Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 23-09-2021] Vào ngày 8 tháng 5 năm 2021, một biểu ngữ có dòng chữ “Kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13.5” xuất hiện ở khu vực Cô Đảo thuộc mỏ dầu Thắng Lợi, tỉnh Sơn Đông. Khoảng hai tháng sau, những người treo biểu ngữ gồm bà Vương Anh và bà Bạch Hưng Văn bị bắt. Cảnh sát đã lục soát nhà của họ. Ông Lý Long, con trai bà Vương vốn không tu luyện Pháp Luân Công cũng bị bắt giam vì ủng hộ mẹ mình tu luyện.
Pháp Luân Đại Pháp còn được gọi là Pháp Luân Công, là một môn tu luyện bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại từ năm 1999 đến nay.
Bị giam giữ hơn 24 giờ
Lúc 7 giờ sáng ngày 15 tháng 7 năm 2021, khoảng 11 cảnh sát đột nhập vào nhà ông Lý mà không xuất trình bất kỳ giấy tờ tùy thân hay lệnh khám xét nào. Trong khi bốn người giữ ông Lý ngồi trên ghế thì có hai người bắt bà Vương và đưa đi.
Trương Thụy, một cảnh sát đeo găng tay và khám xét căn hộ. Ông Lý yêu cầu anh ta xuất trình lệnh khám xét và Trương lấy ra “Giấy chứng nhận khám xét” để chứng minh, trên đó trích dẫn Điều 87 Luật Xử phạt Hành chính Công an của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Ông Lý nói: “Theo tôi biết, Điều 87 chỉ dành cho việc khám xét những nơi công cộng. Nếu muốn khám xét nhà riêng thì anh phải có lệnh khám xét; nếu không, những gì anh đang làm là bất hợp pháp”. Trương Thụy đột nhiên tức giận và ra lệnh cho ba cảnh sát còng tay ông Lý.
Cảnh sát lục soát từng phòng và mỗi phòng đều có ghi hình ông Lý như thể ông cho phép họ làm vậy. Họ đặt những vật dụng bị tịch thu bao gồm hai cuốn sách Pháp Luân Công, một máy vi tính, một ổ cứng rời, một máy MP3, một túi xách, hai chiếc điện thoại và sáu ổ đĩa flash vào trong một cái hộp có nhãn “Hộp bằng chứng”. Họ còn tịch thu chìa khóa nhà và chìa khóa xe hơi, đồng thời lục soát xe ông Lý trước khi bắt ông đến Đồn Cảnh sát Hải Tân.
Ông Lý bị bắt ngồi trên một chiếc ghế sắt và bị lấy mẫu tóc, mẫu máu. Sau khi cuộc thẩm vấn, ông Lý từ chối ký vào biên bản, ông nói: “Nội dung không đầy đủ và một số lời của tôi đã không được đưa vào”. Vương Đức Sinh nói rằng ông ký hay không cũng không quan trọng
Sau đó ông Lý bị đưa đến một căn phòng bằng kính và bị giam giữ ở đó cho đến sáng hôm sau. Vương Đức Sinh cố gắng bắt ông Lý ký vào biên bản thẩm vấn một lần nữa. Khi ông Lý yêu cầu được trả lại đồ đạc, cảnh sát đe dọa sẽ bắt giữ ông nếu như còn dám hỏi lần nữa.
Không lâu sau, ông Lý và bà Vương được thả ra.
Bị giam và thẩm vấn một lần nữa
Khoảng một tháng sau, vào ngày 25 tháng 8, cảnh sát lại sách nhiễu bà Vương và con trai. Mã Ngọc Cường từ Đồn Cảnh sát Triều Dương đã bắt cóc bà Vương từ nơi làm việc đến đồn cảnh sát. Bốn cảnh sát khác cũng đến công ty Điện lực Đông Lợi, nơi ông Lý làm việc và cố bắt ông nhưng quản lý của ông đã ngăn họ lại.
Hai ngày sau, khi ông Lý đang làm việc tại một công trường xây dựng, cảnh sát tên Nhâm An Viễn đến ra lệnh cho ông đi về đồn cảnh sát. Ông Lý yêu cầu được biết cơ sở pháp lý. Nhâm An Viễn rút ra một giấy chứng nhận có đóng dấu của Đồn Cảnh sát Triều Dương nhưng không cho phép ông Lý chụp hình lại.
Ông Lý bị Nhâm An Viễn, Tống Minh Hiên, Mã Ngọc Cường và Lý Hồng Quân đưa về Đồn Cảnh sát Triều Dương. Tống Minh Hiên lục soát người ông, tịch thu chìa khóa rồi đưa ông vào phòng thẩm vấn. Ông Lý từ chối ngồi ghế sắt vì ông không phải là tội phạm.
Nhâm An Viễn nói rằng vụ án của ông Lý chỉ là vi phạm hành chính không phải án hình sự nhưng không cho ông biết điều luật số mấy. Ông ta nói với ông Lý: “Ông không biết ngày 15 tháng 5 là gì sao? Ông nên biết việc ông làm.” Ông Lý yêu cầu có một thanh tra cảnh sát để giám sát cuộc thẩm vấn và gọi cho luật sư của ông nhưng bị bác bỏ. Tống Minh Hiên cũng phớt lờ yêu cầu của ông Lý cho ông biết ông vi phạm điều luật gì.
Một lần nữa, ông Lý lại được yêu cầu ký vào biên bản thẩm vấn. Ông phát hiện nội dung biên bản không phải là những gì ông đã nói. Ông chất vấn Tống Minh Hiên đã ngụy tạo biên bản. Tống đáp trả rằng ông ta có quyền lựa chọn điều gì cần ghi và điều gì không cần ghi. Ông Lý từ chối ký biên bản. Ông được cho ra về lúc nửa đêm.
Mạnh mẽ ủng hộ mẹ tu luyện Pháp Luân Công
Từ nhỏ ông Lý đã ủng hộ mẹ mình tu luyện Pháp Luân Công. Bà Vương bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công khi ở độ tuổi 30. Vào thời điểm đó, bà bị mắc nhiều bệnh như suy nhược thần kinh nặng, các vấn đề về mắt, dạ dày, thận và ruột. Bà cũng bị thiếu máu, huyết áp thấp và thấp khớp. Bị dày vò bởi những căn bệnh quái ác, bà rất yếu và hầu như không thể làm việc nhà.
Chỉ hai tháng sau khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, tất cả các căn bệnh của bà đều biến mất. Bà không chỉ lấy lại được sức khỏe mà còn cả niềm hy vọng. Sau khi chồng bà qua đời, bà tự mình nuôi dạy đứa con trai. Ông Lý rất cảm kích đối với Pháp Luân Công sau khi chứng kiến sự thay đổi đáng kể của mẹ mình.
Từ khi ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, bà Vương nhiều lần bị bắt, giam giữ và bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức chỉ vì bà thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công hay giúp mọi người nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Khi bà Vương bị giam giữ, ông Lý lúc đó còn nhỏ mà phải ở một mình và tự lo cho bản thân.
Vì thắc mắc tại sao mẹ mình bị bức hại chỉ vì làm người tốt nên sau khi lớn lên ông Lý đã nghiên cứu nhiều về luật pháp Trung Quốc và phát hiện ra rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào. Kể từ đó, ông Lý luôn vững tin và ủng hộ mẹ mình.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/9/23/431796.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/21/196254.html
Đăng ngày 14-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.