Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-03-2021] Vào ngày 19 tháng 9 năm 2020, Tòa án Quận Nam Minh đã xét xử bà Triệu Dược, một giảng viên đã nghỉ hưu của Đại học Quý Châu, thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu vì tu luyện Pháp Luân Công. Đã sáu tháng trôi qua và hiện bà vẫn đang chờ phán quyết.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Vào ngày 12 tháng 3 năm 2020, cảnh sát Đồn Công an Đường Bắc Kinh đã lừa bà Triệu ra mở cửa và sau đó bắt giữ bà. Họ đã lục soát nhà và tịch thu các sách Pháp Luân Công và chiếc một máy vi tính của bà.

Trong cùng tháng, nhiều học viên ở thành phố Quý Dương cũng đã bị bắt, giam giữ và bị lục soát nhà vì đi đến Công viên Thiên Linh Sơn để nói với mọi người chân tướng và phân phát tài liệu Pháp Luân Công.

Bà Triệu bị đưa đến Trại tạm giam Nữ Tam Giang và được tại ngoại một tháng sau đó. Cảnh sát cho biết họ sẽ tiếp tục điều tra và thu thập bằng chứng phạm tội của bà, đồng thời bà không được phép rời khỏi nơi cư trú.

Vào ngày 10 tháng 5 năm 2020, cảnh sát đã đến nhà bà với lệnh bắt giữ của viện kiểm sát. Bà lại bị đưa đến trại tạm giam Nữ Tam Giang và bị giam ở đó cho đến thời điểm hiện tại.

Các vụ bắt bớ và giam giữ trước đó

Đây không phải là lần đầu tiên bà Triệu bị bức hại vì từ chối từ bỏ đức tin Pháp Luân Công của mình.

Trong đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân nộp vào năm 2015, bà Triệu viết rằng bà đã bị bức hại hai lần vì đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện, bị bắt sáu lần, bị lục soát nhà hai lần, bị giam giữ tại trung tâm tẩy não hai lần trong tổng cộng 118 ngày. Bà cũng hai lần bị kết án lao động cưỡng bức và bị giam trong trại lao động hai và ba năm.

Cảnh sát đã áp đặt chế độ giám sát tại nơi cư trú đối với bà Triệu sau khi bà từ chối chuyển hóa trong khi bị giam giữ tại trung tâm tẩy não và trại lao động cưỡng bức. Khi bà bị quản thúc tại nhà, chính quyền thường đến sách nhiễu và theo dõi tất cả thư từ, cuộc gọi điện thoại và QQ (một ứng dụng mạng xã hội) của bà. Bà không thể có được giao tiếp bình thường và gia đình bà cũng bị liên lụy.

Vào tháng 4 năm 2007, sau khi bà Triệu được thả khỏi trại lao động cưỡng bức, bà đã không được phép trở lại làm việc và buộc phải nghỉ hưu sớm vào tháng 3 năm 2009. Trong khoảng thời gian 108 tháng kéo dài từ tháng 3 năm 2001 đến tháng 3 năm 2009, có 53 tháng mà bà đã không nhận được đồng lương nào, chưa nói đến việc tăng lương hàng năm. Trong 23 tháng từ tháng 4 năm 2007 đến tháng 3 năm 2009, trước khi hoàn tất việc nghỉ hưu, bà cũng thường không nhận được bất kỳ khoản trợ cấp nghỉ phép nào từ phía nhà trường.

Bà Triệu nói: “Chồng tôi đã bị liên lụy khi nhà của chúng tôi bị lục soát lần đầu tiên. Cảnh sát đã đến nơi làm việc của chồng tôi và ông ấy đã bị chỉ trích. Hơn mười năm sau, ông vẫn không được xem xét thăng chức.

“Vào tháng 3 năm 2003, lần đầu tiên khi tôi được thả khỏi trại lao động cưỡng bức, ông ấy nói với tôi rằng điều đau đớn nhất mà ông phải làm trong suốt hai năm đó là đến thăm tôi tại trại lao động, vì ông đã phải chịu đựng sự sỉ nhục và để được chấp thuận mỗi lần đến thăm tôi. Ông ấy nói mình sẽ cảm thấy lo lắng nếu ông không đến thăm tôi, nhưng khi đến thăm tôi, đứa con nhỏ của chúng tôi lại không có ai chăm sóc.“

“Vào tháng 4 năm 2007, lần thứ hai tôi được ra khỏi trại lao động cưỡng bức, con tôi nói với tôi rằng chồng tôi thường nằm im trên đi-văng mà không nói lời nào. Có lần con tôi hỏi ông ấy đã ăn chưa (con tôi vừa đi tập huấn quân sự về), một lúc lâu sau ông ấy mới giơ hai ngón tay ra. Con tôi sau đó nhận ra rằng cả ngày ông ấy chỉ ăn đúng hai cái kẹo.”

Cố gắng trở thành một người tốt

Bà Triệu Dược, giảng viên trường Đại học Quý Châu, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1995. Không lâu sau khi bắt đầu tu luyện, bệnh đau dạ dày mãn tính và những chứng bệnh khác của bà đã hoàn toàn biến mất. Bà không còn mắc bệnh gì kể từ đó. Tính khí của bà cũng thay đổi rất nhiều.

Bà Triệu rất tận tuỵ với công việc của mình. Bà luôn để đồng nghiệp chọn lớp mà họ muốn dạy trước và sau đó bà sẽ chọn những lớp còn lại.

Ở Trung Quốc, nhiều công ty hay cơ quan thường xây nhà ở và sau đó bán cho nhân viên của họ với mức giá ưu đãi cao như một phần phúc lợi cho nhân viên. Tuy nhiên do số lượng có hạn nên các căn hộ thường được phân bổ cho mọi người dựa trên thâm niên công tác hoặc kết quả công việc. Bà Triệu đã mua một căn như vậy từ trường đại học của mình.

Sau đó ông chủ của chồng bà cũng tặng chồng bà một căn hộ. Bà thấy nhiều giảng viên trẻ trong trường chưa có căn hộ nào, vì vậy bà đã trả lại căn hộ của mình cho trường. Nhiều người cho rằng hành động của bà là khờ dại, vì điều đó tương đương với việc bà ấy sẽ mất số tiền hàng chục nghìn đô-la Mỹ nếu bán nhà. Nhưng bà không thấy hối hận vì bà cảm thấy việc nghĩ cho người khác là điều nên làm.

Khi sông Dương Tử bị lũ lụt vào năm 1998, mặc dù không có nhiều tiền nhưng khi ấy bà Triệu đã quyên tặng số tiền tương đương 1.000 đô-la Mỹ cho các nạn nhân.

Có lần, một trong những sinh viên của bà phải nhập viện phẫu thuật. Gia đình của cậu sinh viên này không thể trả nổi viện phí. Để giúp họ, bà đã rút số tiền tiết kiệm chưa đáo hạn của mình (việc này sẽ khiến mà bị tổn thất nhiều lợi ích) để đưa cho cậu sinh viên kia.

Bài liên quan:

Những lợi ích của Pháp Luân Công (Phần 5): Các nhà giáo

Thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu: Các học viên Pháp Luân Công là mục tiêu trong chiến dịch “Xóa sổ” của chính quyền trong nửa đầu năm 2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/10/修炼法轮功做好人-贵州大学退休教师被构陷关押-421913.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/23/191535.html

Đăng ngày 16-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share