Bài viết của Huệ Minh

[MINH HUỆ 30-09-2021] Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, quan niệm tôn kính Thiên thượng của mọi người dân luôn được coi là một đức tính tuyệt vời. Khổng Tử nói: “Chính giả, chính dã” (Người làm chính trị tức là làm việc chính nghĩa). Ở Trung Quốc cổ đại, các quan chức cai trị theo đạo đức và vì lợi ích của người dân được ca ngợi là “Thanh thiên” (bầu trời trong xanh) để ca ngợi lương tâm trong sạch và sự chính trực của họ “trong xanh như bầu trời”. Các quan chức vi phạm pháp luật và đối xử bất công với người dân bị coi là “gian thần”.

Theo truyền thuyết kể rằng, thời Thượng cổ ở Trung Quốc, Đế Thuấn (2294 – 2184 trước Công nguyên) đã bổ nhiệm Cao Dao làm Chưởng quản Tư pháp. Ông thi hành “Cửu Đức” làm nguyên tắc chỉ đạo, kết quả là không ai bị án oan trong thời gian quản lý của ông, và ông được tôn là “Ngục Thần”.

Sau khi nhà nước Tần thống nhất Trung Quốc và thành lập triều đại đầu tiên của Trung Quốc vào năm 221 trước Công nguyên, đã làm ra “Vi lại chi Đạo” (đạo làm quan lại) nêu rõ rằng “Lại vị dân cương” (các quan chức phải làm gương cho nhân dân) bằng cách tuân theo năm nguyên tắc: ôn hòa, lương thiện, cung kính nghiêm trang, cần kiệm, khiêm nhượng. Họ cũng nên tránh năm hành vi trái đạo đức: khoác lác, kiêu ngạo, lạm quyền, dĩ hạ phạm thượng và tham tài bỏ người. Các quan chức không được phép xử oan người vô tội hoặc giết một người vô tội. Họ phải thưởng Thiện phạt Ác và khuyến Thiện.

Trong thời kỳ “Trinh Quán chi trị” (627-649) dưới thời trị vì của Hoàng đế Thái Tông nhà Đường, bộ “Đường luật” đã được thực thi, với “Lễ” và “Nhân” làm tông chỉ. “Đường luật” là một bộ luật hình sự được bổ sung bởi các đạo luật và quy định dân sự. Bộ luật nhà Đường được coi là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của luật truyền thống Trung Quốc và có ảnh hưởng lớn trong các triều đại sau này, cũng như ở Đông Á. Nó tồn tại hơn một nghìn năm và vẫn được nhắc đến rộng rãi cho đến triều đại nhà Thanh (triều đại cuối cùng trong lịch sử hoàng triều của Trung Quốc).

Trong suốt lịch sử Trung Quốc, ở mỗi triều đại đều có những vị quan là tấm gương về sự trung thực và liêm khiết cũng như những người lạm dụng quyền lực để trục lợi và ức hiếp dân thường. Những quan chức tham nhũng như vậy cuối cùng thường bị trừng phạt. Như câu nói: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” hay “Gieo gió gặt bão”. Sau đây là một vài ví dụ như vậy.

Cự tuyệt làm giả án kiện, Trương Thành Hiến thăng quan hưởng phúc

Truyện được ghi trong Di Kiên Chí, một tuyển tập truyện của tác giả Hồng Mại thời Nam Tống (960-1279), rằng có một viên quan tên là Trương Thành Hiến ở Trần Châu, tỉnh Hà Nam. Khi ấy ông ta đang thay mặt xử lý công vụ cho Huyện úy của huyện Khâu thì có hai băng nhóm cướp riêng biệt đã bị bắt, tổng cộng là 15 tên tội phạm. Khi viên Huyện úy trở về, ông ta muốn gộp hai vụ án thành một, để số lượng tội phạm bị bắt trong một vụ án có thể đủ đáng kể để ông ta được thăng chức làm việc tại kinh đô.

Khi vụ việc được đệ trình lên quận thú, ông này đã hỏi ý kiến của Trương Thành Hiến. Trương không đồng ý và nói: “Huyện úy nhờ việc này mà thăng quan thì hạ quan không có ý kiến, nhưng nếu ngài yêu cầu hạ quan thay đổi sự thực và gộp hai vụ án riêng biệt thành một, thì tôi sẽ không làm. Đó chính là từ không làm thành có, thêu dệt tội danh. Xin thứ lỗi hạ quan không thể làm được.”

Mười hai năm sau, khi Trương đang nhậm chức ở Giang Hoài phát vận ty, ông ta có một giấc mơ đi đến một tòa đại điện và thấy Diêm Vương đang ngự ở giữa.

Diêm Vương hỏi Trương: “Ngươi có nhớ chuyện xảy ra ở Trần Châu không?”

Trương trả lời: “Vâng, tôi nhớ rất rõ, nhưng không có hồ sơ gì để đưa ngài xem”.

Diêm Vương nói: “Không cần đâu. Chúng ta đã có ghi lại tất cả ở đây. Không cần người phải đưa ra bất kỳ hồ sơ nào”.

Khi Trương bước ra khỏi điện, mỗi người trong số hai quỷ sai ở cổng đưa cho Trương một khúc vải gấm, nói: “Đây là phần thưởng mà ông xứng đáng được nhận”.

Trước đó Trương không có con nhưng năm đó ông có một cặp song sinh trai gái. Bảy năm sau, ông trở thành một quan chức cấp cao của triều đình và giữ chức cho đến khi qua đời.

Nhân gian xử án xong, Địa phủ sẽ xem xét lại lần nữa

Cũng có một câu chuyện được ghi lại trong Di Kiên Chí về Tần Đại, là anh trai của Tần Cối, một gian thần khét tiếng trong triều đại Nam Tống. Tần Cối đã cấu kết với nhà Kim (kẻ thù của nhà Tống) để gài bẫy và xử tử Nhạc Phi, một vị tướng yêu nước được kính trọng.

Khi Tần Đại làm tri châu ở Tuyên Châu, ông đã phái các quan sai đến bắt một số người làng tự chưng cất rượu. Dân làng nghĩ rằng các quan sai là kẻ cướp, vì vậy họ vây bắt và đưa đến nha môn quan phủ. Tần Đại ngay lập tức thả các quan sai ra và ra lệnh bắt giữ ba người dân của gia đình đó (ông nội và hai cháu trai của ông), những người bị buộc tội lén chưng cất rượu. Cả ba đều bị trói và đánh mỗi người 100 roi. Khi được cởi trói, tất cả họ đã chết.

Tất cả mọi người trong nha phủ đều biết anh trai của Tần Đại là Tể tướng đương triều, nên không ai dám nói gì về việc ba người dân bị tra tấn đến chết, nhưng chỉ một năm sau, Tần Đại đột ngột qua đời.

Một năm sau, một vị tri châu mới, Dương Nguyên Trọng, được bổ nhiệm để trông coi Tuyên Châu. Một buổi sáng, khi ông đang giải quyết công việc ở nha môn, có hai người đàn ông mang theo một tù nhân bị xích. Một người trong số họ nói: “Chúng tôi đến đây để lấy hồ sơ về vụ dân làng nấu rượu”. Là quan mới nhậm chức, Dương Nguyên Trọng không biết gì về vụ án cụ thể đó, nhưng khi ông tra tìm để hỏi về nó, bộ ba người kia đã biến mất không dấu vết.

Băn khoăn trước trải nghiệm bất thường đó, ông ấy đã triệu tập một viên thư lại để tìm hiểu thêm về nó. Viên thư lại nói và đi lấy hồ sơ: “Ồ, việc đó đã được xử lý bởi tri châu trước đó là Tần đại nhân”. Dương tri châu đã bị sốc khi đọc hồ sơ và nói với viên thư lại rằng hãy sao chép lại hồ sơ vụ án một cách gọn gàng. Sau đó, ông ta mua mười nghìn tiền Âm phủ và đốt tất cả cùng với hồ sơ, vì nhận ra rằng những gì ông ta nhìn thấy trong văn phòng của mình là để cho ông biết rằng vụ án đã được xử lý một cách bất công và ba dân làng đã chết oan uổng.

Dường như những bất công xảy ra trong thế giới loài người có thể được phán xử lại ở Địa phủ. Tần Đại đã chết, vậy mà ông ta vẫn phải chịu trách nhiệm và gánh chịu hậu quả vì đã xử án oan ức bất công cho dân làng.

Các án lệ và phán quyết bất công ở Trung Quốc

Trong hơn 20 năm, các tòa án ở Trung Quốc dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã xét xử vô số học viên Pháp Luân Công vô tội và kết án họ một cách bất công. Sau đây là một vài ví dụ.

Vào ngày 5 tháng 9 năm 2003, Tòa án Quận Cửu Đài ở tỉnh Cát Lâm đã bí mật xét xử bảy học viên Pháp Luân Công, những người không được phép nói hoặc tự bào chữa. Nếu một học viên cố gắng nói, một cảnh sát sẽ dùng dùi cui điện giật anh ta. Một trong những chiếc răng của Lữ Nhã Xuyên đã bị gãy và tất cả đều bị đa chấn thương do điện giật. Đôi khi, các cảnh sát giật điện họ bằng hai dùi cui điện cùng lúc hoặc dùng dùi cui đánh họ, thậm chí đánh các học viên quá mạnh đến mức gãy xương.

Sáng ngày 12 tháng 9 năm 2005, Tòa án Quận Hưng Long Đài đã xét xử bất hợp pháp học viên Tân Mẫn Đạc. Bằng chứng chống lại ông ấy bao gồm 1.100 đĩa CD, được cho là đã được tìm thấy trong nhà của anh ta, và danh sách những gì bị tịch thu mà ông Tân bị cho là đã ký.

Luật sư hỏi: “Anh đã ký nó?”. Ông Tân trả lời: “Không bao giờ. Tôi chưa bao giờ ký bất cứ điều gì kể từ khi tôi bị bắt bất hợp pháp”.

Sau đó, một sỹ quan cảnh sát đã cung cấp ảnh chụp các đĩa CD mà anh ta khẳng định đã được tìm thấy trong nhà của ông Tân.

Ông Tân phản đối : “Đó là bằng chứng giả mạo. Nhà tôi có sàn lát gạch, trong khi những chiếc đĩa CD này được chất trên một tấm ván sàn gỗ. Chúng không phải từ nhà tôi”.

Cả thẩm phán và cảnh sát đều không trả lời, và ông Tân bị bí mật tuyên án 13 năm tù dựa trên những cáo buộc bịa đặt.

Công lý sẽ được khôi phục

Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, Đồng Bản Quân, cựu giám đốc Đồn Cảnh sát Thị trấn Thanh Hà ở thành phố Tập An thuộc vùng Thông Hóa của tỉnh Cát Lâm, đã theo sát Giang Trạch Dân (cựu lãnh đạo ĐCSTQ) thực hiện cuộc đàn áp Pháp Luân Công .

Ông ta phải chịu trách nhiệm cá nhân về vụ bắt giữ bất hợp pháp ít nhất 12 học viên. Một số người trong số họ bị bắt bớ nhiều lần, gia đình của họ thường xuyên bị quấy rối, và một số bị kết án tù nhiều lần, hoặc thậm chí chết do bị bức hại. Đồng nói với các học viên mà ông ta bắt giữ: “Chúng tao không quan tâm đến bọn mại dâm hoặc các hoạt động bất hợp pháp khác. Chúng tao chỉ bắt những người Pháp Luân Công các ngươi thôi! ”

Một trong những nạn nhân là Quý Huệ Đồng, một sinh viên đại học trẻ vào thời điểm đó. Quý đến Bắc Kinh để đòi công lý cho Pháp Luân Công và bị bắt giữ một cách bất hợp pháp. Đồng đánh Quý bằng cán chổi, nói: “Tao sẽ đánh chết mày! Hôm nay, tao sẽ giết mày! ”

Quý sau đó bị giam giữ tại Trung tâm Giam giữ Tập An, nơi anh chết do bị tra tấn ở tuổi 31. Không lâu sau, cả cha và mẹ anh đều chết vì bệnh tật do mất đi đứa con trai duy nhất của họ.

Bà La Tú Chân đã bị bức hại và buộc phải vô gia cư trong hơn mười năm. Bà cũng bị kết án tù ba lần, tổng cộng là tám năm rưỡi.

Một học viên khác, ông Phác Thanh Văn, đã bị bắt và bỏ tù nhiều lần, khiến hai đứa con nhỏ của ông không được chăm sóc. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã khiến vô số gia đình đau khổ và nhiều người buộc phải sống trong sợ hãi.

Vào năm 2006, giám đốc Đồng phát triển các triệu chứng đau dây thần kinh, và sống với những cơn đau không thể chịu đựng được. Ông đã bị kết án một lần vì bán lại gỗ kiếm lời, và vợ ông mất sớm vì bệnh tật. Vào tháng 6 năm 2021, sau hơn một thập kỷ chống chọi với chứng đau dây thần kinh tọa, Đồng qua đời trong sân nhà một người bạn.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/9/30/432022.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/27/196345.html

Đăng ngày 12-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share