Bài viết của Hòa Phong

[MINH HUỆ 18-01-2021] Có một câu ngạn ngữ Trung Quốc rằng: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. Điều này làm nổi bật những ảnh hưởng sâu sắc mà từ ngữ có thể ảnh hưởng đến chúng ta.

Mặc dù đây có vẻ là một ý tưởng đơn giản, nhưng một số người lại thấy nó quá dễ dàng nên bỏ qua. Dưới đây là một số ví dụ của cả trong quá khứ và hiện tại về hậu quả của việc không xem xét đến tác động của lời nói của chúng ta.

Bị quả báo vì nguyền rủa người khác

Theo Minh Báo Ký (ký sự về Địa phủ) kể rằng ở thành phố Hàm Dương vào thời nhà Đường có một phụ nữ họ Lương đã chết. Nhưng bảy ngày sau, cô ấy sống lại và kể lại những gì cô ấy đã trải qua.

Cô Lương được đưa đến gặp một vị quan trong một cung điện lớn ở Địa phủ. Vị quan ngồi sau một chiếc bàn và xung quanh có nhiều thị giả phụ việc. Viên quan hỏi: “Người phụ nữ này có phải đến số chết không?”.

Một thị giả trả lời: “Bẩm đại nhân, đây là một nhầm lẫn. Cô ấy có cùng tên với một người lẽ ra phải có mặt ở đây hôm nay.” Viên quan đành ra lệnh chuyển cô Lương hồi dương chuyển thế.

Vì đã ở đó, nên cô Lương yêu cầu viên phán quan kiểm tra xem cô ấy có phạm tội lớn nào không. Nếu vậy, cô ấy thà bị trừng phạt bây giờ trước khi trở lại dương gian còn hơn là sau này cũng phải trả.

Viên phán quan và các thị giả của ông tra sổ Công quả ký lục (sổ ghi công tội của người dương gian) và phát hiện ra rằng cô Lương đã phạm tội chửi bới người khác và kích động họ xung đột. Để trừng phạt cô, một thị giả đã kéo lưỡi cô ra trong khi một người khác dùng rìu đánh vào nó. Điều này được thực hiện bốn lần một ngày trong suốt bảy ngày. Sau đó cô được thông báo rằng cô có thể trở lại dương gian.

Cô Lương cảm thấy như thể cô ấy rơi xuống từ một vách đá và sau đó ngủ thiếp đi. Cô tỉnh lại với gia đình xung quanh mình. Họ thấy rằng lưỡi của cô bị sưng và có một vết loét trên đó. Sau đó, Lương không còn chửi bới hay buôn chuyện nữa. Cô cũng ngừng uống rượu và ăn thịt.

Phỉ báng Phật Pháp bị chó ngao Tây Tạng xé nát miệng

Con người ngày nay vẫn còn phải học bài học này.

Từ năm 1999, Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện và thiền định dựa trên nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, đã bị ĐCSTQ đàn áp. Tương tự như các chiến dịch chính trị trước đây, ĐCSTQ bức hại các học viên và tấn công họ cùng đức tin của họ bằng những lời vu khống tuyên truyền. Hàng chục nghìn học viên đã bị giam giữ, bỏ tù và tra tấn. Một số người trong số họ trở thành nạn nhân của lạm dụng tâm thần, lạm dụng tình dục và cưỡng bức mổ cướp nội tạng. Theo trang web Minh Huệ, hơn 4.000 học viên đã mất mạng do cuộc bức hại, do khó khăn trong việc đưa thông tin ra khỏi Trung Quốc, nên con số thực tế có thể cao hơn nhiều.

Minh Huệ đã nhận được nhiều báo cáo về những người phải gánh chịu hậu quả sau khi vu khống Pháp Luân Công. Mặc dù chúng tôi mong mọi người được hạnh phúc và an toàn, nhưng chúng tôi cũng hy vọng những ví dụ dưới đây sẽ giúp nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc đứng lên bảo vệ cho những điều chân chính, không làm điều sai và việc ủng hộ ĐCSTQ không bao giờ là một ý tưởng hay.

Quách Tòng Quý là một nhân viên quản lý đường phố ở thành phố Vũ An, tỉnh Hà Bắc. Sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, nhiều học viên đã bị bắt và một số bị giam giữ tại Văn phòng quản lý đường phố Bắc Quan nơi Quách làm việc. Quách đã cố ý chửi bới ông Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập Pháp Luân Công, và chế nhạo các học viên bị giam giữ.

Cùng tháng đó, Quách bị xuất huyết não và phải đưa đến Bắc Kinh. Mọi người nói với ông ta rằng nó có thể liên quan đến việc ông ta ngược đãi các học viên vô tội, nhưng ông ta từ chối nghe. Khoảng 6 năm sau, khi Quách đang trả nông cụ cho một người hàng xóm thì bị một con chó ngao Tây Tạng tấn công. Con chó đã quật ngã ông ta và cắn xé toạc miệng ông ta ra. Ông ấy bị mất rất nhiều máu. Năm 2011, Quách qua đời vì bệnh ung thư. Lúc đó ông ta 63 tuổi.

Miệng bị phá hủy do tai nạn

Trương Vương Chí là cảnh sát trưởng của sở cảnh sát thành phố Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh. Vào ngày 15 tháng 10 năm 1999, ông ta kêu gọi tất cả các học viên ở thôn Tiểu Đồn tập trung tại văn phòng thôn. Bởi vì một số người trong số họ đến hơi muộn, nên có thể nghe thấy Vương lớn tiếng chửi rủa Pháp Luân Công qua tất cả các loa truyền thanh trong làng. Những lời nói của ông ta quá đê tiện đến nỗi làm cho một học viên là bà Thôi Ngọc Hà ngất lịm đi.

Một người dân trong thôn nói với Vương rằng những gì ông ta nói có thể phải chịu quả báo. Vài ngày sau, khi Vương đang trở về nhà trên một chiếc taxi thì nó bị tông phải một chiếc xe tải lớn. Một thanh thép trên xe tải văng ra và xuyên thẳng qua đầu Vương, đẩy miệng và tai của ông ta sang một bên.

Một tai nạn tương tự đã xảy ra với Lữ Hồng Nho, cựu giáo sư triết học tại Đại học Trịnh Châu, Phó hội trưởng hội Triết học thành phố Trịnh Châu,tỉnh Hà Nam. Sử dụng ảnh hưởng của mình, Lữ đã bôi nhọ Pháp Luân Công nhiều lần ngay trên sóng của Đài Truyền hình Hà Nam. Đầu tháng 8 năm 2003, Lữ cùng gia đình 5 người về quê dự lễ giỗ giáp năm của cha ông ta. Trên đường cao tốc từ Bắc Kinh đến Hồng Kông, xe của họ tông phải một chiếc xe tải. Vợ chồng ông Lữ cùng con gái và con rể đều chết tại chỗ. Chỉ có đứa cháu gái 10 tuổi của ông ta sống sót. Không chỉ vậy, khi thi thể của Lữ được kéo khỏi xác xe, miệng của ông ta đã bị khuyết hủy mất. Do đó khi đơn vị chủ quản của ông ta tổ chức tang lễ, họ phải che phần dưới của khuôn mặt ông ta bằng một mảnh vải trắng.

Chết vì hóc xương cá

Mã Lập Ba là giáo sư, chuyên gia máy tính tại đại học Y Tân Hương tỉnh Hà Nam. Sau khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, Mã đã tích cực tham gia và tạo ra một trang web để vu khống môn tu luyện này. Bởi vì Mã cũng là phó giám đốc thư viện trường đại học, nhiều sinh viên và giáo viên đã bị lừa dối, khiến họ trở nên thù địch với các học viên Pháp Luân Công vô tội.

Trong một bữa tiệc với bạn bè cuối năm 2006, Mã bị hóc xương cá trong cổ họng. Điều này dẫn đến bệnh hen suyễn mãn tính và suy hô hấp sau đó. Cuối cùng ông ta chết khi mới 44 tuổi.

Chết vì tự cắn lưỡi sau khi hại các học viên

Lý Tuấn Anh sống ở thôn Nhất Nông, thị trấn Văn Chung, thành phố Xích Phong, Nội Mông Cổ. Cô ta và chồng thường tố cáo các học viên Pháp Luân Công ở địa phương cho cảnh sát để nhận một phần thưởng nhỏ. Các học viên đã giảng chân tướng với họ rằng Pháp Luân Công dạy một người trở thành một người tốt hơn và bức hại người vô tội sẽ không có lợi cho bất kỳ ai. Nhưng cặp vợ chồng này vẫn tiếp tục, và hơn 10 học viên đã bị bắt và một số bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức.

Sau đó vào năm 2002, Lý mắc một căn bệnh kỳ lạ và cô không thể nói trong nhiều tháng. Khi chết, cô ấy tự cắn đứt lưỡi mình và miệng đầy máu.

Thôn Trang Đồng, huyện Lai Thủy, tỉnh Hà Bắc, có viên bí thư thôn là Trương Đức Vinh bị cho là lợi dụng dân làng, dính líu đến mại dâm và cờ bạc. Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, ông ta đã rất tích cực hướng dẫn những người khác tịch thu tài liệu Pháp Luân Công. Ông ta còn đi vòng quanh trên chiếc xe đạp của mình để phá hủy các tài liệu Đại Pháp mà các học viên đã cất đi hoặc phân phát. Trương thu thập nhiều giỏ liệu và tiêu hủy chúng.

Vào tháng 5 năm 2014, Trương bị xuất huyết não và được đưa đến bệnh viện Trác Huyện, thành phố Bảo Định. Ba ngày sau ông ta trở về nhà nhưng vẫn còn sốt. Sau khi chườm lạnh bằng nước đá, Trương hắt hơi và tự cắn đứt lưỡi mình. Ông ta đã chết vào ngày 20 tháng Năm.

Trên khắp các nền văn hóa, mọi người từng tin rằng thiện hữu thiện báo ác hữu ác báo. Việc đi theo ĐCSTQ một cách mù quáng để ngược đãi các học viên Pháp Luân Công vì đức tin của họ vào Chân Thiện Nhẫn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/18/418731.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/4/4/191726.html

Đăng ngày 28-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share