[MINH HUỆ 27-5-2006] Liên lạc viên của Minghui: Xu Jing và Wu Sijing báo cáo:

Ngày 13 tháng năm 1992, trong lúc trào lưu khí công đang thịnh hành tại quốc nội Trung Quốc, Ông Lý Hồng Chí ban bố những khoá giảng đầu tiên về Pháp Luân Công tại thành phố Trường Xuân. Lúc bấy giờ Ông đường đường chính chính giới thiệu Pháp Luân Công cho công chúng. Ông Lý Hồng Chí chỉ rõ trong các bài giảng Pháp của Ông rằng nếu muốn làm tăng cái Công năng tu luyện, người ta phải tu Tâm tính và nhấn mạnh đạo đức. Từ tháng Năm 1992 đến tháng mười hai 1994, thể theo lời mời của những nhánh địa phương của Học viện Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, Ông Lý Hồng Chí đã giảng dạy Pháp trong 54 khoá khắp Trung Quốc.

Ông Lin Xiongyi, hiện đang sống tại Bắc Mỹ, đã tham gia khoá dạy cuối cùng của Ông Lý Hồng Chí tháng mười hai 1994. Sau đây là lời Ông Lin nói cùng với phóng viên mạng lưới Minghui về lúc Ông bắt đầu tu luyện, và về buổi giảng Pháp đó.

***

Phỏng vấn viên: Chào Lâm tiên sinh? Nhân vì mỗi học viên Pháp Luân Công đều có một câu chuyện về cách họ bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, xin ông vui lòng cho chúng tôi nghe về câu chuyện của ông, có được không?

Ông Lâm: Tôi đắc được Pháp vào tháng Chín 1994. Tôi lúc bấy giờ chỉ mới 16 tuổi. Đó là vào lúc phong trào khí công lên cao độ tại Trung Quốc. Tôi đang theo học trung học, và tôi rất quan tâm đến các vấn đề khí công, kể cả võ thuật, nghạnh khí công, v.v. Tôi đã thử qua nhiều thứ. Năm 1994 khi tôi đi Quảng châu để học, nơi đó có một hiệp hội khí công. Tôi đã gia nhập vào đó. Lúc bấy giờ có ba loại khí công khác nhau được dạy, và tôi không biết nên chọn thứ nào. Tôi thử từ cái này đến cái kia.

Cuối cùng tôi đến gặp Pháp Luân Công. Lúc đó có hằng trăm người tại nơi đó. Lúc bấy giờ, người liên lạc dạy cho chúng tôi các bài công pháp. Tôi đã học một vài môn khí công võ thuật trước đó, và nghĩ rằng các động tác phải khá rắc rối. Tuy nhiên Pháp Luân Công chỉ có một vài động tác, rất dễ học, và tôi trở nên khá chú trọng về nó.

Sau một tuần lễ, người liên lạc đưa cho chúng tôi một quyển sách, Pháp Luân Công. Thế giới quan của tôi đã thay đổi sau khi đọc xong quyển sách đó vì nó nói về cách sao tu luyện, về mục đích thật sự của đời người, đó là để trở về bản căn nguyên. Tôi chưa bao giờ được nghe những nguyên lý như vậy trước đây.

Phỏng vấn viên: Sự thay đổi lớn nhất nào mà ông đã nhìn thấy sau khi bắt đầu học Pháp Luân Công?

Ông Lâm: Tôi thường có tính nóng và thích cãi nhau với người khác. Sau khi tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, tôi biết rằng tôi phải trở nên nhẫn. Lúc đầu, tôi vẫn không thể theo nguyên lý ‘Nhẫn’được. Nhưng Sư phụ dạy chúng tôi ”đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu” vì vậy, bất kể là sao, tôi cũng phải nhẫn cho được. Đôi lúc, sau khi bị la mắng, tôi muốn đánh trả lại. Nhưng sau khi nhớ lại những lời của Sư phụ, tôi ngưng đánh trả lại. Nhưng tôi vẫn còn cảm thấy rất giận.

Sau khi nhẫn được nhiều lần, qua sự học Pháp và nghe những lời giảng của Sư phụ, tôi dần dần vượt được qua: lúc đầu, tôi bắt buộc tôi phải chịu đựng. Nhưng dần dần tôi bắt đầu cảm thấy nhẫn là cách tốt nhất. Hơn nữa, khi chư vị đánh nhau với một người khác với đôi nắm tay đưa lên, vậy cả hai đều sẽ bị thương. Nhưng nếu chư vị nhẫn được, chư vị lùi lại một chút, và nắm tay của chư vị sẽ không đụng nắm tay của người kia. Như vậy thì tốt cho cả hai. Tôi hiểu những nguyên lý đó sau khi tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công.

Phỏng vấn viên: Gia đình anh có nhận ra sự thay đổi trong tâm tính của anh không?

Ông Lâm: Lúc bấy giờ gia đình tôi sống ở đồng quê. Khi mùa hè đến tôi trở về thăm nhà, mẹ tôi rất ngạc nhiên những sự thay đổi trong tôi. Trong quá khứ, nếu mẹ tôi chỉ trích tôi, tôi sẽ cãi lại với bà. Mẹ tôi rất ngạc nhiên là tôi không còn cãi lại với bà nữa. Sau đó tôi nói với bà rằng tôi đã dần dần thay đổi tâm tính sau khi học Pháp Luân Công.

Phỏng vấn viên: Cả mẹ anh cũng ngạc nhiên với sự thay đổi của anh à?

Ông Lâm: Phải, cả mẹ tôi cũng rất ngạc nhiên, vì bà không bao giờ nghĩ con trai bà có thể thay đổi. Tôi thường chống trả lại khi bị chỉ trích. Mẹ tôi đã khá quen thuộc với sự chống trả của tôi – thường là mười câu khi bà chỉ nói có một điều.

Dĩ nhiên, thật có rất nhiều chấp trước đã được buông bỏ qua sự tu luyện chân thành. Cũng có rất nhiều câu chuyện. Ví dụ, trong khi ở trường, nhiều học sinh muốn lợi dụng những đứa khác trong giờ cơm trưa. Nếu tôi nhìn thấy bạn tôi sắp hàng ở phía trước, tôi sẽ đưa nó cái túi đồ ăn của tôi để cho nó lấy đồ ăn cho tôi. Nhưng sau khi học Pháp Luân Công, tôi biết như vậy là sai, vì đó là ăn gian đối với người khác. Những người ở phía sau nối đuôi đã phải chờ lâu để có được đồ ăn. Một ví dụ khác, khi đối thoại với người khác, người ta phải nói với một giọng hiền lành. Khi gặp vấn đề khó, người ta phải nghĩ đến người khác thay vì cãi nhau với họ ngay.

Phỏng vấn viên: Anh đã tham gia khoá dạy cuối của Ông Lý Hồng Chí. Anh có thể cho chúng tôi biết nó được tổ chức khi nào?

Ông Lâm: Ngày 21 tháng mười hai 1994, Sư phụ bắt đầu khoá giảng Pháp tại tỉnh Quảng Đông. Vào tháng mười một, người liên lạc nói với chúng tôi là Sư phụ đang chuẩn bị dạy một khoá dạy tại tỉnh Quảng Đông, và có thể đó là khoá cuối cùng. Tôi chưa bao giờ được tham gia một lớp dạy của Sư phụ, tôi rất muốn đi, vì vậy tôi mau mắn ghi danh.

Phỏng vấn viên: Có bao nhiêu người tham gia khoá học?

Lin: Có vào khoảng bốn đến năm ngàn người bên trong và khoảng một ngàn người bên ngoài.

Phỏng vấn viên: Anh có thể diễn tả bầu không khí lúc bấy giờ không?

Lin: Đó là tại một sân chơi bóng rổ. Khán đài để cho lớp dạy của Sư phụ được xây cất phía bên kia sân chơi. Một số các bạn học của tôi và tôi ngồi ở chính giữa sân chơi, không xa lắm đối với khán đài. Có rất nhiều người chung quanh chúng tôi ở đủ các lớp tuổi. Nhiều người đến để được trị bệnh. Vì vậy tôi thấy có rất nhiều người bệnh.

Khi đến bảy giờ, mọi người thình lình đứng lên để vỗ tay. Tôi thấy một người đàn ông cao khoảng 6 thước tây bước ra khỏi cửa đi đến giữa sân. Người ấy cao lớn, hiền từ và trông rất đẹp. Sư phụ bước quanh sân chào mọi người.

Phỏng vấn viên: Phải chăng bốn năm ngàn người học viên đó đến tham dự khoá học của Ông Lý Hồng Chí lần đầu tiên?

Ông Lâm: Tôi đầu tiên nghĩ rằng nhiều người đến khoá học là lần đầu tiên. Sau đó, tôi nghe người liên lạc nói rằng phân nửa những người tham gia, tối thiểu hai đến ba ngàn người, là đến từ các nơi khác. Một số trong họ đến từ tỉnh Hắc Long Giang. Nhiều người đã tham gia khoá học nhiều lần.

Nhiều người phải ăn mì gói để dành tiền để đến tham dự khoá dạy của Sư phụ. Người liên lạc nói với chúng tôi rằng sự thật nhiều người bên ngoài là đến từ các nơi khác. Họ cảm thấy rất buồn vì họ không mua được vé vào cửa. Sư phụ cũng biết họ đã vượt qua rất nhiều khó khăn và thật rất khó mà đắc được Pháp, vì vậy Sư phụ kêu người ta đặt một máy truyền hình ở bên ngoài. Như vậy có khoảng một ngàn người được xem khoá giảng qua hệ thống trực tiếp truyền hình.

Phỏng vấn viên: Lúc bấy giờ anh có cảm tưởng là nội dung của bài giảng dễ hiểu không?

Ông Lâm: Tôi đã đọc quyển Pháp Luân Công, vì vậy điều mà Sư phụ nói căn bản là không nghịch với sự hiểu của tôi. Khí công mà tôi đã học trong năm mà tôi học trung học là không có gì có thể so sánh với Pháp Luân Công. Một số võ thuật và nghạnh khí công chúng tôi học lúc bấy giờ chỉ dạy chúng tôi một số động tác hoặc là làm nẩy sinh lòng tham muốn danh vọng của chúng tôi mà thôi. Ví dụ, họ sẽ nói với chư vị rằng khí giới không thể gây thương tích cho chư vị sau khi chư vị học nghạnh khí công. Chư vị có thể đập bể đá với bàn tay, hoặc chư vị có thể bóp nát một cục đá trong bàn tay.

Phỏng vấn viên: Các điều đó rất hấp dẫn đối với tuổi trẻ.

Ông Lâm: Anh nói phải. Chúng tôi rất thích những điều đó vì chấp trước vào tâm lý khoe khoang của chúng tôi. Thật lạ mà Ông Lý Hồng Chí không dạy chúng tôi bóp nát một cục đá. Thay vì đó, ông dạy chúng tôi làm sao làm người tốt, lưu tâm đến người khác cả trong khó nạn và thăng tiến tâm tính trong nghịch cảnh. Những điều này thật sự cảm động lòng tôi. Tôi cảm thấy Sư phụ rất khác với những thầy khí công khác, vì họ chỉ dạy chúng tôi đắc được một cái gì và làm sao làm các động tác. Nhưng Sư phụ thật sự dạy chúng tôi làm sao tu luyện và đắc sự giác ngộ.

Phỏng vấn viên: Một số các bạn học trung học của anh cũng đến lớp học lúc bấy giờ. Họ có quyết định tập luyện Pháp Luân Công như anh không?
Lin: Nhiều người bạn của tôi cũng nghĩ là Pháp Luân Công rất tốt. Tôi còn nhớ sau khoá học Pháp, chúng tôi thường học Pháp và bàn nó với nhau. Chúng tôi tập Pháp Luân Công mỗi tối. Chúng tôi đi đến nơi tập công chung để tập công. Hơn nữa, khi chúng tôi còn tại tỉnh Quảng Đông, có một nhóm tập công to lớn hằng ngàn người. Có hằng ngàn người tập các bài công pháp tại sân vận động Tainhe buổi sáng.

Cái trường năng lượng nơi tập công chung rất hiền từ và an hoà, với năng lượng rất mạnh. Khi chư vị đến đó, chư vị không nhìn thấy ai với gương mặt dài cả. Chư vị không nhìn thấy ai với ánh mắt tà ác hết. Mọi người đều cười mỉm, với gương mặt hồng hào. Nó cho tôi cái cảm tưởng rằng các học viên tất cả đều là người rất tốt. .

Phỏng vấn viên: Cám ơn anh.

* * * * * * * *

Vào tháng mười hai 1994, Ông Lý Hồng Chí dạy Pháp khoá cuối tại Trung Quốc. Trong những năm sau đó, Ông đi các nước khác, như là Mỹ, Á, Âu và Úc để Hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp khắp thế giới. Dù mười năm đã qua đối với các học viên Pháp Luân Công mà đã tham gia các khoá Pháp giảng tại Trung Quốc, các kỷ niệm của họ vẫn còn rất sống động. Cũng giống như Ông Lin Xiongyi, mọi người có thể thật sự hiểu rằng các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn đã thay đổi đời sống của họ rất nhiều. Những sự thay đổi ghi đậm trong họ. Có lúc, nó giống như một sự tái sinh. Đó là vì sao Pháp Luân Công vẫn tồn tại, và cả trở thành càng ngày càng mạnh mẽ hơn sau bảy năm bị ĐCSTQ bức hại.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/5/27/128959.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/6/17/74544.html

Đăng ngày 16-05-2007; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share