Bài viết của phóng viên Báo Minh Huệ tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-06-2020] Kể từ khi các nhà chức trách ở tỉnh Quý Châu triển khai chiến dịch “Xóa sổ” vào tháng 3 năm 2020, nhằm cưỡng chế tất cả các học viên Pháp Luân Công trên địa bàn tỉnh từ bỏ đức tin của họ. Trong nửa đầu năm 2020, có ít nhất 177 học viên địa phương trở thành mục tiêu của chiến dịch này, với hơn 30 học viên ở thành phố Quý Dương, thủ phủ của tỉnh.

Được biết Ủy ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL) tỉnh Quý Châu đã ban hành một chỉ lệnh “chuyển hóa” triệt để mọi học viên Pháp Luân Công trên địa bàn trong thời gian từ 2020-2023. Chỉ lệnh này được ban hành dựa trên văn kiện Số 101 của UBCTPL Bắc Kinh “Về vấn đề giảm số lượng học viên Pháp Luân Công.”

Kể từ tháng 7 năm 1999 đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn đang bức hại Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân cổ xưa. Ủy ban Chính trị và Pháp luật là một tổ chức ngoài vòng pháp luật, có chức năng giám sát an ninh quốc gia, viện kiểm sát, tòa án, và giữ vai trò trung tâm trong việc lên kế hoạch và thực hiện các chính sách bức hại.

Theo lệnh của UBCPL Quý Châu, công an và nhân viên của các ủy ban khu dân cư đã tìm đến từng học viên có tên trong danh sách của họ, đe dọa buộc họ ký vào bản tuyên bố từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công.

Trong hầu hết các trường hợp sách nhiễu, công an và ủy ban cư dân gọi điện hoặc trực tiếp đến gặp các học viên. Học viên nào từ chối ký tên vào tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công đã được chuẩn bị từ trước, các viên chức đe dọa bắt họ tới các trại tẩy não hoặc ngăn cản con cái họ tìm việc làm hoặc theo học đại học. Ngoài ra công an cũng bắt giữ các học viên Pháp Luân Công trên đường phố.

Đã xác nhận được rằng hầu hết học viên Pháp Luân Công ở các thành phố Quý Dương, Lục Bàn Thủy, Tuân Nghĩa, An Thuận, Đồng Nhân và Khải Lý và đều trở thành mục tiêu của chiến dịch.

Nhiều học viên ở thành phố Quý Dương đã bị bắt vì đến Công viên Kiềm Linh Sơn. Dưới đây là chi tiết của một số trường hợp đã được xác nhận. Do sự kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt ở Trung Quốc, số lượng học viên Pháp Luân Công bị bức hại không thể luôn được báo cáo một cách kịp thời, và không phải mọi thông tin đều có sẵn.

Những bụ bắt giữ trong hoặc gần Công viên Kiềm Linh Sơn

Bảy vụ bắt giữ trong ngày 7 tháng 3

Vào ngày 7 tháng 3, ít nhất bảy học viên đã bị bắt tại bốn địa điểm khác nhau bên ngoài Công viên Kiềm Linh Sơn. Nhà của họ cũng bị lục soát.

Học viên họ Tôn đã bị một người qua đường báo công an sau khi tặng người này một tấm thẻ có thông tin Pháp Luân Công. Khi học viên Tôn cùng ba học viên khác, gồm học viên họ Dương, học viên họ Nhan và một học viên họ Bành đang ở cùng một chỗ, thì công an đã bắt giữ họ và đưa thẳng đến Đồn Công an đường Bắc Kinh.

Bà Nhiêu Kế Ngọc, 90 tuổi, bị bắt tại lối vào công viên và đưa đến Đồn Công an Thái Từ Kiều để lấy mẫu máu. Sau đó, công an lục soát nhà bà và lấy đi các sách Pháp Luân Công và tiền mặt trị giá 8.000 nhân dân tệ có chứa thông tin về Pháp Luân Công. Bà Nhiêu đã được thả vào buổi tối cùng ngày sau khi kết quả kiểm tra y tế không đạt.

Ông Trương Xuân Vân, 75 tuổi, đã bị bắt ở gần công viên. Công an yêu cầu ông xuất trình giấy tờ tùy thân, sau khi xác minh thân phận, họ đã bắt ông. Sau đó công an lục soát nhà ông Trương và lấy đi các sách và tài liệu Pháp Luân Công. Ông đã được trả tự do trong ngày hôm đó.

Một học viên họ Hoàng, cũng bị bắt ở gần công viên và lục soát nhà cửa.

Năm vụ bắt giữ trong ngày 14 tháng 3

Bà Thanh Trúc Tân bị bắt vào ngày 9 tháng 3 và bị đưa đến Công an Quận Vân Nham. Bà đã được thả trong ngày hôm đó. Đến ngày 11 tháng 3, công an của Đồn Công an Kim Áp, Đồn Công an Tam Kiều, Công an Quận Vân Nham đã lục soát nhà bà, và lấy đi tất cả sách và tài liệu Pháp Luân Công của bà.

Ngày 14 tháng 3, bà Thanh bị Công an Quận Vân Nham bắt giữ. Theo Minh Huệ Net, công an đã theo dõi và sách nhiễu bà Thanh một thời gian khá lâu trước khi tiến hành vụ bắt giữ ngày 14 tháng 3.

Ông Đồ Thành Phú, ngoài 70 tuổi, đã bị công an yêu cầu xem giấy tờ tùy thân ngay khi vừa đến Công viên Kiềm Linh Sơn, sau đó họ bắt ông. Sau đó, công an yêu cầu ông Thổ về quê vì hộ khẩu không theo địa chỉ nhà của con trai, không còn cách nào khác, ông Thổ buộc phải thu dọn đồ đạc và bắt xe buýt về quê ở Lục Bàn Thủy.

Ba học viên khác, họ Mục, Trương, Ngũ cũng bị bắt bên ngoài công viên vào ngày 14 tháng 3.

Hai vụ bắt giữ trong ngày 16 tháng 3

Bà Lưu Ưng vừa đến công viên Kiềm Linh Sơn vào ngày 16 tháng 3 thì bị bắt, nhà của bà bị lục soát và sau đó bà được trả tự do cùng ngày.

Bà Vương Quý Tân bị bắt vào ngày 16 tháng 3 và được thả cùng ngày. Vài ngày sau, công an đã trở lại nhà và định chụp ảnh bà, nhưng chồng bà đã ngăn họ lại.

Hai bị bắt vào tháng Tư

Vào tháng 4, hai học viên nữ họ Đinh và Đàm, cả hai đều đều khoảng 70 tuổi, đã bị bắt. Công an đã xé khẩu trang của học viên Đinh trước khi bắt. Hiện chưa rõ tung tích của bà.

Học viên Đàm bị bắt khi đang đi trên đường, nhà bà bị lục soát.

Các vụ bắt giữ tại nhà

Bà Trương Xuân Minh, 69 tuổi, đã bị một số công an đến nhà vào ngày 9 tháng 3. Họ tra hỏi bà về nơi bà đến và cho xem một bức ảnh bà đeo khẩu trang ở công viên Kiềm Linh Sơn. Sau đó, họ lục soát nhà và đưa bà đến đồn công an. Các công an muốn bà Trương đi khám sức khỏe nhưng bà từ chối. Bà được thả vào khoảng 11 giờ đêm.

Vào ngày 10 tháng 3, công an và nhân viên ủy ban dân cư đã đến nhà một cặp vợ chồng lớn tuổi, họ Trần và La. Một nhóm năm sáu người đến cảnh báo hai vợ chồng không được đến công viên Kiềm Linh Sơn nếu không họ sẽ quay trở lại. Kể từ ngày 4 tháng 4, hai vợ chồng bị sáu người theo dõi và bám theo.

Cô Triệu Nhạc bị bắt vào ngày 12 tháng 3 sau khi một số công an từ Sở công an Bắc Kinh đột nhập vào nhà cô và lục soát. Họ tịch thu các sách Pháp Luân Đại Pháp và một máy tính. Cô Triệu bị đưa đến Trung tâm giam giữ nữ Tam Giang và được bảo lãnh phóng thích một tháng sau. Công an cho biết họ sẽ tiếp tục điều tra và thu thập chứng cứ phạm tội và cô không được phép rời khỏi nhà. Ngày 10 tháng 5, công an đến nhà cô với lệnh bắt của viện kiểm sát. Một lần nữa cô bị đưa đến nhà Trung tâm giam giữ nữ Tam Giang.

Cô Đường Gián Hoa và em gái của cô đã bị bắt khỏi nhà vào ngày 19 tháng 3. Trong cuộc thẩm vấn, công an nói với họ rằng họ đã được xác định thông qua camera giám sát sau khi đi đến Công viên Kiềm Linh Sơn. Công an đã lục soát nhà họ và tịch thu các sách Pháp Luân Công cũng như các tài liệu khác và máy tính. Hai chị em được cảnh báo không được đến công viên nữa và công an cố gắng ép họ ký vào một tuyên bố đảm bảo điều này. Khi cô Đường từ chối, em gái đã thay mặt cô ký vào bản tuyên bố. Sau đó, đến nửa đêm họ được thả ra.

Vào giữa tháng 3, một học viên họ Dịch đang ở nhà thì bị công an và các nhân viên ủy ban dân cư xông vào lục soát nhà, Dịch bị cảnh cáo không được đến công viên Kiềm Linh Sơn nữa và cũng bị buộc phải ký vào một số tài liệu.

Vào cuối tháng 3 học viên Chúc, 70 tuổi, đang ở nhà khi công an và các nhân viên ủy ban dân cư ập vào và bắt đầu lục soát nhà của bà. Sau khi tịch thu các sách Pháp Luân Công, họ định đưa bà Chúc đến trại tạm giam. Tuy nhiên, khi bà đi khám sức khỏe, nhiệt độ cơ thể bà là 37,5 °C.

Do đang trong đại dịch virus Vũ Hán, công an và các nhân viên ủy ban khu dân cư đã lo lắng và bắt đầu rửa tay bằng xà phòng và nước. Họ cũng tránh xa và bảo bà ấy hãy tự trở về nhà. Bà Chúc về đến nhà vào khoảng hơn 1 giờ sáng.

Bị quấy rối và bị ép buộc phải ký Tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công

Bị đe dọa bằng “Chuyển hóa” chuyên sâu tại các Trung tâm tẩy não

Bà Vương Hoa Hưu đang ở nhà vào ngày 23 tháng 5 khi một nhân viên ủy ban dân cư đến và yêu cầu bà ký vào một số tuyên bố đã chuẩn bị sẵn. Nhân viên này nói với bà Vương rằng bà sẽ bị đưa đến trung tâm tẩy não nếu bà từ chối.

Bà Vương nói với nhân viên rằng nhờ Pháp Luân Công mà bà có được một cơ thể khỏe mạnh và có thể tiếp tục chăm sóc con trai bị bại não sau một vụ tai nạn xe hơi. Nhân viên rời đi sau khi nghe thấy những điều này.

Bị buộc rời khỏi nhà

Bà Cao, ngoài 70 tuổi, đang sống tại nhà con cái khi một ngày, một số nhân viên ủy ban khu dân cư đến gặp và yêu cầu bà ký vào bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Khi bà từ chối, các nhân viên bảo bà chuyển ra ngoài vì bà ấy không được chào đón ở đây.

Sinh kế bị ảnh hưởng

Cô Hạ Vi Hàm và chồng, ở thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu, kinh doanh tiệm rửa xe để hỗ trợ gia đình gồm hai con và bố mẹ chồng của cô.

Sau khi chính quyền ở Quý Châu phát động chiến dịch “Không giới hạn” nhằm vào các học viên địa phương, công an đã tiếp cận cô Hạ vào khoảng ngày 20 tháng 5 và cố gắng ép cô ký tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Khi cô Hạ từ chối, công an đã yêu cầu gia đình cô phải đóng cửa cơ sở kinh doanh, đe dọa phá bỏ cơ sở rửa xe của họ.

Không thể chịu được áp lực từ cuộc bức hại, chồng của cô Hạ đã đệ đơn ly hôn vào cuối tháng 5. Khi cô Hạ nói với bí thư thôn rằng cô sẵn sàng từ bỏ nhà và chuyển về nhà bố mẹ đẻ sau khi ly hôn, thư ký thôn từ chối xác nhận cho chứng nhận ly hôn của họ, nói rằng họ sẽ không thể giám sát nếu cô ấy chuyển đi.

Con trai bị quấy rối và nhà bị lục soát

Các nhân viên từ Sở công an đường Thị Phong đã đến thăm bà Đạt Tự Kì, 71 tuổi, vào chiều ngày 13 tháng 4 để yêu cầu bà ký một tuyên bố từ bỏ đức tin của mình đối với Pháp Luân Công. Khi bà cố gắng nói với họ về Pháp Luân Công, các công an đã gọi cấp trên của họ trước khi phát lệnh khám xét, họ gọi con trai bà Đạt và bắt đầu lục soát nhà bà.

Bà Đạt bị bắt và được yêu cầu ký vào biên nhận danh sách khám xét, khi bà từ chối, công an đe dọa sẽ tăng cường kiểm soát và bà được thả lúc 11 giờ tối.

Đơn đăng ký thẻ ID bị từ chối

Bà Trương Triều Huệ, 50 tuổi, đã bị tịch thu thẻ căn cước vào năm 2019 sau khi bà bị bắt trên xe buýt và bị tạm giữ trong 10 ngày. Trước khi bị bắt, con trai và con dâu của bà Trương nói với bà rằng họ nhận được một cuộc gọi từ các nhân viên ủy ban khu dân cư, các nhân viên muốn họ bảo bà ký vào một bản tuyên bố từ bỏ đức tin của mình

Vì bà Trương cần thẻ căn cước để đăng ký bảo hiểm hưu trí, nên hồi tháng 5, bà đã đến ủy ban dân cư để hỏi làm cách nào để xin thẻ căn cước mới. Bí thư thôn bảo bà ký vào tờ khai từ bỏ và nói rằng bà sẽ được miễn phí sau khi ký.

Khi bà Trương từ chối, các nhân viên khác đã cảnh cáo bà rằng tương lai của sáu cháu trai của bà có thể bị ảnh hưởng. Khi bà Trương vẫn không chịu ký thì bí thư thôn nói với bà rằng đơn xin cấp thẻ căn cước của bà đã bị từ chối.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/6/14/407665.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/2/186158.html

Đăng ngày 01-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share