá phá khoá nhà bà. Cảnh sát bắt giữ bà Kim (71 tuổi) và con gái bà là cô Kim Vy. Tại đồn công an, có ít nhất 20 học viên khác đã bị bắt giữ, gồm bà Tôn và ông Diêu ngoài 80 tuổi và 17 người trong số họ đã được bảo lãnh.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an Long Phượng thực hiện

Vợ chồng bà Triệu (ngoài 60 tuổi) đã bị bắt và nhà của bị lục soát bởi ngươi của Đồn Công an Long Phượng. Hai vợ chồng họ đã được thả vào ngày 27 tháng 7, sau 15 ngày bị giam giữ.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an Đông Hồ thực hiện

Bà Sử Thục Hoàn (khoảng 70 tuổi) đã bị bắt tại nhà vào buổi trưa. Các sách Pháp Luân Công và những bức họa có chủ đề Pháp Luân Công đều bị tịch thu. Cảnh sát ra lệnh cho bà viết một tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công tại đồn công an. Bà được thả vào khoảng 2 giờ sáng.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an Long Nam thực hiện

Ở quận Hồng Cương, Đồn Công an Long Nam đã bắt giữ 18 học viên, gồm: bà Trình Xảo Vân (64 tuổi), bà Đảng Thu Nga, ông Lý Nghiệp Tuyền, bà Đinh Quế Anh (ngoài 70 tuổi), vợ chồng bà Triệu Hồng Anh, ông Chu Minh Đích và vợ là bà Thái Tú Anh, ông Cao Hỷ Giang, bà Từ Phủ Quân, ông Bàng Trung Hoa, bà Trần Tĩnh Kiệt (ngoài 60 tuổi), bà Lí Quế Liên (84 tuổi), bà Vương Tuyết Mai, vợ chồng bà Đỗ Xuân Hương (ngoài 60 tuổi), bà Kim Bảo Kim và bà Chu Kiến Lệ.

Bà Trương Thục Vân (65 tuổi) bị co giật khi cảnh sát lục soát nhà bà và cảnh sát đã không bắt giữ bà.

Bà Chu Kiến Vân cũng không bị bắt vì bà không mở cửa khi cảnh sát đến nhà.

Cảnh sát đã lục soá nhà cha mẹ của bà Triệu Tú Bình. Vì bà Triệu không có ở đó nên cảnh sát quay lại vào buổi trưa và bắt anh/em trai bà ký vào biên bản bảo lãnh thay cho bà.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an Long Cương thực hiện

Bà Tôn Thục Phương (74 tuổi), bà Tương Thục Hoa (62 tuổi), ông Hà Gia Thụ và vợ là bà Lý Vĩnh Tú (ngoài 60 tuổi) bị bắt vào khoảng 7 giờ sáng. Cảnh sát đã tịch thu 45 quyển sách của bà Tôn và hơn 20 quyển sách của bà Tương. Ngoại trừ bà Tương bị giam 15 ngày, những học viên khác được thả trong ngày hôm đó.

Các học viên bị bắt giữ khác gồm: bà Dương Quế Anh (81 tuổi), bà Triệu (ngoài 70 tuổi), bà Vương, bà Lưu Viêm, bà Lâm Phượng Ngọc (ngoài 70 tuổi), bà Chu, bà Triệu (72 tuổi), bà Lưu (ngoài 80 tuổi) và bà Lý Nguyệt Lan.

Bà Triệu Quế Chi (78 tuổi) bị sách nhiễu và nhà của bà bị lục soát.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an Nhượng Hồ Lộ thực hiện

Bà Lý Thiết Anh bị bắt tại nhà con gái vào lúc 9 giờ sáng. Ba quyển sách Pháp Luân Công của bà bị lấy đi. Cảnh sát cũng lụ soát nhà riêng của bà và đã để bà được bảo lãnh tại ngoại.

Sáu cảnh sát đã đến nhà ông Thôi Hồng Nghĩa và lục soát nơi ở của ông mà không xuất trình giấy tờ chứng minh thân phận của họ.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an Lạt Ma Điền thực hiện

Bà Khúc Thăng Chi (ngoài 70 tuổi) bị bắt tại nhà và máy tính, máy in cùng nhiều tài sản cá nhân khác bị lấy đi. Bà đã được bảo lãnh.

Cảnh sát Hà Cảnh Quý muốn chụp hình bà Trương Quế Lan nhưng bà từ chối hợp tác. Người này cũng sách nhiễu bà Phó Thanh Chi qua điện thoại. Một học viên khác khoảng 70 tuổi cũng bị sách nhiễu qua điện thoại.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an Lâm Điện thực hiện

Bà Triệu Lệ (57 tuổi) bị bắt giữ tại nhà và nhiều tài sản cá nhân bị tịch thu. Hiện bà vẫn bị giam giữ và đối mặt với truy tố.

Một học viên khác vẫn bị giam là bà Phùng Vân Quyên (45 tuổi) đã bị hơn 10 cảnh sát bắt giữ vào lúc 8 giờ sáng. Cha chồng ông Vương Điện Văn (81 tuổi), mẹ chồng là bà Điền Quế Cần (80 tuổi), chị dâu là bà Đỗ Tiến Ngạn, em gái Đỗ Tiến Ba của bà cũng bị bắt và nhà của họ bị lục soát.

Cảnh sát đã bắt giữ ông Diêm Thiểu Nghĩa khi ông đang trên đường đi làm. Hàng chục cảnh sát đã phá khoá nhà ông và lục soát nhà. Ông bị giam 15 ngày và được thả vào ngày 28 tháng 7.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an quận Đại Đồng thực hiện

Tám cảnh sát đã đến nhà ông Đỗ Quốc Thông lúc 3 giờ chiều và lục soát nơi này. Họ đã bắt giữ ông Đỗ (ngoài 70 tuổi) và con gái ông. Cảnh sát đã thẩm vấn họ nhưng họ từ chối trả lời. Ông Đỗ hỏi cảnh sát tại sao bắt giữ ông, thì nhận được câu trả lời rằng đây là một phần trong hoạt động của cảnh sát và việc ông có tài liệu Pháp Luân Công ở trong nhà ông sẽ là bằng chứng buộc tội ông.

Cảnh sát đã ngụy tạo lời khai của ông và cũng ra lệnh cho ông ký tên vào các tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, nhưng ông từ chối. Ông và con gái được thả vào buổi tối. Khi họ về nhà và dọn dẹp mớ hỗn độn do cảnh sát để lại, hai cảnh sát đã đến và lục soát nhà họ lần nữa.

Các vụ bắt giữ do Đồn Công an huyện Đỗ Mông thực hiện

Khoảng 7 giờ sáng, 8 cảnh sát xông vào nhà bà Trần Á Chi và lấy đi 2 bộ sách Pháp Luân Công và một điện thoại di động của bà. Vì bà không vượt qua cuộc kiểm tra sức khoẻ bắt buộc trước giam giữ, bà đã được bảo lãnh tại ngoại vào buổi tối.

Cảnh sát cố bắt bà Lý Minh Tú (một người bị tàn tật) nhưng không thành công. Ba học viên khác bị sách nhiễu là ông Trương Chí Mẫn, bà Lan Văn Hoa và ông Đổng Hải Phong (80 tuổi).

Các học viên khác bị bắt vào ngày 12 tháng 7 gồm: Bà Vương Kim Lan; bà Ân Tú Lan, khoảng 80 tuổi, cùng con gái Từ Dĩnh; ông Lý Tân Lập; bà Trịnh Ngọc Lan (ngoài 80 tuổi), con trai là Trần Hiểu Huy cùng con dâu; bà Lý (ngoài 70 tuổi); ông Trương Húc Quang; bà Trâu Phượng Xuân; ông Tạ Chánh Dũng và vợ là bà Tạ Thục Trân (ngoài 60 tuổi); bà Trình (khoảng 80 tuổi); bà Lâu Diễm Hà; bà Đinh Thuý Anh; bà Ngô Thuận Tử (83 tuổi); bà Lô (ngoài 60 tuổi); bà Vương Tú Linh, bà Lưu Minh Hà và gia đình; Trương (không rõ giới tính); và Quách (không rõ giới tính, khoảng 70 tuổi).

Bài liên quan:

Thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang: Ít nhất 25 học viên Pháp Luân Công bị bắt trong một ngày

Hơn 100 học viên Pháp Luân Công, gồm một cụ già 98 tuổi, bị bắt trong vòng một ngày ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/10/8/450552.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/10/19/204374.html

Đăng ngày 29-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share