[MINH HUỆ 19-08-2021] Bắt đầu từ ngày 14/7/2021, các học viên Pháp Luân Công tại 37 nước đã đệ trình lên chính phủ nước sở tại danh sách mới nhất các thủ phạm liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công, yêu cầu các biện pháp trừng phạt đối với những kẻ vi phạm nhân quyền, bao gồm từ chối nhập cảnh vào các quốc gia tương ứng và đóng băng tài sản ở hải ngoại.
Trong danh sách năm nay có tên Vương Mậu Lâm.
Thông tin về kẻ bức hại
Kẻ bức hại: Vương Mậu Lâm
Giới tính: Nam
Quốc tịch: Trung Quốc
Ngày tháng năm sinh: Tháng 12/1934
Nơi sinh: Huyện Khải Đông, tỉnh Giang Tô
Chức vụ:
Tháng 9/1998 – Tháng 10/2002: Phó trưởng ban tuyên giáo Trung ương và Nhóm Công tác tư tưởng
Tháng 6/1999 – Tháng 9/2001: Thành viên của Nhóm Xử lý các vấn đề Pháp Luân Công, Chủ nhiệm văn phòng Nhóm chỉ huy xử lý các vấn đề Pháp Luân Công (Phòng 610 Trung ương)
Tội ác chính:
Vào ngày 10/6/1999, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thành lập một tổ chức nhằm đàn áp Pháp Luân Công. Tên chính thức của cơ quan này là “Nhóm chỉ huy xử lý các vấn đề Pháp Luân Công“ và văn phòng có tên là “Văn phòng Nhóm chỉ huy giải quyết các vấn đề Pháp Luân Công”, sau này được biết với cái tên là “Phòng 610” dựa trên ngày thành lập. Vương Mậu Lâm là giám đốc đầu tiên của Phòng 610. Ông ta giám sát các hoạt động hàng ngày trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc. Sau khi chính quyền Giang Trạch Dân khởi xướng đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, Phòng 610 được thành lập tại tất cả các cấp của chính phủ. Phòng 610 – cơ quan kiểm soát hệ thống hệ thống tư pháp, Đảng và các cơ quan chính phủ các cấp, đã dàn dựng cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công.
Để có được sự ủng hộ từ quần chúng, nhân viên Phòng 610 đã kích động nhân dân thù ghét Pháp Luân Công bằng cách vu khống và bôi nhọ môn tu luyện này. Nhiều học viên Pháp Luân Công thường xuyên bị thương, tàn tật và bị giết chết. Theo thống kê hiện có, 4.476 học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết, trong đó có 740 người bị giết chết vào cuối năm 2001. Là giám đốc đầu tiên của Phòng 610, Vương Mậu Lâm đã xây dựng và thực hiện tất cả chính sách, chương trình và hành động bức hại, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc bức hại Pháp Luân Công sau đó tại Trung Quốc. Tội ác của ông ta là không thể phủ nhận.
Các hành vi hình sự cụ thể
1. Vu khống Pháp Luân Công, kích động thù hận
Vào ngày 29/1/2000, Ban tuyên giáo Trung ương và các ban ngành khác đã tổ chức một hội nghị truyền hình toàn quốc nhằm thực hiện “Chiến dịch phòng chống tội phạm năm 2000.” Vương Mậu Lâm, người lãnh đạo chiến dịch, đã đề cập trong cuộc họp rằng ông ta muốn cán bộ của tất cả chính quyền địa phương phải kiên quyết thực hiện “Kế hoạch hành động“ của ông ta và tịch thu tất cả ấn phẩm của Pháp Luân Công.
Vương Mậu Lâm đã đến thăm Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia vào đầu tháng 7/2000. Ở đó ông ta đã tuyên dương Trại giam Nữ số 2 vì “thành tích xuất sắc” trong nỗ lực bức hại học viên Pháp Luân Công. Ông ta đã báo cáo chi tiết cho Giang Trạch Dân. Sau đó Giang đã phân bổ một quỹ đặc biệt trị giá 6 triệu nhân dân tệ để xây dựng “Cơ sở‘ Chuyển hoá ’Giáo dục Tư tưởng Mã Tam Gia.”
Quản giáo Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia đã lột quần áo của 18 nữ học viên và ném họ vào các phòng giam nam. Họ đã bị các tù nhân nam cưỡng hiếp. Vì sử dụng các thủ đoạn tàn bạo đối với các học viên, Mã Tam Gia trở hành hình mẫu cho tất cả các cơ sở có nhiệm vụ “chuyển hoá” các học viên Pháp Luân Công. Nhân viên Phòng 610 trên khắp đất nước đã đến để học tập cách tra tấn tại Mã Tam Gia.
Vương Mậu Linh và những người khác đã tham gia một buổi lễ vào ngày 6/2/2001 để phát động “Hành động chống tà giáo cộng đồng thanh niên văn minh quốc gia“. Vào hôm đó, Ủy ban Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản trên gần 1.000 cộng đồng ở 100 thành phố đã bắt đầu một nỗ lực phối hợp bôi nhọ Pháp Luân Công. Hơn 500 ngàn áp phích tuyên truyền vu khống Pháp Luân Công được dán lên. Hơn 10 triệu đầu tài liệu tuyên truyền phỉ báng được phân phát. Hơn 200 hoạt động chống Pháp Luân Công được thực hiện và hơn 8 triệu thanh niên được khuyến khích tham gia.
Vào tháng 2/2001, Thời báo Bắc Kinh (Beijing Press) đã xuất bản một quyển sách mới có tên “Từ chối tà giáo trong trường học.” Vương Mậu Lâm đã viết lời tựa của quyển sách, vu khống Pháp Luân Công và khuyến khích sinh viên phản đối và tránh xa Pháp Luân Công.”
Vào ngày 26/2/2001, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, một hội nghị về hành động xóa sổ Pháp Luân Công được tổ chức bởi Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, Phòng 610 và các ban ngành khác. Vương Mậu Lâm đã tham dự với tư cách là giám đốc Phòng 610 Trung ương. Ba ngàn đại diện các cơ quan chính phủ và công an “gương mẫu” cũng đã tham gia. Tô Cảnh, giám đốc Trại giam Nữ số 2 thuộc Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia đã nói về kinh nghiệm của bà ta để “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công (buộc họ từ bỏ đức tin của mình.)
Vào ngày 21/3/2001, Vương Mậu Lâm đã viết lời tựa cho quyển sách “Pháp Luân Công và tà giáo” được biên soạn bởi những người gọi là “người tôn giáo”, các chuyên gia và học giả tôn giáo. Vương Mậu Lâm mạnh mẽ vu khống Nhà sáng lập Pháp Luân Công và các nguyên lý tu luyện của Pháp Luân Công. Ông ta tuyên bố rằng quyển sách này là “một kiệt tác“ tấn công Pháp Luân Công mặc dù nội dung của nó hoàn toàn trái ngược với sự thật.
Vương Mậu Lâm đã phát biểu tại một cuộc họp báo vào tháng 5/2001 về số báo đặc biệt “Thần lực chiến đấu”. Ông ta đã dán nhãn số báo đặc biệt vu khống Pháp Luân Công này là “một ấn phẩm rất quan trọng“ trong cuộc chiến chống lại Pháp Luân Công.
Vào ngày 16/7/2001, một cuộc triển lãm lớn tại Bảo tàng Quân đội Cách mạng Trung Quốc tại Bắc Kinh với tựa đề “Chống tà giáo, Ủng hộ văn minh” được tổ chức bởi Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Văn minh Trung ương, Phòng 610 Trung ương, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Vương Mậu Lâm đã chủ trì lễ khai mạc triển lãm, trong đó đã cố trình bày một lượng lớn “sự thật“ bịa đặt nhằm lừa dối công chúng và kích động thù hận đối với Pháp Luân Công, liên hệ Pháp Luân Công với các tà giáo lớn trên thế giới, và phê chuẩn cuộc đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ đối với học viên Pháp Luân Công. Mục tiêu cơ bản là loại bỏ Pháp Luân Công.
Vào ngày 30/11/2001, Thành uỷ và chính quyền thành phố Bắc Kinh đã tổ chức hội nghị “công nhận” hành động để bài trừ Pháp Luân Công. Tại hội nghị, 200 tổ chức thực hiện “chuyển hoá giáo dục“ (hay còn gọi là “tẩy não cưỡng bức) và 507 cá nhân thuộc các tổ chức này đã được vinh danh. Vương Mậu Lâm cũng tham dự hội nghị.
Vương Bác, học viên Pháp Luân Công, là một cựu sinh viên Nhạc viện Trung ương. Cô đã đến Bắc Kinh vào tháng 4/2001 để thỉnh nguyện quyền tu luyện Pháp Luân Công. Cô đã bị bắt và bị tống giam vào Trại lao động nữ Tây An Bắc Kinh. Ở đó cô đã bị tra tấn và tẩy não dã man. Vào tháng 3/2002, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tân Hoa Xã, đài truyền hình CCTV và Phòng 610 tại thành phố của cô đã phỏng vấn gia đình của Vương Bác bằng những câu hỏi lừa dối. Vào ngày 8/4/2002, chương trình “Phỏng vấn Tiêu điểm” trên đài truyền hình quốc gia CCTV đã phát sóng buổi phỏng vấn đã được chỉnh sửa, hoàn toàn bịa đặt để làm mất uy tín của Pháp Luân Công. Sau đó, Tân Hoa Xã và các cơ quan truyền thông khác đã phát lại tin giả mạo này, gây ảnh hưởng rất xấu đối với công chúng. Với tư cách là cựu giám đốc Phòng 610, Vương Mậu Lâm phải chịu trách chịu không thể chối cãi vì đã gây ra cuộc bức hại cô Vương Bác và sự thù hận của công chúng đối với Pháp Luân Công.
2. Dàn dựng vụ “tự thiêu“ ở Thiên An Môn
Chiều ngày 23/1/2001, Giang Trạch Dân và Phòng 610 đã dàn dựng “Vụ tự thiêu ở Thiên An Môn” đã lừa dối người dân khắp thế giới. 5 người được gọi là học viên Pháp Luân Công được cho là đã “tự thiêu“ tại Quảng trường Thiên An Môn. CCTV, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đã tường thuật vụ việc bịa đặt trên truyền hình vào khung giờ vàng.
Sau đó, ĐCSTQ đã sử dụng sự kiện dàn dựng này làm cái cớ nổi bật để đàn áp Pháp Luân Công, dẫn đến chiến dịch đàn áp chính trị lớn nhất kể từ sau Đại Cách mạng Văn hoá. Nhân viên Phòng 610 cũng sử dụng nó làm tiền lệ để tăng cường bức hại học viên Pháp Luân Công. Theo thống kê, số học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết tăng từ 173 người (tổng số từ 18 tháng trước vụ dàn dựng tự thiêu) đến 881 người (tổng số trong 36 tháng sau vụ dàn dựng).
3. Những học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết
Khi còn là giám đốc Phòng 610 của Ủy ban Trung ương, Vương Mậu Lâm chịu trách nhiệm trực tiếp đối với cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc trong nhiệm kỳ của ông ta. Theo thông tin từ Minh Huệ, tháng 12/2001, 740 học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết.
Cụ thể 4 trường hợp sau đây:
Vào 22/4/2000, tạp chí Wall Street Journal đã đăng bài tường thuật của phóng viên Ian Johnson: “Tu luyện Pháp Luân Công là một quyền lợi, bà Trần đã nói lời cuối cùng của mình”. Bài báo nói về việc bà Trần Tử Tú, một học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết như thế nào.
Bà Trần Tử Tú, 59 tuổi, sống tại quận Duy Thành thành phố Duy Phường. Bà bị nhân viên chính quyền bắt vào ngày 16/2/2000. Chiều hôm sau, bà bị đưa đến “Trung tâm Giám sát và ‘Chuyển hóa’ Pháp Luân Công” trên đường Thành Quan. Bà bị đánh gãy cẳng chân, bàn chân và lưng bằng dùi cui nhựa và điện. Họ không ngừng la mắng và yêu cầu bà từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Bà luôn luôn từ chối. Vào sáng ngày 20/2/2000, bà Trần đã gần kề với cái chết, bị buộc phải bò trong tuyết. Hai ngày chịu đựng tra tấn đã làm chân bà bị thương nghiêm trọng. Bà bị nôn mửa, ngất xỉu và không bao giờ tỉnh lại. Bà qua đời vào lúc 9 giờ sáng ngày 21/2.
Bà Triệu Hân, sinh ngày 28/6/1968, giảng viên khoa Kinh tế trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Bắc Kinh (tiền thân là trường Kinh doanh Bắc Kinh). Vào ngày 19/6/2000, trong khi đang tập Pháp Luân Công tại một công viên, bà đã bị công an bắt đi và sau đó đã chuyển đến Trung tâm giam giữ thuộc Sở Công an Hải Điện. Chỉ trong 3 ngày, bà đã bị đánh đập nặng nề đến nỗi bà bị gãy xương cổ. Bà qua đời vào tối ngày 11/12 ở tuổi 32.
Cô Chu Tùng Nhuệ, một học viên Pháp Luân Công 19 tuổi. Vào ngày 1/13/2000, cô đã đi đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và bị bắt tại Quảng trường Thiên An Môn. Cô đã chết tại nhà tù Hải Điện Bắc Kinh vào ngày 13/12. Công an thông báo cô chết do tuyệt thực và mất nước. Tuy nhiên khám nghiệm tử thi cho thấy cô bị chảy máu khắp mặt, mũi bị sụp xuống. Khuôn mặt của cô bị thương đến nỗi trông cô không giống như một người bình thường. Ông của cô Chu đã đến Bắc Kinh nhận xác của cô. Khi ông nhìn thấy khuôn mặt biến dạng của cô, ông đã mất bình tĩnh và khóc lớn khi ông ôm lấy xác của cô cháu gái.
Vào ngày 9/4/2001, cô Lý Mai, 33 tuổi bị nhân viên chính quyền thị trấn Long Vượng Trang, huyện Lai Dương, tỉnh Sơn Đông, đưa đến một trung tâm tẩy não. Khi cô Lý từ chối từ bỏ đức tin của mình vào Pháp Luân Công, một số công nhân ở đó đã đánh đập cô và làm cô bị gãy xương sống dẫn đến liệt hai chân.
Cô đã được đưa đến bệnh viện, nhưng nhân viên chính quyền từ chối trả viện phí cho cô. Cô Lý chết trong bệnh viện vào ngày 28/5. Để che giấu tội ác, nhân viên chính quyền buộc gia đình cô ký xác nhận rằng chính quyền huyện không chịu trách nhiệm cho cái chết của cô Lý Mai. Nhân viên chính quyền cũng đã lấy đi tất cả hình ảnh của cô Lý Mai ở nhà cô.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/19/429753.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/article/2021/8/22/194746.html
Đăng ngày 10-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.