Bài viết của Thấm Vân và Ngôn Minh

[MINH HUỆ 30-03-2019] Ronald Dworkin, một học giả nổi tiếng về luật hiến pháp Hoa Kỳ đã từng nói: “Chúng ta là chủ thể của thể chế pháp luật, những kẻ dối trá với phương pháp và lý tưởng của nó, bị ràng buộc về mặt tinh thần trong khi tranh luận về những gì chúng ta phải làm.”

Được dịch từ thuật ngữ “shofet” trong tiếng Do Thái, từ “thẩm phán” còn có nghĩa là “thước đo”. Cùng với những cơ quan lập pháp và hành chính của chính phủ Hoa Kỳ, cơ quan tư pháp là cột trụ thứ ba giúp ổn định xã hội với luật pháp và trật tự và là nền tảng cơ bản của nền văn minh hiện đại.

Đối với cá nhân, các thẩm phán được đặc cách trao quyền và nghĩa vụ để quyết định cuộc đời của một người. Nhưng trong trường hợp quan trọng hơn liên quan đến số phận hoặc hướng đi trong tương lai của một quốc gia, bất kỳ quyết định nào của người thẩm phán đều sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả người dân tại quốc gia đó.

Một người thẩm phán tốt sẽ giải nghĩa luật pháp đúng như cách mà nó được viết và sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thế lực chính trị hoặc tài chính nào. Nếu các thẩm phán trở nên hủ bại và cúi đầu trước tư lợi hoặc quyền lực, nó thường biểu thị rằng xã hội đã không còn tự do và không tuân theo ý thức trật tự thích hợp nào đáng nói nữa.

Trong lịch sử, khi một đất nước rơi vào tay bạo chúa, các thẩm phán thường bị biến thành công cụ đàn áp để thúc đẩy lợi ích của giai cấp thống trị, từ bỏ nghĩa vụ thiêng liêng của họ là bảo vệ công lý, duy trì sự kiểm soát và cân bằng.

Hãy lấy Trung Quốc làm ví dụ. Sau hơn 70 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền, hầu hết các thẩm phán đã trở thành những con rối của chính phủ. Điều này đặc biệt đúng trong cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 22 năm nay, trong đó các thẩm phán đóng một vai trò chính trong việc kết án các học viên vô tội, những người kiên định vào đức tin của mình.

Trong bộ phim Phán quyết tại Nuremberg, một thẩm phán người Đức đã nói: “Quan niệm tối hậu trong nghề của tôi là – hy sinh nhận thức của bản thân về công lý để tuân theo trật tự của luật pháp – tôi chỉ cần biết luật đó là gì – chứ không cần biết nó có công bằng hay không.” Các thẩm phán ở Trung Quốc ngày nay cũng nói y nguyên như vậy.

Thẩm phán đầu tiên kết án tù các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã chết vì bệnh ung thư phổi.

Vào ngày 12 tháng 11 năm 1999, trường hợp Pháp Luân Công đầu tiên tại Trung Quốc đã được xét xử tại Thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, và chủ toạ là Trần Viên Chiêu của Toà án Trung thẩm thành phố Hải Khẩu. Y đã kết án tù bốn học viên Pháp Luân Công với thời hạn tù từ 2 đến 12 năm. Không lâu sau khi kết án các học viên, Trần đã được Toà án Nhân dân tối cao và La Cán, cựu lãnh đạo Uỷ ban Chính trị và Pháp luật, một cơ quan nằm ngoài vòng pháp luật dùng để giám sát các ngành tư pháp và an ninh tuyên dương.

Theo như chỉ thị của La, Tòa án Hình sự Trung thẩm Thứ nhất Hải Khẩu và Toà án Nhân dân Trung thẩm đã nhận được tuyên dương nhóm hạng hai và Trần nhận được tuyên dương cá nhân hạng hai.

Vào ngày 18 tháng 3 năm 2002, Trần được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi và phải nằm liệt giường. La vẫn ban hành lệnh quảng bá câu chuyện của y với tư cách là thẩm phán đầu tiên đã xử án các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Sau đó Toà án Nhân dân Tối cao đã tôn vinh Trần với danh hiệu “Thẩm phán mẫu mực của Quốc gia”, Toà án Tối cao tỉnh Hải Nam đã trao cho Trần “Tuyên dương cá nhân hạng nhất”, và Uỷ ban Đảng Cộng sản thành phố Hải Khẩu đã công nhận Trần như là một “Đảng viên Cộng sản mẫu mực.”

Nhưng các giải thưởng đã không thể giữ được mạng sống của Trần. Y chết vào ngày 2 tháng 9 năm 2003 ở tuổi 52.

Lời nhắc từ thiên thượng hãy ngừng làm điều sai trái

Trần không phải là thẩm phán duy nhất tại Trung Quốc phải gánh chịu hậu quả vì tham dự vào cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Theo như thông tin mà trang Minh Huệ thu thập được, trong đó công bố những người đi đầu trong cuộc bức hại Pháp Luân Công mỗi ngày trong suốt 21 năm qua, có ít nhất 70 thẩm phán tham dự vào cuộc bức hại Pháp Luân Công đã chết, hầu hết những người này đều chết khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp. Một số người bị sét đánh, một số người chết vì bị ung thư hoặc các loại bệnh khác, một số người bị tai nạn xe hơi, một số người bị ngã chết, và một số người bị bắn chết. Trong một vài trường hợp, ngay cả gia đình họ cũng không thoát khỏi.

Trong nền văn hoá truyền thống Trung Quốc, nhiều người tin rằng việc chết sớm hoặc gặp bất hạnh chính là kết quả của việc làm sai trái của người đó. Báo ứng như vậy được coi là một nhắc nhở từ thiên thượng rằng đừng tiếp tục làm những việc xấu ác nữa.

Những thẩm phán nào đã làm trái với lương tâm và kết tội các học viên Pháp Luân Công không chỉ đang bức hại người tốt, những người chỉ đang cố gắng sống theo nguyên lý Chân – Thiện- Nhẫn. Những phán quyết như vậy còn làm lung lay sự tin tưởng của người dân vào trật tự pháp luật và niềm tin của họ vào Thần, dẫn đến sự trượt dốc đạo đức của toàn xã hội nói chung.

Dưới đây là chi tiết về cái chết của năm thẩm phán Trung Quốc như vậy.

1. Trần Cảnh Cường bị sét đánh chết

Trần Cảnh Cường, cựu phó chánh án của Toà án huyện Khang Bình tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đã bị sét đánh chết trên đường về nhà sau buổi đi câu cá vào ngày 15 tháng 8 năm 2014. Cái chết của y đã xảy ra không lâu sau khi y lợi dụng các mối quan hệ của mình để chỉ phải nhận mức án 3 năm tù treo về tội nhận hối lộ của giới xã hội đen địa phương.

Một tháng trước vụ xử án của Trần, lúc đó y 48 tuổi, cùng với một thẩm phán nữa là Phạm Bân đã kết án hai học viên Pháp Luân Công là bà Vương và ông Lý với mức án lần lượt là 7 năm và 3 năm tù. Phạm Bân đã bị kết án tù trong cùng vụ hối lộ mà Trần đã dùng mối quan hệ để lách luật.

2. Trương Hải Đào chết vì đột quỵ

Năm 2002, Trương Hải Đào, chủ toạ của Toà án quận Kim San Truân tại thành phố Y Xuân, tỉnh Hắc Long Giang, đã kết án tù 21 học viên Pháp Luân Công. Trong đó có ông Tần Nguyệt Minh, người bị kết án tù 10 năm, đã bị bức hại đến chết trong nhà tù Giai Mộc Tư. Bà Phó Quế Xuân và ông Lý Trường Sinh cũng đã qua đời không lâu sau khi được thả vì những hậu quả sau khi bị tra tấn.

Cái chết của họ không hề khiến Trương cảm thấy ăn năn. Vào ngày 18 tháng 6 năm 2009, y lại kết án tù ba học viên nữa với mức án từ 8 đến 11 năm. Một năm sau, Trương kết án tù thêm bốn học viên nữa với mức án từ 3 đến 12 năm và sau đó vào năm 2014, y tiếp tục kết án tù thêm hai học viên nữa với mức án từ 2 đến 4 năm.

Vào ngày 11 tháng 1 năm 2015, Trương ra ngoài đi ăn trưa với bạn. Trong lúc bọn họ đang nói chuyện trong xe, y đột nhiên gục đầu xuống và chết vì đột quỵ.

3. Trần Thuỷ Căn và Đường Thành Cơ chết vì bị tai biến

Chưa đầy một tháng sau khi thẩm phán Trần Thuỷ Căn tại Toà án Thanh Vân Phổ thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây kết án các học viên Pháp Luân Công, gồm ông Trần Hướng Dương 11 năm tù và bà Trương Thục Quân 10 năm tù, y đã ngã quỵ và chết vì xuất huyết não trong giờ giải lao tại phiên toà vào ngày 17 tháng 11 năm 2006. Lúc đó y 50 tuổi.

Vào ngày 7 tháng 12 năm 2006, thẩm phán Đường Thành Cơ tại Toà án huyện Phương Bình, tỉnh Hồ Nam đã ký lệnh tịch thu 60.000 nhân dân tệ tiền tiết kiệm của bà Giang Tiên Diễm. Đầu tháng 2 năm 2007, Đường đã ngã quỵ và chết vì bị tai biến. Lúc đó y 42 tuổi.

4. Cao Thượng Hội chết vì tai nạn xe hơi

Từ năm 2003 đến năm 2006, chánh án Toà án huyện Kê Đông, tỉnh Hắc Long Giang là Cao Thượng Hội đã kết án tù vô số các học viên Pháp Luân Công.

Vào ngày 3 tháng 8 năm 2007, Cao cùng vợ mình cũng là một thẩm phán tại Toà án quận Kê Quan đưa con gái của họ đến Cáp Nhĩ Tân để làm kiểm tra ung thư vú. Trên đường về, một chiếc xe bán tải chở 12 tấn hàng hoá đã đâm vào xe của Cao. Y, vợ của Cao và người tài xế là Vương chết ngay tại chỗ.

5. Vương Phi chết vì ung thư phổi

Vương Phi, chánh án Toà án Trung cấp Nông Bát Sư tại thành phố Thạch Hà Tử, tỉnh Tân Cương, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi vào ngày 8 tháng 9 năm 2007. Y đã chết vào ngày 13 tháng 9, chỉ ba ngày sau khi nhập viện.

Vương đã thông đồng với một viên chức kiểm sát địa phương, để đe doạ cấp dưới của họ bằng bạo lực và dụ dỗ họ bằng những món hời (từ 3.000 đến 10.000 nhân dân tệ cho một vụ về Pháp Luân Công) để bắt ép họ phải xử lý các trường hợp về Pháp Luân Công.

Một lần Vương đã dí súng vào đầu một viên chức cấp dưới và đe doạ anh ấy, y nói rằng anh phải tiếp nhận xử lý các trường hợp về Pháp Luân Công. Viên chức này đã không làm theo lời Vương vì anh biết rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công là bất hợp pháp.

Những thẩm phán khác thì chịu nhận quả báo dưới nhiều hình thức khác nhau như là bị truy tố, cách chức hoặc phạt tiền.

Thẩm phán Thư Bình Hoa thuộc Toà án Trung cấp thành phố Hàm Trữ, tỉnh Hồ Bắc đã bác bỏ tất cả các trường hợp kháng cáo của các học viên Pháp Luân Công. Vào năm 2011, y đã bị sa thải và nhận mức tù giam 11 năm vì nhận hối lộ với mức tiền lên tới 1,2 tỷ nhân dân tệ.

Chỉ hai tháng sau khi Lý , chánh án Toà án quận Tô Gia Đồn, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh nghỉ hưu vào tháng 1 năm 2012, y đã bị truy tố vì tội tham ô và tham nhũng và đã bị bỏ tù.

Khi Lý còn làm việc ở toà án, y đã tích cực tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công và cá nhân y đã kết án một số học viên với các mức án tù dài hạn.

Các thẩm phán tốt bụng bị bức hại

Đối với nhiều thẩm phán Trung Quốc, tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công là một điều tất yếu để theo đuổi sự thăng tiến và quyền lợi trong công việc.

Những ai từ chối tham gia vào cuộc bức hại hoặc những người nào tu luyện Pháp Luân Công sẽ phải đối mặt với sự trả đũa từ chính quyền.

Anh Hoàng Cẩm Xuân là thẩm phán của Bộ Hình sự tại Toà án Trung thẩm ở thành phố Bắc Hải, tỉnh Quảng Tây. Bởi vì anh đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào tháng 9 năm 1999, trưởng phòng Uỷ ban Chính trị và Pháp Luật tại khu tự trị Quảng Tây đã rất thất vọng về anh.

Sau khi anh Hoàng bị bắt tại Bắc Kinh, anh đã được đưa trở lại Bắc Hải và bị tạm giam trong 15 ngày. Toà án đã sa thải anh vào ngày 8 tháng 11 bởi vì anh từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Một tuần sau, vào ngày 15 tháng 11 năm 2001, hai sĩ quan cảnh sát đã bắt ép anh Hoàng vào bệnh viện tâm thần, nói rằng họ đang thi hành mệnh lệnh từ lãnh đạo Văn phòng Công an tỉnh.

Trong bệnh viện, anh bị tiêm một loại thuốc an thần khiến anh cảm thấy buồn ngủ mỗi ngày.

Một thẩm phán khác là Hồ Khánh Vân, người đã khỏi rất nhiều bệnh tật nhờ tu luyện Pháp Luân Công, bao gồm bệnh bạch cầu cấp tính, viêm gan B, viêm gan C và bệnh lao, dù cho có rất nhiều chuyên gia y học đã chẩn đoán rằng anh chỉ còn có thể sống thêm 3 tháng nữa.

Anh Hồ nói rằng y học hiện đại đã không giúp ích gì. Các tế bào ung thư của anh đã tăng từ 30% đến 65% sau khi hoá trị. Anh đã sụt gần 18 kg. Anh đã không thể ăn uống gì và chỉ có thể truyền dịch. Anh luôn cảm thấy đau đớn và không thể cử động.

Vào thời điểm đó, anh đã quyết định dừng hoá trị cùng các biện pháp điều trị khác và tập trung tu luyện Pháp Luân Công. Anh luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công trên giường bệnh. Hai tháng sau, tình trạng của anh đã cải thiện.

Sau khi chính quyền ra lệnh bức hại Pháp Luân Công, anh Hồ, cựu trưởng phòng của Toà án Tối cao tỉnh Quảng Tây, đã nhiều lần viết thư gửi đến các lãnh đạo nhà nước để kể về việc cơ thể đầy bệnh của anh đã được Pháp Luân Công chữa lành như thế nào. Bởi vì vậy nên anh đã bị bắt một lần vào tháng 7 và một lần khác vào tháng 10 năm 1999. Sau đó anh bị kết án tù và không được phép tu luyện Pháp Luân Công. Bệnh bạch cầu của anh tái phát khi anh ở trong tù và anh đã qua đời vào ngày 22 tháng 3 năm 2001 tại bệnh viện Nhà tù Giang Tây.

Trước khi qua đời, anh Hồ đã viết một lá thư ngỏ thúc giục các cơ quan chức năng ngừng bức hại Pháp Luân Công. Anh nói: “Là một người tu luyện, chúng tôi được thụ ích rất nhiều từ pháp môn này. Chúng tôi biết rõ làm thế nào để trở thành một người tốt và có đạo đức, chứ không phải là người chỉ biết mù quáng nghe lời hoặc bị điều khiển bởi người khác, giống như những tuyên truyền bôi nhọ vu khống các học viên Pháp Luân Công của chính quyền.“

Lời kết

Cuộc bức hại Pháp Luân Công đã bước sang năm thứ 22. Dưới sự đàn áp các giá trị phổ quát Chân – Thiện – Nhẫn, chuẩn mực xã hội và đạo đức ở Trung Quốc đã tuột dốc rất nhiều – từ bột sữa chứa chất độc đến “dầu máng xối”, từ bánh nhồi bìa cứng tới vắc-xin giả, chỉ vì tiền tài và danh vọng mà không điều ác nào mà họ không làm.

Trên thực tế, không chỉ sự bại hoại của các thẩm phán đã làm hại xã hội, mà cả các giáo viên và bác sỹ cũng có góp phần trong đó. Khi các giáo viên ở trường học trở thành người phát ngôn cho chính quyền và tiêm nhiễm sự giả dối, thù hận, và tư tưởng đấu tranh giai cấp vào đầu những đứa trẻ, và khi bác sỹ, những người đáng lẽ ra phải cứu sống người khác, thì lại trở thành những kẻ giết người để lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công. Những tổn thất và thiệt hại mà họ gây ra cho xã hội nhìn chung đã quá to lớn để có thể miêu tả hết.

Trước khi chết, Thoả Túc Anh, một thẩm phán tại Toà án huyện Hội Ninh, tỉnh Cam Túc, đã xin lỗi gia đình mình và nói rằng vì cô đã bức hại các học viên Pháp Luân Công nên đã mắc bệnh ung thư, đây chính là quả báo mà cô ta phải nhận.

Trên thực tế, mọi mạng sống đều đáng trân quý. Thần không thật sự muốn trừng phạt con người bằng cách lấy đi mạng sống của họ. Trong hơn 22 năm qua, các học viên Pháp Luân Công đã kiên trì nâng cao nhận thức về cuộc bức hại và cố gắng thuyết phục những kẻ bức hại đừng tiếp tục phạm tội thêm nữa. Họ muốn ngăn chặn những cái chết thương tâm này.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tự quyết định số phận của mình bằng cách lựa chọn đi theo con đường tà ác chống lại nhân loại. Nhưng đối với những ai đang sống dưới chế độ này, Thần vẫn cấp cho họ một cơ hội để lựa chọn con đường cho chính mình – đi theo bước chân của Trần Viên Chiêu hay lựa chọn trở thành một sinh mệnh tự do và thoát khỏi sự kiểm soát của chính quyền cộng sản. Đối với nhân loại mà nói đây là một thời kì lịch sử trọng đại, con đường mà chúng ta lựa chọn sẽ là sự lựa chọn quan trọng nhất đối với mỗi chúng ta.

Bài viết liên quan:

Báo cáo Minh Huệ: 129 trường hợp thẩm phán Trung Quốc bị quả báo vì tham gia bức hại Pháp Luân Công


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/30/384542.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/30/190157.html

Đăng ngày 10-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share