Phỏng vấn b.s. Cao Đại Duy (Gao Dawei), cựu Trưởng Trung tâm Tổng Trợ Pháp Quảng Đông

[MINH HUỆ 19-10-2006] B.s. Gao Dawei, cựu viện trưởng Đại học Kỹ nghệ nhẹ và Thức ăn, Đại học Kỹ thuật Nam Trung Quốc, và đã một lần là giáo sự trẻ tuổi nhất của Đại học đã đạt được Giải Nghiên cứu Quốc gia, hiện tại là một giám đốc nghành Nghiên cứu và Phát triển tại một hãng của Mỹ. Ông bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công năm 1994, và hiện nay tình nguyện làm một xướng ngôn viên cho Trung tâm phục vụ thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc toàn cầu.


Bs.Cao Đại Duy (Gao Dawei)

Là một nhà khoa học vượt bực, và một học viên Pháp Luân Công hết lòng, tại sao ông đi làm công việc tình nguyện ‘Thoái Đảng TC’? Phải chăng ông tham gia chính trị? Ông nghĩ gì sau 12 năm tu tập? Đứng về khía cạnh một nhân chứng của một số sự kiện liên hệ đến Pháp Luân Công, vậy thử hỏi hình ảnh đầu tiên của Pháp Luân Công là sao? Sau đây là câu chuyện của ông.

Học tập Pháp Luân Công

Phóng viên: Bs. Gao, ông là một nhà khoa học nổi danh về Thức ăn và Sinh hoá học. Ông đã bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công như thế nào, vì ở Trung Quốc, sự tu luyện bị xem như là mê tín?

Gao: Tôi sinh vào tháng mười hai 1953 tại huyện Xishui của tỉnh Quí Châu. Tôi phải rời trường trong năm học thứ 8 vì Cách mạng Văn hoá và vì sự khó khăn tài chính của gia đình. Năm 1977 khi tôi 23 tuổi, tôi được khuyên đi đại học trong nhóm cuối cùng học viên công-nông-quân. Tại đại học, tôi làm lại toán, lý hoá của trung học, và học xong đại học trong ba năm sau đó, và hoàn tất các khoá thi tiến sĩ và thạc sĩ. Sau khi xong bằng thạc sĩ, tôi ở lại đại học và đạt một số bằng, kể cả bằng cấp tưởng thưởng Khoa học Kỹ thuật Quốc gia. Năm 1990 khi tôi lên 37 tuổi, tôi được đề cử là giáo sư thực thụ trẻ tuổi nhất tại Đại học Kỹ thuật Nam Trung Quốc. Sau đó, tất cả điều gì tôi nghĩ là làm thế nào để tự thăng tiến, được giỏi hơn người khác. Kết quả, sự đấu tranh cho danh và lợi, dục và sân đã làm hại sức khoẻ của tôi.

Tôi đau nhiều chứng bệnh ở tuổi trẻ, kể cả bệnh viêm gan, viêm dạ dày, viêm phế quản, viêm xoang, mất ngủ, bị lạnh trường kỳ và nhức mỏi đầu gối trầm trọng. Khi tôi cố ngồi xổm xuống, tôi rất đau không chịu nổi. Tôi nhận được sự chữa trị từ gần hết các trung tâm kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ mà hiện có nơi thị trường, kể cả hồng ngoại, UV, trị liệu khớp, dụng cụ hiệu ứng trường, và đệm trị liệu từ tính mà tốn hằng ngàn đô-la. Tôi dùng nhiều thứ thuốc khác nhau và cố tập các môn khí công khác. Nhưng không có cái nào giúp được tôi, và tính tình tôi trở nên càng lúc càng tệ.

Vào tháng Tám 1994, tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công theo lời giới thiệu của một người bạn. Đầu tiên, tôi nghĩ điều mà Sư phụ nói trong quyển sách Pháp Luân Công là quá siêu không tin được. Nhưng tôi không chống lại. Tôi nghĩ, cho dù tôi có được một số thành tựu trong khoa học, tôi vẫn là một học trò trên địa hạt khí công. Lúc bấy giờ, tôi không hoàn toàn hiểu điều gì Sư phụ dạy, nhưng tôi nghĩ ‘Chân-Thiện-Nhẫn’ là rất tốt để cho tôi theo.

Vì vậy tôi kiên trì tập luyện Pháp Luân Công. Tôi được may mắn tham gia khoá dạy cuối cùng của Sư phụ Lý, đó là khoá thứ năm tại Quảng Châu. Trong những ngày đó, tôi có được một số kinh nghiệm siêu thường.


Pháp Luân”—-chụp tại Đại Hội Sức khoẻ Đông phương tại Bắc Kinh năm 1993

Ví dụ trong ba ngày đầu của khoá học chín ngày, trời không mưa nhưng khắp nơi mà tôi bước đến đều để lại dấu chân ướt của tôi. Trừ gót giày ra, đôi giày của tôi đều khô ráo. Ba ngày sau đó, tôi không còn có vấn đề gì về đầu gối của tôi, và tôi có thể ngồi xổm mà không bị đau. Tôi hiểu ra rằng đó là Sư phụ LÝ đã thanh hoá những điều xấu xa bên trong cơ thể của tôi. Vợ tôi và một trong các đồng sự của tôi mà ngồi bên cạnh tôi cũng hết sức lạ lùng với những kinh nghiệm của tôi.

Sau hai tháng tập luyện, một đám mụn nhọt xuất hiện trên da tôi nơi vùng gan, màu đỏ và khá ngứa. Tôi hơi sợ. Một bạn tu lâu năm nói với tôi rằng các chất độc nơi gan đang đi ra và sẽ kéo dài một vài tháng. Vì vậy tôi không để ý đến nó nữa và tiếp tục đọc sách và tập công. Một tuần lễ sau, mụn nhọt khô mặt và tôi bị đắng và hôi miệng. Đồng thời, các triệu chứng về viêm gan, mất ngủ và các thứ khác đều biến mất.

Tất cả các bệnh tật mà tôi bị đau đều biến mất trong vòng ba tháng tập luyện Pháp Luân Công. Tôi cảm thấy như một người mới. Tôi không tìm được lời để nói lên sự biết ơn của tôi đối với Sư phụ. Trong kỳ khám sức khoẻ hằng năm các giáo sư trong đại học, bác sỹ cũng ngạc nhiên về sức khoẻ được làm mới của tôi. Ông nói hình như là các nội tạng của tôi được làm sạch, và mỗi mạch máu đều rất sạch. Tôi biết rằng đó là Pháp Luân Công đã thay đổi tôi.

Pháp Luân Công là một khoa học tân tiến


Trường năng lượng—-chụp trong khi các hoạt động giới thiệu của học viên

Phóng viên: Là một nhà khoa học, ông nghĩ Pháp Luân Công đã thay đổi ông như thế nào? Ông nghĩ sao về Pháp Luân Công đứng trên bình diện khoa học mà nói?

Gao: Khi nói về khoa học, chúng ta thường nghĩ đến nền khoa học chứng minh của Tây phương, không kể đến nền văn hoá tu luyện của Đông phương. Tuy nhiên, nền khoa học này cũng đang phát triển. Địa hạt mà nền khoa học hiện nay không bao gồm chắc chắn nó là vượt qua điều mà chúng ta có thể nhìn thấy. Sự hiểu biết của con người có hạn, và chúng ta không thể tự giam mình trong lối tư duy quá cứng nhắc.

Hãy lấy sự thay đổi cơ thể tôi làm thí dụ. Tôi có những chứng bệnh đã được chữa trị hết mà không phải uống thuốc. Hằng chục ngàn bạn tu Pháp Luân Công đã có những kinh nghiệm tương tợ, mỗi người của họ có một câu chuyện mầu nhiệm. Phải chăng đó là một hiện tượng siêu nhiên? Phải chăng đó là khoa học siêu nhiên mà đáng được con người nghiên cứu đến?


Trường năng lượng—-chụp trong khi học viên tập công

Hơn nữa, các bạn bè, đồng sự và học sinh của tôi cũng thấy có sự thay đổi lớn lao trong cách xử sự của tôi vì tiêu chuẩn đạo đức của tôi được nâng lên. Ví dụ, khi tôi trở thành viện trưởng của đại học, tôi rất cứng đầu và giao tiếp một cách căng thẳng với các vị lãnh đạo khác trong đại học. Sau này, khi tôi học phần “Chuyển hoá nghiệp lực” và “Đề cao tâm tính” trong Chuyển Pháp Luân, tôi bắt đầu nhìn vào bên trong và khám phá ra các khiếm khuyết của tôi khi dùng tiêu chuẩn của “Chân Thiện Nhẫn” để đo lường. Dần dần, tôi mở mang một tâm từ bi và một trí óc thanh tỉnh, và tôi có thể nghĩ đến người khác trước. Vì vậy, sự giao tiếp với các vị lãnh đạo trong đại học chúng tôi trở nên hài hoà. Đại học của chúng tôi có một lần được nhìn nhận là một ‘Học viện kiểu mẫu của tỉnh Quảng Đông”.

Trong đời sống hằng ngày của tôi, tôi cố đi theo “Chân Thiện Nhẫn” thay vì chảy theo giòng đời của xã hội người thường. Tôi từ chối tham gia các hoạt động không tốt thông thường như là nịnh bợ cấp trên, nhận và cho quà, v.v. Tôi thường dùng thời giờ để tập luyện và hoàn tất công việc của tôi. Tôi cũng kêu các nhân viên và học sinh của tôi làm tốt trong công việc hằng ngày, thẳng thắn trong việc để chung nhau các đơn xin tài trợ, và để cho như vậy. Kết quả, đại học của chúng tôi được hạng nhất về các thành viên được thăng chức và về các đơn xin tài trợ thành công, đúng như lời Sư phụ nói trong “Giảng Pháp tại Sydney” về “đắc mà không truy cầu.”

Tôi còn nhớ khi tờ Nhật báo Miền Nam, tờ báo được Hội đồng Đảng Tỉnh Quảng Đông đỡ đầu, phỏng vấn một nhóm sinh viên trẻ có thành quả đáng kể. Phóng viên hỏi tôi vậy mục phiêu hướng đạo của tôi là gì và ai là người mà tôi ngưỡng mộ nhất. Tôi nói “Chân Thiện Nhẫn” là mục phiêu hướng đạo mà tôi sẽ luôn đi theo và Sư phụ Lý là người mà tôi ngưỡng mộ nhất.

Phóng viên nói với tôi là phần đông các nhà trí thức trẻ thường ngưỡng mộ chính họ nhất, hoặc nếu không thì là các danh nhân nổi tiếng ở ngoại quốc.

Trong nửa năm đầu tu luyện Pháp Luân Công, tôi kinh qua sự khai mở thiên mục, Huyền quan mà Sư phụ dạy trong Chuyển Pháp Luân và tôi có thể nhìn thấy các cảnh tượng nơi các không gian khác. Đôi lúc, sau khi dùng cơm trưa tại nhà, tôi thông thường học nhiều đoạn Pháp. Khi tôi thư giãn, tôi đi vào các không gian khác, và kinh nghiệm một số công năng diễn tả trong câu chuyện huyền bí, Tây Du Ký, như là cơ thể của tôi nở lớn hoặc thu nhỏ. Tôi cũng kinh qua cái cảm giác không lạnh không nóng, và các cảm giác đặc biệt khác. Đó là những kinh nghiệm kỳ lạ mà không diễn tả được bằng lời con người. Người thường không thể tin điều mà tôi nói, cũng như tôi trước khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Nhưng khi các hiện tượng siêu thường như vậy xảy ra nhiều lần cho chính chư vị, chư vị sẽ ngưng ngạc nhiên vì chúng.

Những người được hưởng là kênh thông tin tích cực tốt nhất


Hơn chục ngàn học viên tham dự đại hội chia sẻ kinh nghiệm tại Vận động trường Tianhe, thành phố Quảng Châu.


Tập công chung trong đại hội chia sẻ kinh nghiệm của các học viên Quí Châu

Phóng viên: Trước ngày 20 tháng bảy 1999, khá nhiều người không nghe nói đến Pháp Luân Công trong báo chí. Thể theo các tài liệu nội bộ từ Văn phòng Công an Trung Quốc, có hơn 70 triệu người được phỏng chừng là đang tu luyện Pháp Luân Công lúc bấy giờ. Là một học viên lâu năm, theo ý ông tại sao Pháp Luân Công được truyền nhanh chóng như vậy?

Gao: Vì tôi được hưởng nhiều như vậy từ nơi Pháp Luân Công trong thân và tâm trí, dĩ nhiên là tôi sẽ chia sẻ nó với gia đình, bạn bè, đồng sự và học viên của tôi. Sau khi tập luyện nó, họ cũng nghĩ là nó rất tốt. Vì vậy chúng tôi hướng dẫn hằng chục lớp học miễn phí tại đại học của chúng tôi, nơi đó chúng tôi phát hành các băng thâu hình các bài giảng của Sư phụ, và chúng tôi cống hiến sự chỉ dẫn miễn phí các bài tập công pháp. Tôi cũng phụ trợ Tổng Trung tâm Trợ Pháp Quảng Đông để phát hành các băng tiếng và băng hình các bài giảng của Sư phụ tại Quảng Châu. Lúc bấy giờ, có rất nhiều người đến học Pháp Luân Công, và sau đó họ lại chia sẻ với gia đình và bạn bè họ. Chỉ là như vậy, môn tập được truyền bá một cách gia tăng cường độ, và càng ngày càng có nhiều người bắt đầu tập Pháp Luân Công.

Tổng cộng có 21 huyện tại tỉnh Quảng Đông. Trong lúc đầu, hơn phân nửa các tỉnh không có Trung tâm Trợ Pháp. Vì vậy trong mùa hè 1996, chúng tôi tổ chức hơn hai mươi tình nguyện viên tại các đại học và trung học đi Hồng truyền Pháp Luân Công. Tại vùng Chaozhou, Shantou, ví dụ, Ô. Zhang Mengye, người bạn học của chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (Hồ Cẩm Đào), đi đến Huyện Mei và Huyện Heyuan tại quận Chaozhou để giới thiệu Pháp Luân Công. Mục đích của chúng tôi rất giản dị, chúng tôi chỉ mong càng có nhiều người có duyên được hưởng từ nơi Pháp Luân Công.

Thông thường, chúng tôi đầu tiên mướn một phòng giảng hoặc một nhà chiếu bóng nhỏ làm chỗ để tổ chức lớp học, sau đó chúng tôi đi đến một công viên địa phương tập công. Vì tại Trung Quốc rất nhiều người đi nhàn du buổi sáng tại công viên, chúng tôi trưng bày băng vải Pháp Luân Công của chúng tôi. Trong khi một số bạn học viên trình bày các bài công pháp, các học viên khác phát ra các tờ bướm về Pháp Luân Công và lớp học. Một tuần lễ sau, nhiều người đến học Pháp Luân Công – tối thiểu từ sáu chục đến bảy chục người cho một lớp nhỏ, và cho một lớp lớn, ví dụ như tại Thành phố Shantou, hàng trăm người đến học lớp thứ nhất, như vậy chúng tôi phải đi kiếm một địa điểm khác lớn rộng hơn.

Khi lớp học chín ngày được thành lập tại một thành phố, nhiều bạn học viên ở lại để hướng dẫn tập công và trả lời các câu hỏi của các học viên mới, và các tình nguyện viên khác đi qua một thành phố mới. Sau một tháng, chỉ nói về miền đông Tỉnh Quảng Đông, đã có gần một ngàn người tham gia tập Pháp Luân Công, và tám Trung tâm Trợ Pháp Tình nguyện được thành lập.

Tại Tỉnh Quảng Đông, phỏng chừng có gần 5, 000 người tham gia các khoá dạy của Sư phụ. Bốn năm sau, năm 1998 Văn phòng Sức khoẻ Quốc gia phỏng chừng có 200 ngàn người thường lệ đến tập công chung tại Tỉnh Quảng Đông. Con số được gia tăng gấp 40 lần. Kỳ thật, con số thật phải hơn như vậy nhiều vì những người đọc sách và tập công tại nhà là không kể. Trên toàn quốc, được ước chừng chỉ 100 ngàn người tham gia các khoá dạy của Sư phụ từ năm 1992 đến 1994, nhưng đến 1999 gần 100 triệu người đọc sách Pháp Luân Công và tập công.

Từ một người vô thần đến kính trọng Trời Phật


Sư phụ Lý Hồng Chí dạy Pháp Luân Công tại Vũ Hán năm lần và được dân chúng Vũ Hán rất hoan nghênh. Các học viên Vũ Hán đã tổ chức nhiều nơi tập công đại qui mô. Hình thức đặc biệt trên đây được thực hiện bởi năm ngàn học viên. (1997)


Tập công buổi sáng tại Quảng Châu (1998)


Tập công đại qui mô tại Bắc Kinh với hơn hai ngàn học viên (1998)


Học viên tại Thành Đô tập công buổi sáng

Phóng viên: Hơn một trăm triệu học viên tập Pháp Luân Công—đó không phải là một con số nhỏ. Ngoài việc thăng tiến sức khoẻ, có những lý do sâu xa nào khác không? Ông có thể tả rõ cho chúng tôi một số các cảm giác và thay đổi mà người ta kinh nghiệm qua sau khi tập Pháp Luân Công không?

Gao: : Tôi sẽ dùng câu chuyện hoạt động giới thiệu Pháp Luân Công trong mùa nghỉ hè năm đó. Vào cuối hoạt động đó, có một cuộc trao đổi giữa tất cả chúng tôi, giáo sư và sinh viên. Nhiều người đang học các môn triết, khoa học, mỹ thuật hoặc chính trị, và nhiều người trong họ là học viên mới và không có một sự hiểu biết nhiều về Pháp Luân Công. Họ đang ở giữa sự tin và không tin. Nhưng một tháng sau, tôi chính mắt nhìn thấy người ta chỉ là chờ đợi chúng tôi chỉ dẫn cho họ tập công, những người với những kinh nghiệm phi thường. Tất cả những kinh nghiệm đó đã khiến họ rất lạ lùng. Một sinh viên tiến sĩ nói với chúng tôi: “chuyến đi này chỉ có thể diễn tả bằng một câu, “một sự tái sinh của thân và tâm linh.” Anh ta đã thay đổi từ là một người vô thần trở thành là một người tu kiên trì trong Pháp Luân Phật Pháp.

Lại nữa, trong khi chỉ dẫn miễn phí môn Pháp trên toàn quốc, chúng tôi cũng gặp nhiều hiện tượng siêu thường. Ví dụ, thường có một vài vị nữ bô lão mù chữ (nhiều người là Phật tử tại gia) nói với chúng tôi rằng họ đã được nhìn thấy trong tâm thức hình ảnh của Sư phụ và bìa sách như là Pháp Luân Công, từ trước nhiều ngày hoặc chục năm trước khi gặp chúng tôi. Một vị nam bô lão học Pháp Luân Đại Pháp và được lợi ngay tức khắc. Các mụn nhọt trên mình ông biến mất ngay tức khắc. Những người khác mà trước kia bị bán thân bất toại cũng có thể đứng dậy đi. Nhiều sự việc mầu nhiệm đã xảy ra, cũng giống như khi Sư phụ đích thân dạy các khoá học trong nhiều năm trước. Do các hiệu quả trị bệnh mầu nhiệm, nhiều người có thể được lợi ích sau khi chỉ nghe có hai bài giảng, và sau đó họ đi về nhà và giới thiệu nó cho toàn gia đình, mang lại hằng chục người đến học Pháp. Nhiều người có tiền duyên nói với chúng tôi một cách xúc động rằng họ đã chờ đợi ngày này từ rất lâu.

Tôi còn nhớ khi chúng tôi đi đến Thành phố Chaozhou, nơi có một trong bốn ngôi chùa cổ nhất trong nước, Chùa Chaozhou. Có một người đàn bà (một vị Phật tử tại gia) vào khoảng sáu mươi tuổi, bà đã học kinh Phật và ăn chay từ nhỏ. Bà chưa bao giờ đi vào công viên trước đây, nhưng sáng hôm đó, một lực lạ lùng đã thúc đẩy bà đi vào công viên nơi hai trong các học viên trẻ của chúng tôi đang tập công trên bãi cỏ trong khi hai người khác đang phát tờ bướm. Chúng tôi cũng có một bức hình của Sư phụ Lý treo trên cây. Người đàn bà đứng trân nơi đấy một thời gian lâu.

Khi khoá học chín ngày bắt đầu, bà cũng đến. Ngày đầu, trong lúc nghỉ giữa buổi chiếu băng thâu hình của Sư phụ, bà đi tìm chúng tôi và nói không ngừng bằng giọng của người Chaozhou. Xuyên qua người thông dịch, chúng tôi cố gắng và hiểu được rằng bà nói, “Ngày hôm đó tại công viên, tôi nhìn thấy Sư phụ mặc đồ Phật đang tập công với hai người học viên trên cỏ. Tại sao không có Sư phụ nơi đây hôm nay, và tại sao Sư phụ trong băng hình lại mặc đồ tây?” Sau này, chúng tôi hiểu ra rằng thiên mục của bà đã mở và bà có thể nhìn thấy những điều cả trong khi hai mắt mở. Nhưng, bà chưa bao giờ học Khí công trước đây và không thể phân biệt được giữa các không gian khác nhau.

Chúng tôi đi đến phía đông của tỉnh Quảng Đông vào tháng tám 1996. Chúng tôi tổ chức khoá chín ngày ở khắp nơi trong vùng và rất nhiều người học viên mới đến tiếp tay phát tờ bướm, giữ phòng ốc cho khoá học, dạy công pháp, v.v. Sau khi chúng tôi rời đi, họ sau đó có thể trở thành những phối hợp viên tình nguyện của vùng đó. Mỗi sáng họ mang máy phát thanh băng nhạc tập công của họ đến nhiều nơi tập công và chỉ dẫn công pháp cho mọi người mới đến. Cách như vậy, một năm sau, nhiều vùng đã gia tăng con số người tập công từ một vài chục lên đến một vài ngàn, và nó cũng truyền bá rất mau lẹ đến các vùng đồng quê. Đến cuối 1996, chúng tôi cũng đi Chaozhou, Huyện Mei, và các thành phố khác, để tham gia trong các đại hội chia sẻ kinh nghiệm địa phương của họ.

Tôi còn nhớ tại Pháp Hội Huyện Mei, thành phần diễn giả bao gồm người không biết chữ, đảng viên cao cấp về hưu, đảng viên đang tại chức, công nhân, nông dân, sinh viên, v.v. Cũng có người được có một đời sống mới sau khi hết những bệnh bất trị, cũng có những tội phạm và cướp đảng mà đã thay đổi tốt đẹp hơn. Trong tất cả các bài nói chuyện của họ, họ đều cám ơn Sư phụ và Đại Pháp, thường khi chảy nước mắt trong sự biết ơn. Cho dù chúng tôi đến từ Quảng Châu, họ cũng xem chúng tôi như người thân trong gia đình họ khi nhìn thấy chúng tôi. Tôi nói với họ rằng tất cả đều là do lực của Đại Pháp, và họ chỉ nên cám ơn Sư phụ và Đại Pháp. Tôi cũng nói với họ truyền bá đi món quà này cho nhiều người có duyên hơn nữa mà vẫn đang chờ đợi Pháp. Từ đó, tất cả họ đều bắt đầu giới thiệu Pháp một cách tích cực. Đó là cách mà Pháp Luân Công bắt đầu được Hồng truyền trong khắp Trung Quốc đến mọi thành phần xã hội.

Năm 1998, để giúp cuộc điều tra về Pháp Luân Công của Hiệp Hội Sức khoẻ Quốc gia, các phối hợp viên chính của tỉnh Quảng Đông đã mời một nhóm chuyên gia làm một cuộc điều tra ngẫu nhiên trên hơn mười ngàn học viên tại tỉnh Quảng Đông. Cuộc điều tra kết luận là sự hữu hiệu của Pháp Luân Công trong việc trị lành những vấn đề sức khoẻ là 97%. Nhiều người mà có những bệnh bất trị đã được trị lành sau khi tập Pháp Luân Công. Các chuyên gia tin rằng Pháp Luân Công có thể mang đến sức khoẻ thể chất và tinh thần cho dân chúng, bằng cách thăng tiến đạo đức của họ và hưởng từ “Hiệu quả của Pháp Luân Công trên cộng đồng.” Họ cũng kết luận rằng môn tập luyện đạo đức cao này nên được truyền bá rộng rãi trong xã hội vì nó lợi ích một trăm phần trăm và không có một chút hại nào cho xã hội hoặc cá nhân nào.

”Các trung tâm trợ Pháp phải được điều khiển một cách cởi mở… Tiền của không được giữ” (Phụ lục I cho các Trung tâm Trợ Pháp Luân Đại Pháp, Đại Đạo Viên Mãn Pháp Luân Đại Pháp)

Phóng viên: Tôi được biết ông trước thường làm một người tình nguyện cho Trung tâm Trợ Pháp tại tỉnh Quảng Đông, và đã có liên lạc với vị sáng lập, Sư phụ Lý Hồng Chí. Ông có thể cho chúng tôi biết một chút về một số kinh nghiệm của ông trong thời gian đó không?

Gao: Bây giờ, mỗi khi tôi đọc quyển sách của Sư phụ Tinh tấn yếu chỉ và đến chỗ những bài Sư phụ đã viết cho các Trung tâm Trợ Pháp và cho các trợ đạo tình nguyện, tất cả các hình ảnh đều vẫn còn sống động trong trí tôi. Sư phụ luôn có yêu cầu rất nghiêm khắc đối với các Trung tâm Trợ Pháp.


Bút tự của Sư phụ Lý Hồng Chí cho các học viên Pháp Luân Công tại Quảng Châu — “Pháp Luân Đại Pháp tại Quảng Đông”

Tháng Tư 1996, khi Chuyển Pháp Luân đã được ấn hành tại Bắc Kinh vừa đúng một năm, và sắp được xếp vào hàng quyển sách thông dụng nhất bởi nhiều hãng thông tấn, thông tin và sở tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc gửi đi một tài liệu nội bộ cấm sự ấn hành Chuyển Pháp Luân cũng như các sách Đại Pháp khác dưới danh nghĩa là ‘mê tín’. Nhưng, họ sợ điều này sẽ làm dân chúng nổi giận, vì vậy họ chỉ đưa tin tài liệu này đi trong nội bộ. Nhưng nhiều thương gia bán sách nhìn thấy sự nổi tiếng của Pháp Luân Công. Đối với một số người, là vì lợi, cho một số khác, là một việc làm nghĩa, và họ vẫn bí mật ấn hành các sách Đại Pháp. Họ nói rằng ĐCSTQ luôn cấm bất kỳ điều gì mà dân chúng thích xem, trong khi các đồ rác rưởi mà dân chúng không muốn xem, như là trích dẫn của Mao, Đặng hoặc “Tam Đại biểu” của Giang, là bị áp đặt lên dân chúng bằng cách sử dụng tiền họ đóng thuế. Vì vậy, các Trung tâm Trợ Pháp trên toàn quốc mua các sách từ các nhà buôn khắp nước và nhượng bán nó cho tất cả những ai muốn tập luyện với giá mua vào không có lời.

Trong nửa năm cuối 1997, cùng với nhiều học viên khác tại Quảng Châu, chúng tôi sau rất nhiều cố gắng đã thương lượng được với nhà Xuất bản danh tiếng Huacheng tại Quảng Châu để ấn hành các bài Giảng Pháp của Sư phụ tại Mỹ quốc. Lúc bấy giờ, một vài phối hợp viên tại Trung tâm Trợ Pháp Bắc Kinh nói với chúng tôi rằng chúng ta cần hạn chế tối đa giá thành vì những người nông dân và học viên thất nghiệp cũng như những người không khá giả. Sau khi bàn với nhà xuất bản, chúng tôi có thể hạ giá thành của mỗi quyển sách xuống còn 5 đồng. Nhưng các Trung tâm Trợ Pháp sẽ chịu trách nhiệm phân phối nó.

Tôi còn nhớ ngày mà chúng tôi ký hợp đồng, người giám đốc dân biểu của nhà in la tôi nói rằng, “Anh nói rằng anh kính trọng Thầy anh, nhưng tôi nghĩ một quyển sách như thế này phải được ấn hành theo hình thức ‘sang trọng (deluxe)’ mà sẽ tốn tối thiểu 20 đồng một quyển. Cách nào anh kính trọng Thầy anh bằng cách cắt giảm phí tổn như vậy?’ Lúc bấy giờ, tôi cảm thấy ông ta có lý phần nào và tôi cảm thấy buồn bên trong.

Một vài ngày sau, chúng tôi nhận được hai cú điện thoại từ Sư phụ nói rằng [đại ý] là học viên Đại Pháp, không những chúng tôi phải tu luyện mình cho tốt, mà chúng tôi còn phải bảo trì hình thức tổng quát cho được chính, và mỗi bước đi cũng phải chính. Sự kiện là các Trung tâm Trợ Pháp mua và bán sách là không hợp lệ trong xã hội. Cả cho dù chúng tôi không lấy một xu tiền lời, chúng tôi vẫn là đang cầm tiền. Chúng tôi phải cho phép người thường bán nó qua đường lối thông thường và để cho họ được kiếm lời. Từ đó, vì đợt đầu năm trăm ngàn quyển đã được in ra, chúng tôi chỉ có thể để cho Trung tâm Trợ Pháp phân phối nó. Sư phụ biết rằng nhà in không có làm nhiều lời và như vậy Ông tình nguyện không lấy tiền bản quyền cho quyển sách. Sau khi đã gửi đi và phân phối tất cả, phần còn lại các sách được gửi lại cho nhà in để bán.

Sư phụ đã nói với các Hội Pháp Luân Đại Pháp từ lâu rằng các Trung tâm Trợ Pháp không nên giữ tiền và chúng tôi không nên làm một điều gì có dính dáng đến tiền. Là một cộng đồng người tu luyện, Pháp Luân Công không phải là một tổ chức xã hội hoặc một công ty. Từ đó, chúng tôi ngưng tham gia vào việc phân phối sách và để cho các nhà sách lo về việc này.

“Đại Đạo vô hình”

Có một điều nữa mà tôi nhớ rất rõ. Vào cuối 1997, Trung tâm Trợ Pháp Bắc Kinh phát hành một thông tin toàn thế giới theo lời đề nghị của Sư phụ: Sẽ không có các Trung tâm Trợ Pháp chính, đội chính v.v. và các tên phân biệt thứ cấp là không được dùng. Chúng tôi cũng không được phép có danh sách thành viên, và các học viên có thể đến và đi tuỳ ý thích của họ. Hơn nữa, các trung tâm trợ Pháp chỉ được thành lập tuỳ mỗi nơi tập công; bất kỳ ai mà muốn mang một cái máy phát thanh đến công viên mỗi sáng, muốn lập ra nơi tập công chung, và hướng dẫn tập các công pháp cho các học viên mới, thì người đó có thể là một phối hợp viên. Pháp Luân Công là một ”Đại Đạo vô hình” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore”), và là một con đường tu luyện mà chỉ chú trọng vào tâm con người. ”Các Trung tâm Trợ Pháp phải được điều khiển một cách thả lỏng” (Phụ chú I cho các Trung tâm Trợ Pháp Luân Đại Pháp, Đại Viên Mãn Pháp của Pháp Luân Đại Pháp)

Lúc đó, chúng tôi làm theo yêu cầu của Sư phụ trong công việc tình nguyện của chúng tôi. Sau vụ khiếu nại “25 tháng Tư” năm 1999, người lãnh đạo đảng nơi sở làm của tôi nói với tôi rằng, thể theo lệnh của thượng cấp của ông, ông đích thân đã đến nơi tập công của chúng tôi để do thám chúng tôi. Họ hoặc là bò trong rậm cây hoặc là trốn trong xe hơi hoặc trong các toà ốc để nhìn xem những kiểu người nào đến tập Pháp Luân Công.

Ông thấy rằng có các người khác nhau đến trong tất cả ba ngày ấy, không ai là người trách nhiệm, và phần đông họ là những người dân cư hoặc sinh viên ở gần đó. Không có người có tội phạm và người ta có thể nói ngay đây là một hoạt động cộng đồng điều khiển một cách lỏng lẻo. Ông ta không thể hiểu được tại sao La Cán (Luo Gan) muốn bêu xấu Pháp Luân Công và sau đó cố làm mọi điều y có thể để tìm chứng cớ. Cuối cùng, ông ta không thể tìm được một hoạt động gì là bất hợp pháp mà có thể đổ lỗi cho Pháp Luân Công.

Trong bảy năm nay từ khi tôi đến Mỹ, tôi đã đi đến nhiều nơi trên đất nước vì công vụ. Tôi nhìn thấy rằng đây cũng là trường hợp ở hải ngoại. Bên cạnh mướn các nơi để tổ chức các đại hội chia sẻ kinh nghiệm hoặc đại hội tin tức, các Tổ chức Pháp Luân Đại Pháp được ghi danh đều không có cách thức tổ chức chặc chẽ như người thường tưởng tượng.

Còn về tiền và của cải, Sư phụ của chúng tôi cũng có yêu cầu rất chặc chẽ đối với chúng tôi. Chính Sư phụ cũng không chấp nhận tiền cúng dưỡng hoặc quà biếu. Tại các Trung tâm Trợ pháp, chúng tôi không giữ tiền, hoặc là tham gia các hoạt động có liên hệ đến tiền. Các chi phí về ấn bản tờ bướm và tổ chức các hoạt động là được các học viên cá nhân chính họ tự nguyện lo toan. Không có thu tiền hoặc xin tiền bên trong Pháp Luân Công chút nào cả. Mọi việc đều tự nguyện. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu ngày 20 tháng bảy 1999, ĐCSTQ tuyên truyền cái tin dối trá rằng Sư phụ Lý có “tiền trữ ở ngoại quốc, ” và Pháp Luân Công “làm tiền, ” v.v.. Đối với vô lượng các học viên Pháp Luân Công mà đã nhìn thấy hoặc cảm giác nếp sống gương mẫu và lời dạy của Sư phụ và đã đi trên con đường tu luyện, thì họ không bao giờ tin những lời giả dối này. Chúng tôi đã đích thân nghe lời dạy của Sư phụ và đã có những kinh nghiệm không thể nào quên, mà đã chỉ cho chúng tôi cách nào đi ngay chính trên con đường tu luyện của chúng tôi.

Nhiều người hỏi tôi, điều thức giác sâu xa nào nhất mà anh đã đạt được qua tu luyện Pháp Luân Công trong mười hai năm. Tôi trả lời, “Một chính Sư, một chính Pháp, một chính Đạo.” Con người trong tương lai nhất định sẽ nhìn thấy các hành động của Sư phụ Lý là chính, Pháp Luân Đại Pháp đứng vững một cách chân chính và con đường đi của các học viên Đại Pháp trong xã hội con người là cũng chính. Tôi tin tưởng vững chắc là ánh sáng của “Chân Thiện Nhẫn” sẽ giải tán tất cả những đám mây đen và chiếu rọi tất cả Trung Quốc cũng như toàn thế giới.

(Từ Đại Kỷ Nguyên Thời Báo)

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/10/19/140482.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/11/11/79825.html

Đăng ngày 3-1-2007; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share