Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 28-01-2021] Một ngày nọ, một đồng tu hỏi tôi khi nào tà đảng sẽ sụp đổ và khi nào thì Chính Pháp kết thúc. Sẽ vào mùa xuân, mùa thu, hay một năm nữa? Tôi mỉm cười nói với anh ấy: “Đừng lo về việc khi nào nó sụp đổ, Sư phụ sẽ căn cứ vào những việc cần thiết cho sự tu luyện của các đệ tử mà định ra, không phải bởi bất kỳ tiên tri nào. Chúng ta chỉ quản việc tiếp tục tiến về phía trước, đừng nhìn sang hai bên, cứu độ chúng sinh, hoàn thành đại nguyện từ tiền sử, trợ Sư chính Pháp mới là quan trọng”.
Vậy, thẳng tiến về phía trước, không nhìn hai bên nghĩa là gì? Không cần nói cũng biết, chính là thẳng tiến trên con đường trở về mà Sư phụ chỉ dẫn, con đường kim quang đại đạo trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh. Trên con đường này, dù có sóng gió gian nan, trùng trùng ma nạn, tuy phiền toái ngăn trở, máu và lửa, khảo nghiệm thử thách cam go… chúng ta không bao giờ rời nửa bước, bất nghi bất hoặc, trước sau như một, vững như bàn thạch, kiên trì bền bỉ, dũng mãnh tinh tấn, mãi đến lúc đạt viên mãn.
Hướng nội, không hướng ngoại
Vậy thế nào là không nhìn sang hai bên? Chính là làm người tu luyện không được hướng ngoại mà nhìn, không được để con mắt luôn nhìn vào người khác, nhìn vào sai lầm cùng thiếu sót, khuyết điểm của người khác, mà cần phải luôn luôn hướng nội tìm, nhìn vào thiếu sót của bản thân, xem bản thân có phải là trăm phần trăm kiên tín Sư phụ, đối chiếu Pháp, khán tự kỷ, có còn chút lậu, sơ hở gì không v.v. Như vậy mới có thể không ngừng thăng hoa, đạt được tiêu chuẩn và yêu cầu của Pháp đối với các tầng thứ khác nhau, đây là điều thứ nhất.
Thứ hai là, không được để mắt đến các loạn tượng của xã hội, cũng không nên ký thác bất kể hy vọng nào vào người thường hoặc các nhân tố bên ngoài. Hết thảy các chiều hướng của xã hội cùng các thiên tượng đều là vì làm nổi bật Đại Pháp mà đến, làm nền cho đệ tử Đại Pháp, chúng ta cần phải hiểu hết sức rõ ràng, chúng ta mới là chủ tể của vũ trụ, chúng ta mới là nhân vật chính của vở kịch lần này, ngoài ra thì đều là vai phụ hoặc vai hề. Nếu muốn cứu độ nhiều chúng sinh hơn nữa, sớm ngày kết thúc sự bức hại này, chúng ta chỉ có ở trong thực tu mà toàn diện giảng thanh chân tướng, phóng hạ chấp trước, đồng thời tu tốt bản thân, không để bị loạn tượng dẫn động, không để giả tướng mê hoặc, không bị ma tình can nhiễu, không bị nhuộm bởi những ô trọc, không bị lợi ích dắt đi. Chân chính đạt được cảnh giới như Sư phụ giảng:
“Thị nhi bất kiến, bất mê bất hoặc
Thính nhi bất văn, nan loạn kỳ tâm”. (Đạo trung,Hồng Ngâm)
Diễn nghĩa:
“ Thị (nhìn) mà chẳng kiến (thấy) — chẳng mê chẳng hoặc (nghi)
Thính (nghe) mà chẳng văn (nghe thấy) — tâm này khó rối loạn”. (Ở trong Đạo, Hồng Ngâm)
Học Pháp tốt
Như vậy làm thế nào để đạt được điểm này đây? Chính là chỉ có học Pháp một cách thiết thực, chính ngộ Pháp, dùng lý tính mà nhìn vấn đề, khi học Pháp cần ngộ từ gốc rẽ chứ không phải ngộ từ ngọn. Sư phụ là Vạn Vương Chi Vương, là chủ tể của vũ trụ tối cao và là đấng sáng thế, Pháp của Sư phụ là kết tinh của vô lượng trí huệ, là cội nguồn của hết thảy các sinh mệnh, lại càng là chuẩn tắc và tiêu chuẩn đo lường của hết thảy sinh mệnh, là căn bản cần hoàn toàn chiểu theo. Những bài chia sẻ giao lưu của các học viên giống như ngọn cây, và chỉ có thể dùng để làm tham khảo, mà không nên làm theo hay coi là đồng đẳng, đầu đuôi không thể đảo ngược. Nói cách khác, học Pháp ngộ đạo, chỉ có chiểu theo Đại Pháp căn bản của Sư phụ mà ngộ, đó mới là chính Đạo chính ngộ, đó mới là thu hoạch chân chính của bản thân, chính ngộ lý của bản thân. Không có đường tắt, chiểu theo lý của người khác mà ngộ, hạ bút thành văn, tuỳ tiện sử dụng. Như vậy sẽ đi lệch khỏi đường chính, cách xa khỏi đạo, rất dễ vấp ngã. Trong đó có một số khuynh hướng như sau:
1. Học người mà không học Pháp, giống như thằng mù cưỡi ngựa đui, kẻ học người khác này thường có biểu hiện: người khác nói cũng nói, người khác học cũng học, người khác luyện cũng luyện, người khác làm gì cũng làm, người khác dừng lại thì họ cũng dừng lại. Tu luyện không có kiểu mẫu, không có tham chiếu, con đường tu luyện khác nhau, nghiệp lực lớn nhỏ khác nhau, năng lực chịu đựng khác nhau, ngộ Pháp khác nhau, Pháp lý chính ngộ được khác nhau.
2. Học Pháp không thể đoạn chương thủ nghĩa, chọn đoạn mà xem, Pháp của Sư phụ từ đầu đến cuối, mỗi chương mỗi đoạn đều hoàn toàn tương hợp, lần lượt tương liên, thiếu một thứ cũng không được, là một hệ thống cự đại, giống như một toà nhà cao chọc trời với một bộ cầu thang, tuỳ tiện rút đi một tầng hay cầu thang, tư tưởng của bạn sẽ xuất hiện đứt gãy, sẽ tan thành mảnh nhỏ hoặc không có cách nào leo lên. Chỉ có toàn bộ thông suốt không bỏ sót một chữ, đi hết toàn bộ quá trình, mới có thể viên mãn, bất luận làm cách nào đoạn chương thủ nghĩa, đều là hành vi bất lý trí, kết quả chắc chắn dẫn đến “người mù sờ voi”, phiến diện bất toàn, thậm chí đi sang hướng tà ngộ.
3. Học Pháp không được đi sang cực đoan, có người học Pháp như hoàn thành nhiệm vụ, chạy theo số lượng, nên cái gì cũng không làm, học, học, học, liều mạng học.
Sư phụ đã từng giảng:
“Đệ tử Đại Pháp có thời gian thì chư vị học Pháp, là vì chư vị là người tu luyện, chư vị không học Pháp thì chư vị làm gì? Thời gian còn lại có thể cứu càng nhiều người càng tốt!” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)
Pháp của Sư phụ là ngọn hải đăng dẫn lối, cũng đồng thời như một tấm gương, mỗi một chữ đều là Pháp Luân cùng Pháp thân, loé lên vô lượng kim quang, nếu bạn không chân tâm để học thì những Pháp lý và vô vàn nội hàm làm sao triển hiện cho bạn đây? Bạn không đối chiếu kiểm tra lời nói hành vi, thì làm sao gọi là học Pháp đây? Học mà không ngộ, gọi là tự học, ngộ mà không học, ánh mắt thiển cận, ếch ngồi đáy giếng, học mà không làm thì sao gọi là tu luyện? Học Pháp cần chân thành chuyên nhất, không phải là cưỡi ngựa xem hoa, cũng không được như chuồn chuồn lướt nước, lại càng không được đi sang cực đoan, bất luận làm việc gì cực đoan đều là xuyên tạc, phỉ báng Pháp.
4. Tu luyện không nên chấp trước vao thời gian kết thúc, năm tháng như nước chảy, mỗi giây đều rất trân quý. Nếu như không phải là Sư phụ đang dùng sự chịu đựng cự đại để hoán đổi lấy thời gian thì mọi việc sớm đã kết thúc rồi, chấp trước đối với thời gian là phản bội lại vô vàn sinh mệnh trong vũ trụ và Sư phụ. Trong lòng tự hỏi, nếu như hiện tại kết thúc, bạn có thể viên mãn chưa? Bạn đã đạt tới vô lậu vô chấp, không còn hình tượng người mà là thần thông đại hiển chưa? Nếu vẫn chưa đạt tới, nghĩa là bạn còn rất nhiều hối tiếc cần bù đắp phải không?
Thế nên bất quản Chính Pháp khi nào kết thúc, miễn là vẫn chưa kết thúc thì đều là cơ hội, tận dụng thời cơ, thời gian không quay trở lại, đã qua thôn trang này, nhưng không còn có quán trọ nữa. Vạn cổ kỳ duyên, một khi qua đi, không thể nào bù đắp được tổn thất trọng đại này, sẽ trở thành tiếc nuối và thống hận vĩnh viễn.
Tóm lại, trên con đường tu luyện này, bạn vẫn cần phải tiến về phía trước, đừng nhìn sang hai bên, bất quản phong vân thay đổi biến hoá, xã hội động loạn gì, nhân tâm hiểm ác bao nhiêu, tà ác hung hiểm như thế nào, không quản thời gian còn nhiều ít, đường đi còn bao xa, một đường đại đạo thông lên trời, chưa đạt mục đích thề không nghỉ ngơi. Dũng mãnh tinh tấn, trực chỉ viên mãn, mới có thể một mình đảm nhận một vùng trời của vũ trụ tương lai.
Cuối cùng xin chia sẻ bài thơ trong cuốn Hồng Ngâm của Sư phụ:
“Tâm bất tại yên Dữ thế vô tranh
Thị nhi bất kiến Bất mê bất hoặc
Thính nhi bất văn Nan loạn kỳ tâm
Thực nhi bất vị Khẩu đoạn chấp trước
Tố nhi bất cầu Thường cư đạo trung
Tĩnh nhi bất tư Huyền diệu khả kiến”. (Đạo Trung, Hồng Ngâm 1)
Diễn nghĩa:
“Tâm chẳng để nơi này — chẳng tranh đấu với đời
Thị (nhìn) mà chẳng kiến (thấy) — chẳng mê chẳng hoặc (nghi)
Thính (nghe) mà chẳng văn (nghe thấy) — tâm này khó rối loạn
Thực (ăn) mà chẳng [theo] vị — miệng dứt hết chấp trước
Làm [các việc] mà chẳng mong cầu — mãi luôn ở trong Đạo
Tĩnh mà chẳng tư (nghĩ ngợi) — có thể thấy/chứng được những điều huyền diệu”. (Ở trong Đạo, Hồng Ngâm 1)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/28/419177.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/31/190180.html
Đăng ngày 10-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.