Bài viết của Hà Bình, phóng viên báo Minh Huệ tại Thụy Điển
[MINH HUỆ 04-11-2021] Ngày 30 và 31 tháng 10 năm 2021, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã được mời tham gia Triển lãm Hài hòa (Harmony Expo), diễn ra tại Solna, một đô thị thuộc Quận Stockholm, Thụy Điển. Triển lãm đã quy tụ hơn 300 gian hàng, và nhiều người đã dừng chân tại quầy của Pháp Luân Đại Pháp để học các bài công pháp. Một số người nhận xét, “Môn tu luyện này trông thật bình yên và tĩnh lặng”, “Môn tu luyện này tràn đầy năng lượng tích cực” và “Môn tu luyện này thực sự tuyệt vời.”
Các học viên đã giới thiệu tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp và biểu diễn năm bài công pháp cho dòng khách tham quan bất tận. Tiếng nhạc trầm lắng cùng những động tác chậm rãi, nhẹ nhàng đã thu hút nhiều người muốn tìm hiểu thêm về môn tu luyện này.
Các học viên biểu diễn bài công pháp thứ hai của Pháp Luân Đại Pháp tại Triển lãm Harmony ở Stockholm.
Các học viên giới thiệu tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn” của Pháp Luân Đại Pháp cho những người tham dự triển lãm.
Mọi người học bài công pháp thứ năm của Pháp Luân Đại Pháp, bài tọa thiền.
Người tham dự háo hức đăng ký các lớp học trực tuyến
Một số người đứng đối diện với các học viên khi họ biểu diễn các bài công pháp cho biết họ cảm nhận được một trường năng lượng tích cực. Nhiều người nói rằng bầu không khí yên tĩnh và thanh bình khiến họ cảm thấy bình yên và thanh thản. Một số người cho biết môn tu luyện này thật phi thường và họ muốn học ngay lập tức. Sau khi học các bài công pháp, họ muốn biết thêm về Pháp Luân Đại Pháp. Các học viên nói với họ rằng có một trang web của Pháp Luân Đại Pháp bằng tiếng Thụy Điển (www.falungong.se), nơi họ có thể đăng ký các lớp học trực tuyến, và nhiều người đã háo hức đăng ký.
Cô Linda đến từ Uppsala, Thụy Điển, đã đăng ký các lớp học trực tuyến ngay khi biết về chúng. Cô nói, “Tôi thực sự thích văn hóa Trung Hoa truyền thống. Tôi muốn tìm hiểu thêm về môn tu luyện này.” Cô Linda không thể chờ đợi cho đến khi được người học viên dạy cô các bài công pháp. Cô đã học tất cả năm bài công pháp trong khi được học viên chỉnh sửa động tác tay cho cô. Người học viên này cũng đã đưa cho cô Linda số điện thoại liên lạc của một học viên khác ở Uppsala. Cô Linda rất vui và nói rằng cô sẽ liên hệ điểm luyện công địa phương để bắt đầu luyện các bài công pháp.
Sau khi đăng ký các lớp học trực tuyến, một người đàn ông Thụy Điển ở tuổi trung niên cho biết: “Tôi biết đây là một môn tu luyện rất tốt và nhiều người trên thế giới đang thực hành nó. Tôi đã ở Trung Quốc vào đầu năm 1999 và đã thấy nhiều người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trong các công viên. Thực ra tôi đã thực hành môn tu luyện này một thời gian ngắn nhưng sau đó đã dừng lại vì công việc bận rộn. Điều đó thật đáng tiếc.” Ông cho biết ông sẽ quyết tâm tu luyện trở lại.
Nhiều thanh niên Thụy Điển đã dừng chân để xem các học viên biểu diễn các bài công pháp. Một người trong số họ nhận xét: “Các học viên Pháp Luân Đại Pháp dường như không bị phân tâm bởi sự ồn ào náo nhiệt. Điều này không dễ gì đạt được.” Các ý kiến khác cho rằng Pháp Luân Đại Pháp là phi thường và một số người cho biết họ cảm nhận được một luồng năng lượng tuyệt vời.
Người tham dự ký bản kiến nghị nhằm chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc
Sau khi học các bài công pháp tại triển lãm, anh Martin cho biết , “Tôi không thể tin rằng tôi cảm thấy tuyệt vời như thế nào sau khi chỉ luyện một vài động tác đơn giản.” Một học viên nói với anh Martin rằng các học viên chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống, cố gắng quan tâm đến người khác và nhìn vào bên trong để tìm ra thiếu sót của bản thân thay vì đổ lỗi cho người khác trong các mâu thuẫn.
Anh Martin đồng ý và cho biết nguyên ký này thật tuyệt vời. Khi biết về cuộc bức hại và tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng của chế độ cộng sản Trung Quốc đới với các học viên Pháp Luân Đại Pháp, anh đã vô cùng bất bình. Anh không chỉ ký vào bản kiến nghị nhằm chấm dứt cuộc bức hại mà còn khích lệ người bạn của mình từ Thổ Nhĩ Kỳ cùng ký. Cả hai đều cho biết họ ủng hộ những nỗ lực của các học viên và muốn làm những gì có thể để trợ giúp.
Người bạn của anh Martin nói thông thạo tiếng Thụy Điển. Cô cho biết các động tác luyện công rất đẹp và phi thường. Cô chia sẻ, “Cơ thể tôi cảm thấy vô cùng thoải mái khi tôi luyện công cùng các bạn. Cảm giác thật tuyệt vời và không từ ngữ nào có thể diễn tả được cảm giác của tôi.”
Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì?
Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) được Đại sư Lý Hồng Chí lần đầu truyền xuất ra công chúng vào năm 1992 tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Tới nay, môn tu luyện tâm linh này đã truyền rộng đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn cùng năm bài công pháp nhẹ nhàng, môn tu luyện đã được hàng triệu người đón nhận và bước vào tu luyện, họ đều được trải nghiệm sự đề cao cả về sức khỏe lẫn tinh thần.
Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), coi sự phổ biến ngày càng mạnh mẽ của môn tu luyện này là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng, nên đã ban hành lệnh cấm vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.
Trang Minghui.org đã xác nhận hàng nghìn học viên đã mất mạng trong 22 năm qua vì bị bức hại. Con số thực tế được cho là còn cao hơn nhiều. Nhiều người hơn nữa đã bị cầm tù và tra tấn vì đức tin của họ.
Có bằng chứng cụ thể cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại các học viên bị giam cầm để thu hoạch nội tạng của họ và cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức ngoài vòng pháp luật có quyền vượt trên cả hệ thống cảnh sát và tư pháp, và có chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/4/433242.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/11/7/196485.html
Đăng ngày 08-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.