Bài viết của phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 15-04-2021] Ngày 12 tháng 4, Dương Hùng, cựu thị trưởng kiêm Phó Bí thư Thành ủy Thượng Hải, được cho là đã đột ngột qua đời ở tuổi 68. Những người biết rõ về ông nghi ngờ cái chết sớm của ông có thể là quả báo vì ông tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Dương sinh vào tháng 11 năm 1953 tại Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Tháng 2 năm 2001, ông ta là Phó tổng thư ký thành phố Thượng Hải, trước khi trở thành phó thị trưởng Thượng Hải vào tháng 2 năm 2003. Từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 2 năm 2017, ông là thị trưởng và Phó bí thư Thành ủy Thượng Hải. Sau đó, ông là quan chức của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc.
Sau khi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân phát động chiến dịch toàn quốc chống lại Pháp Luân Công vào năm 1999, nhiều quan chức ĐCSTQ trên khắp Trung Quốc đã tham gia vào cuộc đàn áp, bao gồm cả Dương Hùng ở Thượng Hải, một thành trì của chế độ Giang. Dương đã tích cực trong cuộc đàn áp ngay khi ông ta còn là phó tổng thư ký thành ủy.
Ít nhất hai học viên Thượng Hải chết khi Dương làm phó thị trưởng
Khi Dương còn là phó thị trưởng, một số lượng lớn học viên Thượng Hải đã bị đưa vào trại lao động. Các lính canh và tù nhân đã tra tấn các học viên nói rằng họ đã nhận được hạn ngạch tử vong 5% từ các quan chức cấp cao hơn. Nghĩa là ngay cả khi các học viên bị đánh chết, thủ phạm sẽ không phải chịu trách nhiệm.
Ngày 15 tháng 10 năm 2003, ông Lục Hạnh Quốc đến từ quận Phố Đông bị tra tấn đến chết ở trại lao động số 3 Thanh Phố. Phòng 610 đã điều động hơn 60 cảnh sát đến bảo vệ hiện trường trong khi thi thể ông bị hỏa táng. Một nhân chứng đã nhìn thấy thi thể cho biết khuôn mặt của ông Lục đã bị biến dạng, mất da môi và răng. Vết nhăn trên da gần tai, tóc dựng thẳng và máu trên cổ. Trên người ông ấy cũng có nhiều vết điện giật.
Một học viên khác, bà Cố Kiến Mẫn, cũng đến từ Phố Đông. Ngày 1 tháng 3 năm 2008, bà bị bắt giữ bởi các đặc vụ từ Phòng 610 Quận Phố Đông, và bị giam tại Nhà tù Phố Đông Tân Khu. Bà bị tra tấn ở đó và chết trong vòng 12 ngày ở tuổi 53.
Rất nhiều học viên bị tra tấn khi Dương là thị trưởng
Cuối năm 2012, sau khi Dương trở thành thị trưởng và Phó bí thư thành ủy Thượng Hải, ông ta tiếp tục chính sách bức hại và nhiều học viên đã bị bắt giữ và tịch thụ tư trang vật dụng có giá trị. Họ bị giữ tại các trại tạm giam, trung tâm tẩy não và nhà tù. Sau khi hệ thống trại lao động bị bãi bỏ vào năm 2013, việc bỏ tù trở nên phổ biến hơn trong cuộc bức hại.
Ví dụ, các học viên sau đây đã bị kết án chỉ trong nửa đầu năm 2013: Ông Trương Ý (4,5 năm), bà Hồ Chung Thiên (3,5 năm), bà Viên Hồng Anh (3,5 năm), ông Vinh Huệ Quân (4 năm), bà Lý Mỹ Trân (4 năm), bà Cao Cầm Muội (4 năm), bà Đồng Tiểu Đệ (bản án chưa rõ), ông Chu Thành Hạo (4 năm), bà Chu Huệ Quyên (chị của ông Chu Thành Hạo, 3,5 năm), bà Bách Căn Đệ (6,5 năm), bà Diêu Ngọc Hoa (6 năm), và bà Chu Thục Mai (4 năm).
Giam giữ phi pháp và tẩy não tại trung tâm tẩy não
Trung tâm Giáo dục và Pháp luật Thượng Hải, một cơ sở tẩy não được thành lập vào tháng 1 năm 2001. Nó nằm tại quận Thanh Phố và có kiến trúc của một nhà tù, là nơi mà các đệ tử Pháp Luân Công bị giam giữ để tẩy não liên tục ngày đêm.
Khi đến nơi, tất cả các học viên đã được khám xét cơ thể và kiểm tra đồ đạc của họ. Mỗi học viên bị giam giữ với hai nhân viên được chỉ định theo dõi và tẩy não họ. Không có tự do về thể chất vì mỗi học viên chỉ được phép ở trong căn phòng rộng khoảng 15 mét vuông (hoặc 135 bộ vuông). Cửa phòng tắm cũng bị loại bỏ, không cho phép sự riêng tư cá nhân. Các học viên không được phép tiếp xúc với bất kỳ ai. Không được phép đến thăm gia đình hoặc gọi điện thoại.
Trung tâm tẩy não nhằm buộc các học viên từ bỏ niềm tin của họ. Nếu họ từ chối, việc giam giữ sẽ tiếp tục một lần nữa với danh nghĩa “giáo dục”. Nếu họ vẫn không chịu nhượng bộ sau một vài tháng, các biện pháp tàn bạo hơn sẽ được áp dụng. Khá nhiều học viên đã bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức sau khi họ bị giam giữ tại trung tâm tẩy não.
Mỗi buổi tẩy não tốn rất nhiều tiền. Kinh phí đến từ hai nguồn: quỹ do chính quyền địa phương và chính quyền trung ương trích lập, cũng như các khoản phí mà người sử dụng lao động của các học viên bị giam giữ buộc phải trả.
Theo thông tin từ Minh Huệ, khoảng 30 học viên từ Thượng Hải đã mất mạng do cuộc bức hại tính đến cuối năm 2020. Họ là các học viên: Bách Căn Đệ, Tào Quốc Hâm, Tào Kim Tiên, Trần Bác Anh, Trần Quân, Trần Lai Đệ, Đinh Do Mục, Cát Văn Tân (Văn Tâm), Cố Kiến Mẫn, Hoàng Xảo Lan, Lý Bạch Phàm, Lý Kiến Bân, Lý Lệ Mậu, Lý Vĩ Hồng, Lệ Ngọc Khâm, Lục Ái Vinh, Lục Hạnh Quốc, Mã Đông Quyền, Mã Tân Tinh, Khanh Đức Huệ, Ông Bình, Tạ Hiền Thái, Từ Bội Trân, Dương Học Cần, Trương Bảo Khánh, Trương Chí Vân, Triệu Bân, Triệu Doãn Khải, Chu Vân Thiên, Chu Chiêu Liên.
Tuân theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, các học viên Pháp Luân Công đã trở thành những thành viên tốt hơn trong gia đình, những nhân viên có trách nhiệm hơn trong công việc và những công dân tốt hơn. Bằng cách bức hại các học viên vô tội, các quan chức không chỉ không khuyến khích mọi người hướng thiện mà còn đánh liều tương lai của họ khi đến lúc buộc họ phải chịu trách nhiệm về tội ác của họ đối với các học viên vô tội.
Chúng tôi chân thành hy vọng tất cả các thủ phạm sẽ ngừng tham gia vào cuộc bức hại và làm theo lương tâm của họ để đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho chính họ và cho nhân loại.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2021/4/15/423383.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/4/17/191912.html
Đăng ngày 08-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.