[MINH HUỆ 07-08-2021] Ngày 2 tháng 8 năm 2004, chuyên mục “Tiếp cận Khoa học” của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã đưa tin về một tảng đá bí ẩn khổng lồ, được phát hiện ở huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu, có chiều rộng khoảng 7 mét, cao 3 mét.

Trên mặt tảng đá có sáu chữ Hán được khắc nổi rõ ràng: “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong”. Riêng chữ “ vong” trông đặc biệt lớn và nổi bật.

83411301693fdd1c687a5d09dcd5de78.jpg

“Tàng tự thạch” được phát hiện ở huyện Bình Đường, Tỉnh Quý Châu, Trung Quốc

Tảng đá lần đầu tiên được phát hiện vào tháng 6 năm 2002 bởi Vương Quốc Phú, một bí thư thôn vào thời điểm đó. Ông tham gia dọn dẹp sau buổi Triễn lãm Nhiếp ảnh Quốc tế Đô Quân được tổ chức gần đó.

Địa điểm phát hiện ra tảng đá là khu vực còn hoang sơ, bị cô lập và không có dấu vết con người trong nhiều thế kỷ qua.

Ba lần khảo sát của các chuyên gia địa chất

Các chuyên gia từ Đại học Công nghệ Quý Châu đã đến khảo sát vào ngày 13 tháng 8 năm 2003. Kết quả kiểm tra địa chất cho thấy tảng đá hình thành từ đá vôi xám vào giữa kỷ Permi (khoảng 270 triệu năm trước). Các hóa thạch vỏ sò và sinh vật được tìm thấy trong lớp trầm tích. Theo thời gian, một số hóa thạch sinh vật đã lộ ra trong khi đá vôi bị phong hóa.

Các chuyên gia tham gia cuộc khảo sát từ Trường Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường (nay là Trường Cao đẳng Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường) thuộc Đại học Công nghệ Quý Châu đã dựng một tấm bia trước “tàng tự thạch” (tảng đá khắc chữ). Trên tấm bia có khắc kết luận khảo sát của họ, trong đó nêu rõ: “Không có dấu hiệu của việc chạm khắc, tạo hình hay nhân tạo. Đây là một hiện tượng tự nhiên. Thành phần khoáng chất của các chữ là can-xít, có thành phần hóa học là canxi cacbonat (CaCO3)… ”

d2b9733f05296902063a86e92ebe37c8.jpg

Tấm bia ghi kết quả khảo sát từ các chuyên gia của Đại học Công nghệ Quý Châu

Ngày 2 tháng 9 năm 2003, các chuyên gia của Cục Địa chất và Thăm dò và Phát triển Khoáng sản của tỉnh Quý Châu cũng đến kiểm tra. Trong báo cáo trình chính quyền tỉnh, họ cũng kết luận rằng tảng đá này là sản phẩm của tự nhiên, được hình thành qua quá trình biến đổi địa chất, và các chữ Hán là kết quả của sự sắp xếp ngẫu nhiên các hóa thạch bọt biển. Không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào của việc chạm khắc, tạo hình, dán hay trám nhân tạo xung quanh các ký tự trên tảng đá.

Kết luận của họ gần như giống với phát hiện và kết luận của Đại học Công nghệ Quý Châu.

Khi tin tức về “tàng tự thạch” được lan truyền rộng rãi, một số người bắt đầu nghi ngờ về kết quả khảo sát cấp tỉnh.

Vì vậy, ba tháng sau, một đoàn khảo sát khác đã được thành lập theo chỉ thị của Ủy ban Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và chính quyền huyện Bình Đường. Đoàn gồm 15 nhà địa chất học nổi tiếng, trong đó có ông Lý Đình Đống (李廷栋), Phó Giám đốc Học viện Khoa học Địa Chất Trung Quốc; ông Lưu Bảo Quân (刘宝珺), nhà địa chất học trứ danh của Học viện Khoa học Trung Quốc; ông Lý Phượng Lân (李凤麟), Giáo sư Đại học Khoa học Địa lý Trung Quốc, cán bộ của Công viên Địa chất Quốc gia thuộc Bộ Tài nguyên Đất Quốc gia, cũng là chuyên gia cổ sinh vật học. Họ đã tiến vào Thung lũng Chưởng Bố và thực hiện một cuộc điều tra tỉ mỉ từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 12 năm 2003.

Thống nhất kết luận : Không có dấu hiệu nhân tạo

Các chuyên gia trong đoàn khảo sát sau cùng nhất trí rằng các chữ Hán trên “tàng tự thạch” thuộc kỷ địa chất Permi, cách đây khoảng 270 triệu năm.

Mặc dù xác suất các ký tự được sắp xếp đồng đều như vậy là cực kỳ thấp, nhưng nó vẫn có thể giải thích được bằng khoa học địa chất, đặc biệt là địa chất trầm tích. Tuy nhiên, cuộc khảo sát cũng không thể tìm thấy bất kỳ dấu hiệu can thiệp nào của con người trên “tàng tự thạch”.

Theo đánh giá, tảng đá này rơi xuống đất từ một vách đá ở thung lũng Chưởng Bố và tách đôi từ 500 năm trước. Từ đó nó vẫn nằm yên lặng trong vùng đất hoang sơ thuộc huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu.

f9dc61a1b7d1dcc9299084f53de31944.jpg

f7df4e149ecda9547ca83ddea064defa.jpg

Tảng đá tách đôi, tạo thành khoảng cách đủ rộng cho hai người.

Nhà địa chất học Lưu Bảo Quân (刘宝珺) cho biết, “Những gì chúng ta nhìn thấy ở huyện Bình Đường có thể được giải thích từ quan điểm khoa học, nhưng xác suất xảy ra hiện tượng này là cực kỳ thấp, cực kỳ hiếm gặp, ngay cả với các chuyên gia. Vì vậy, chúng ta cần phải bảo tồn, nghiên cứu, và tận dụng hòn đá này.”

Tất Khổng Chương (毕孔彰), giáo sư tại Bộ Đất đai và Tài nguyên, cho biết “Nhóm khảo sát của chúng tôi bao gồm các chuyên gia về địa chất khu vực, địa tầng, địa hóa học, cổ sinh vật học, địa chất cấu trúc, chuyên gia công viên quốc gia, chuyên gia quy hoạch và các giáo sư và học giả nổi tiếng. Do đó, chúng tôi có thể đảm bảo tính toàn diện và toàn vẹn của cuộc điều tra này.”

Hàng trăm hãng thông tấn đã đưa tin về các cuộc khảo sát

Các phóng viên từ hơn 20 hãng thông tấn, như Nhân dân Nhật báo, CCTV, Quang Minh Nhật báo, Khoa kỹ Nhật báo, Vệ tinh Du lịch & và Đài Truyền hình Quốc tế Trung Quốc đã đưa tin về phát hiện trên. Hơn 100 tờ báo khác, cùng các đài truyền hình và các website đã đăng lại tin về cuộc khảo sát khoa học này, chẳng hạn như Nhân dân Nhật báo online, Sina.com, Dongfang.com, Sohu.com, Yahoo.com, and Xinhua.com.

Nhóm sản xuất từ ​​chương trình “tiếp cận Khoa học” của CCTV đã đến thăm huyện Bình Đường từ ngày 22 đến ngày 25 tháng 6 năm 2004 và thực hiện một chương trình đặc biệt có tựa đề “Tiết lộ bí mật của “tàng tự thạch”, phát sóng vào ngày 2 tháng 8. Chương trình này đã được phát sóng nhiều lần trên CCTV.

Tảng đá này đã trở nên nổi tiếng, thu hút rất nhiều du khách, đến mức sau đó nó được bảo vệ bằng kính chống đạn.

3f58a7933474fad708710a36796c517c.jpg

Vé vào cửa Công viên quốc gia thôn Chưởng Bố, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu, có hình ảnh “tàng tự thạch”

Chữ thứ sáu “vong” bị xóa khỏi các bản tin của Trung Quốc

Tuy nhiên, trên tất cả các phương tiện truyền thông của Trung Quốc, không một tờ báo nào dám đưa tin đầy đủ sáu chữ trên “Tàng tự thạch”. Cũng giống như câu chuyện “Bộ quần áo mới của Hoàng Đế”, không ai dám chỉ ra sự thật hiển nhiên rằng chữ “vong” cũng đang ở trên tảng đá.

Thay vào đó, thông điệp mà họ quảng bá chỉ còn là “Trung Quốc Cộng sản Đảng”.

Nhưng bất cứ ai đã tận mắt nhìn thấy tảng đá hoặc những bức ảnh của nó thì có thể ngầm hiểu thông điệp ẩn chứa bên trong. Sáu chữ Hán được sắp gọn gàng trên bề mặt của tảng đá, và dường như còn có một chữ mờ nhạt ở cuối.

Phải chăng là thiên ý?

Mọi người đã biết, chữ Hán giản thể sử dụng ở Trung Quốc ra đời sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền vào năm 1949, mà 500 năm trước còn chưa có chữ “đảng” giản thể (党), mới chỉ có chữ “đảng” phồn thể (黨). Vậy mà, chữ “đảng” trên tảng đá lại là chữ Hán giản thể. Bởi vậy có thể nói, chữ “đảng” giản thể này (党) chính là chỉ Trung Cộng, chứ không phải đảng nào khác.

Có cao nhân phân tích rằng, những chữ “Trung Quốc Cộng sản Đảng Vong” (中國共產党亡) trên “Tàng tự thạch” có chữ “Quốc” (國) và chữ “sản” (產) được viết theo lối phồn thể, là chữ vốn có từ xưa, biểu thị rằng hai chữ này có “gốc rễ”, sẽ không bị diệt vong. Trong khi đó, chữ “đảng” (党) và chữ “vong” (亡) được viết theo lối giản thể, vậy “vong” ở đây là đi với “đảng”, chứ không phải đi với “quốc”, tức là đảng sẽ tiêu vong, bởi vì Trung Cộng không đại biểu cho Trung Quốc cũng như dân tộc Trung Hoa nói chung.

Làm sao có thể có người cách đây nửa thế kỷ dự đoán được không chỉ việc tạo ra chữ Hán giản thể mà cả sự xuất hiện của “Đảng” cũng như cách viết giản thể của chữ này? Và cũng không phải ngẫu nhiên mà thông điệp của tàng tự thạch lại được thể hiện bằng cả tiếng Hán phồn thể và giản thể, đây là điều rất hiếm gặp trong văn viết. Chỉ có thể là bút chỉ, ý chỉ của Thần, chỉ là con người chúng ta có muốn tin hay không thôi. Trên thực tế, lịch sử đã cho thấy nhiều ví dụ về những điểm hóa của Thần thông qua các kỳ quan thiên nhiên trên thế giới, trong đó đã có nhiều điểm báo trên đá.

Thiên thạch dự báo sự sụp đổ của vị hoàng đế đầu tiên

Theo ghi chép trong “Sử ký – Tần Thủy Hoàng bản kỷ”, một tảng thiên thạch lớn đã rơi xuống tỉnh Đông Quân phía đông lãnh thổ nhà Tần, vào năm 211 TCN.

Sự xuất hiện của tảng thiên thạch gây chấn động người dân địa phương, càng ngạc nhiên khi người ta phát hiện trên đó có ghi chữ: Thủy Hoàng tử, nhi địa phân.

Nhà vua rất tức giận khi nghe tin này. Ông đã sai sứ thần đi điều tra. Vì không ai nhận tội nên toàn bộ dân quanh vùng đều bị giết, còn tảng đá thì bị phá hủy.

Tuy nhiên, chỉ một năm sau, Tần Thủy Hoàng đã chết trong chuyến đi thứ năm đến miền Đông Trung Quốc. Không lâu sau khi ông băng hà, nhà Tần đã tan rã thành các nước nhỏ. Đa số dân chúng bấy giờ xem tảng thiên thạch rơi xuống này là thiên ý.

Lựa chọn tương lai

Câu đầu tiên trong Hoàng Đế Âm Phù Kinh (黄帝阴符经), cũng là dòng đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa là: “Quan thiên chi đạo, chấp thiên chi hành, tận hỷ” (có nghĩa là, biết quan sát ý Trời và thuận theo Trời mà hành động, vạn sự tất thành).

Người xưa tin vào Thiên nhân hợp nhất, thiện ác hữu báo. Lịch sử hàng nghìn năm đã chứng minh điều đó là đúng.

Mỗi trang sử, bao gồm cả những gì chúng ta đang trải qua lúc này, đều là an bài theo Thiên ý. Thần an bài lịch sử cũng như tương lai cho nhân loại, nhưng không thể thay nhân loại mà lựa chọn tương lai. Bởi vậy, Thần đã dày công làm ra các loại an bài và cảnh báo, cũng là vì để nhân loại có thể đọc hiểu Thiên ý, để đến thời khắc then chốt có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt mà đi tới bước cuối cùng kia của lịch sử.

Thần dùng “Tàng tự thạch” để báo trước kết cục của ĐCSTQ, cũng như tảng đá báo trước kết cục của nhà Tần. Lịch sử phát triển tới hôm nay, ĐCSTQ đã tích lũy quá nhiều tội ác, viễn cảnh về ngày diệt vong của nó là không thể tránh khỏi.

Nhưng ĐCSTQ không chỉ là một cái tên trống rỗng. Nó bao gồm hàng chục triệu đảng viên, đoàn viên, đội viên. Khi gia nhập các tổ chức của ĐCSTQ, họ đã thề cống hiến cuộc đời của mình cho Đảng, họ cũng đã góp phần giúp ĐCSTQ thực hiện ý đồ của nó trên toàn thế giới. Bởi vậy, khi ĐCSTQ sụp đổ, họ cũng khó tránh khỏi liên lụy.

Người Trung Quốc có câu: “Trên đầu ba thước có Thần linh”. Người xưa cho rằng lời thề vừa thốt ra, Thiên Địa Thần Minh cùng chứng giám, hễ phạm lời thề thì phải chịu tai họa, chỉ là vấn đề sớm hay muộn. Cho đến nay, đã có hơn 380 triệu người Trung Quốc đã từ bỏ tư cách là một thành viên của Đảng. Cũng cần lưu ý, những người không phải là thành viên của ĐCSTQ, nhưng lại ủng hộ các chương trình nghị sự của ĐCSTQ, phải nhận ra mối nguy hiểm và tác hại nghiêm trọng mà họ có thể mang lại cho bản thân.

ĐCSTQ không chỉ gây ra cái chết bất thường cho hơn 80 triệu người dân Trung Quốc trong bảy thập kỷ qua mà còn mở rộng ảnh hưởng sang các nước phương Tây trong những năm gần đây. Những hành động phá hoại của nó đã làm lung lay nền tảng văn minh phương Tây truyền thống vốn coi trọng đức tin, tự do ngôn luận, nhân quyền và đạo đức. Với sự hậu thuẫn của Phố Wall, những gã khổng lồ công nghệ, các chính trị gia hủ bại và các doanh nhân tìm kiếm lợi nhuận, ĐCSTQ đang mưu đồ thống trị thế giới khi thay đổi trật tự thế giới bằng kế hoạch truyền bá chủ nghĩa cộng sản của nó.

Thế giới đang đứng trước một bước ngoặt. Mỗi chính phủ và cá nhân đều phải lựa chọn cho bản thân: bảo vệ đức tin, nhân quyền, tự do, các giá trị và đạo đức truyền thống, hay là xoa dịu ĐCSTQ và đứng về phía lừa dối, bạo lực, và hủ bại.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/7/429255.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/23/194752.html

Đăng ngày 02-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share