Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ngoài Trung Quốc
[MINH HUỆ 02-03-2021] Đã 29 năm trôi qua kể từ năm 1992, khi Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ra công chúng. Nhiều người chúng ta đã tu luyện nhiều năm, nhưng chúng ta có thực sự hiểu rõ các nguyên lý của Đại Pháp hay chưa? Chúng ta đã bỏ được bao nhiêu quan niệm, chấp trước và truy cầu của con người? Đã bao nhiêu lần chúng ta vô ý dùng quan niệm của chúng ta mà định nghĩa các nguyên lý của Đại Pháp, mà nhận định con người và sự việc mà chúng ta đối mặt? Sư phụ đã giảng:
“Từ bi năng dung thiên địa Xuân”
Tạm diễn nghĩa:
“Từ bi có thể hoà tan trời đất thành mùa Xuân”
(“Pháp Chính Càn Khôn”, Hồng Ngâm II)
Đôi khi việc tu luyện chính mình mỗi từng giây là rất khó. Nếu chúng ta có thể đạt được trạng thái này, điều đó có nghĩa là phần biết của chúng ta làm chủ và tâm trí của chúng ta thanh tỉnh. Khi chúng ta bị dẫn động và bị mù quáng bởi các chấp trước của mình, thì khi đó các quan niệm của con người, nghiệp lực và chấp trước đang chi phối chúng ta.
Theo một bài viết mới đăng gần đây, một học viên trẻ thông qua thiên mục của mình nhìn thấy một thứ gì đó. Nhiều học viên thích đọc các dự ngôn và bị những gì cậu ấy nói dẫn động. Sau vài thảo luận, một số học viên nhận ra rằng họ đã bị dẫn động, nhận ra các chấp trước của mình và lấy cơ hội đó để tu luyện. Họ vứt bỏ được các chấp trước của mình và tự đề cao bản thân.
Một số học viên đo lường mọi thứ với các tiêu chuẩn của Pháp và có thể bảo trì được một tâm thái kiên định. Số khác trở nên nhạy cảm khi các đồng tu khác không đồng ý với họ và họ thậm chí còn bình phẩm về trạng thái tu luyện của các học viên kia.
Tôi nhận ra đây là một cơ hội tốt để hướng nội và tu luyện chính mình. Tôi đã đọc các bài giảng của Sư phụ về xung đột.
Sư phụ đã dạy:
“Cũng giống như tôi giảng, khi phát sinh xung đột với người khác chư vị phải hướng nội mà tìm, tìm nguyên nhân của chính mình, không được hướng ngoại mà tìm, vậy thì về thực chất tâm tính chư vị chính là đang đề cao.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu)
“Cần phải từ bi đối đãi với tất cả mọi người và gặp bất kể vấn đề gì đều phải tìm nguyên nhân ở bản thân. Cho dù người khác chửi mắng chúng ta hay đánh chúng ta, chúng ta đều phải hướng nội, “Có phải do mình chỗ này không đúng nên mới tạo thành như vậy?” Như vậy chư vị có thể tìm ra nguyên nhân căn bản của mâu thuẫn, cũng là biện pháp tốt nhất để trừ bỏ chấp trước vào vị tư vị ngã. Hãy mở rộng tâm của mình, cho đến khi trong tu luyện cá nhân chư vị có thể tha thứ cho tất cả mọi người, bao gồm cả tha thứ cho kẻ thù. Là bởi vì, kẻ thù mà chư vị gọi là kẻ thù do con người phân biệt, là con người vì lợi ích mà phân biệt, đó không phải là hành vi của Thần.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia)
“Vậy thì khi phát sinh mâu thuẫn cần các bên tự hướng nội tìm nguyên nhân của bản thân, bất kể là sự việc này lỗi tại chư vị hay không. Hãy nhớ kỹ lời tôi nói: bất kể là sự việc này lỗi tại chư vị hay là không tại chư vị, chư vị đều phải tìm ở chính mình, chư vị sẽ phát hiện ra vấn đề.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu)
“Khi xuất hiện bất kể mâu thuẫn gì, xuất hiện bất kể sự việc gì-tôi từng dạy chư vị rồi-thì không chỉ hai người có phát sinh mâu thuẫn ấy phải tìm nguyên nhân bên trong bản thân mình, mà người thứ ba [đứng ngoài chứng kiến] cũng phải nghĩ về bản thân mình, vì sao lại để chư vị thấy [mâu thuẫn] ấy? Huống là chúng ta đang là một trong những người gây mâu thuẫn đó; vì sao không tự tu bản thân mình đi?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago 2004, Giảng Pháp tại các nơi IV)
Sau khi đọc các bài giảng của Sư phụ và chứng kiến trạng thái tu luyện của một số học viên, tôi nhớ ra rằng tôi thường cũng có tư duy tương tự. Khi tôi đối mặt với những người mà không đáp ứng với tiêu chuẩn hay sự hiểu biết của mình-thứ mà đã làm hạn chế trạng thái tu luyện của tôi-tôi ít có sự khoan dung hay từ bi đối với họ.
Tôi nhận ra rằng mình đã bị cảm xúc dẫn động. Tôi có rất ít sự khoan dung và tôi không đếm xỉa đến bất kỳ ai mà không đồng tình với mình.
Cho dù các học viên có thể thấy bất kỳ điều gì về Chính Pháp, họ có thể đã thấy một sự phản chiếu nào đó, nhưng họ không thể thực sự biết được chân tướng. Một số điều riêng biệt nào đó có thể đã thay đổi, hoặc họ chỉ nhìn thấy một phần rất nhỏ của điều sẽ xảy ra. Không có gì đảm bảo rằng học viên đó đã diễn giải điều anh ta đã thấy một cách chính xác, cũng không đảm bảo anh ta đã thấy được bức tranh toàn cảnh.
Lần này tôi tự hướng nội để xem liệu mình có phản ứng theo cảm xúc hay không, hay liệu tôi có đi theo cách hiểu cũ trước đây của mình không. Cho dù tôi phân tích tư duy của mình như thế nào đi nữa, kết quả là như nhau-cứ khi nào có xung đột, bằng cách hướng nội, tôi có thể tìm ra chỗ mà tôi cần phải đề cao. Tôi cần phải luôn nhẫn nại, tử tế và thản nhiên. Khi đối mặt với các vấn đề tôi cần phải hướng nội và tu chính mình theo Pháp. Pháp của Sư phụ giảng về tình huống của mọi người-chúng ta cần phải đọc và áp dụng cho chính chúng ta. Nếu chúng ta chân tu, thì chúng ta mới tiến lên được.
Trên đây là phản ánh trạng thái tu luyện và thể ngộ hiện tại của tôi, và các đồng tu đã khuyến khích tôi chia sẻ những suy nghĩ của mình với các bạn.
Sư phụ đã giảng:
“… mà là vì vũ trụ có [nguyên] lý tương sinh tương khắc đang phát huy tác dụng, ai động một niệm cũng đều sản sinh ra hai mặt nhân tố chính [và] phản khác nhau. Chư vị động thiện niệm liền xuất ác, chư vị động ác niệm cũng có tác dụng ấy. Do đó, rất nhiều người tu luyện giảng “nhất niệm xuất thiện ác”; ai biết được đạo lý chân chính của câu nói này?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Vancouver, Canada 2003, Giảng Pháp tại các nơi II)
Tôi thường xuyên đọc đoạn Pháp này để nhắc nhở chính mình về vấn đề này.
[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/2/-421522.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/4/191238.html
Đăng ngày 26-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.