Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại thành phố Vũ Hán

[MINH HUỆ 13-4-2006] Khi tôi học Pháp và ‘giảng chân tướng’ một cách siêng năng hơn, thì sự thông hiểu của tôi về bài thơ ‘Đừng buồn’ trong tập thơ ‘Hồng Ngâm II’ của Sư phụ đi từ cảm giác tính đến lý trí tính hơn. Khi đọc nó lần đầu, tôi cảm tưởng nó không ăn nhập nhiều đối với học viên bên ngoài các nhà tù, trại giam và trại lao động, và Sư phụ từ bi của chúng ta chỉ nói với những người đang bị giam một cách bất hợp pháp kêu họ ‘đừng buồn’. Thay vì bị động bởi tình cảm, họ cần dụng Pháp làm Thầy và giữ Chính Niệm và Chính Hành trong môi trường tà ác. Và, họ phải thanh tỉnh tìm ra các chấp trước của họ và buông bỏ chúng. Chỉ sau đó thì tà ác mới bị tiêu trừ và họ mới được thả ra.

Sau khi học Pháp nhiều lần, hiểu biết của tôi thay đổi. Những lời của Sư phụ thật giản dị và chính xác, nhưng chúng hàm chứa những nguyên lý sâu xa trong đó. Đối với mỗi học viên, Pháp của Sư phụ là hướng dẫn cho chúng ta trong sự tu luyện. Nó chính là cái căn bản tối tôn quí để tu luyện trong Chính Pháp. Vì vậy, nó không nên được xem như chỉ có ý nghĩa đối với một số người, chứ không có ý nghĩa đối với những người khác.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, chế độ cộng sản tà ác bắt đầu cuộc bức hại ghê gớm của nó đối với Pháp Luân Công. Cuộc bức hại toàn diện và bao quát như vậy đã biến Trung Quốc thành một nhà tù bao trùm toàn quốc đối với các học viên. Đối diện với cái nhà tù này, các học viên kiên trì buông bỏ sự sống chết, không sợ và can đảm đi Thiên An Môn để phơi bày tà ác và cứu độ chúng sinh. Hành động dũng cảm của họ đã chấn động trời đất. Các Thần đều kính nể và tà ác hoảng sợ.

Tuy nhiên, có một số học viên trở nên mê muội vì bị sự tuyên truyền giả dối của ĐCSTQ và họ không phân biệt được gì là đúng và sai. Một số đã bị sợ, cả cho dù họ biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Họ trốn ở nhà và tập luyện bí mật. Điều này giống như họ tự nhốt mình trong cái nhà tù mà ĐCSTQ đã giăng lên cho họ, họ không dám bước ra khỏi nó. Nhiều người khác buông bỏ niềm tin của họ vì sợ. Một số người còn bước qua về phía phản diện và mang đến những hậu quả xấu cho Đại Pháp. Đối với những học viên đó, Sư phụ từ bi rất lo lắng. Sư phụ giảng Pháp nhiều lần để khuyến khích các học viên tại Trung Quốc nên hợp cùng nhau để chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo này. Cho dù một số học viên đang chứng thực Pháp dưới những hoàn cảnh khác nhau, sau khi học Pháp và chia sẻ kinh nghiệm, nhiều người đã không thể vượt qua sự ngăn chặn an bài bởi chế độ tà ác, vì vậy họ để mất đi những cơ hội để cứu độ chúng sinh.

Sư phụ thường nói với chúng ta rằng đệ tử Đại Pháp là một thể. Nếu mỗi thành phần trong thể ấy có thể hoạt động đúng mức, thì cuộc bức hại tà ác sẽ không còn tồn tại. Cả nếu nó tồn tại, nó cũng sẽ không trắng trợn, bạo tàn và tà ác đến như vậy. Đó là một bài học lớn cho tất cả các học viên, nhất là những ai mà đã không làm tốt trong quá khứ. Các bài giảng Pháp gần đây của Sư phụ ở ngoại quốc, và những trường hợp mà các bạn đồng tu bị bắt và tra tấn, khiến cho tôi hiểu rằng, trong khi những học viên đang bị giam cầm trong các nhà tù, trại lao động, trại giam và các lớp tẩy não, đang đối diện với một cái nhà tù hữu hình đó, thì mỗi học viên là đang đối diện với một cái nhà tù vô hình gồm có những quan niệm đã được thành hình từ hậu thiên (sau khi sinh), kể cả những quan niệm hình thành bởi cái văn hoá Đảng. Là một học viên Đại Pháp, một người có thể hay không thể vượt thoát khỏi những quan niệm đó là trực tiếp liên hệ đến việc người ấy có thể hiểu được những thệ nguyện của mình trong lịch sử, theo sát với tiến trình của Chính Pháp, làm ‘ba điều’ cho tốt, và xứng đáng là một học viên Đại Pháp trong thời Chính Pháp. Người mà có thể vượt qua chúng là Thần, nếu không thì người đó là một con người thường.

Sau khi nhìn thấy các bạn đồng tu bị bắt và tra tấn, các quan niệm con người của tôi nổi dậy. Trên bề mặt, tôi bị sợ. Tôi sợ cái gì? Tôi sợ bị bắt, gia đình tôi sẽ bị ảnh hưởng, tương lai của tôi bị tiêu huỷ nếu tôi không chịu nổi sự tra tấn, v.v.. Kỳ thật, sau cái sợ là những yếu tố con người đã biến dị và những quan niệm ích kỷ. Nếu tôi không buông bỏ những quan niệm đó, tôi không thể vượt qua được cái nhà tù này, và việc ‘phò trợ Sư phụ chính Pháp’ không thể giao phó cho tôi, nói chi là việc tu luyện trong Chính Pháp.

Làm sao để tiêu trừ các quan niệm con người? Tôi hiểu được rằng không có đường tắt. Chúng ta chỉ có thể đạt được điều này bằng cách học Pháp tinh tấn và làm ba điều cho tốt hằng ngày.

”Pháp có thể phá tan mọi chấp trước, Pháp có thể tiêu huỷ tất cả tà ác, Pháp có thể dẹp tan mọi sự lừa gạt, và Pháp có thể tăng cường Chính Niệm.” (”Tiêu trừ can nhiễu”)

Kinh nghiệm đời sống thực tế cho thấy rằng chỉ bằng cách học Pháp tốt thì chúng ta mới có thể vượt thoát khỏi những quan niệm con người của chúng ta, thật sự buông bỏ những ý niệm con người của chúng ta, và làm ba điều tốt như một học viên cần phải như vậy.

Chính Pháp sắp kết thúc và không còn nhiều thời gian nữa cho các học viên để chứng thực Đại Pháp.

”Khi chư vị buông bỏ cái tinh thần con người, thì tà ác tự nhiên biến mất.” (Đừng buồn)

Nếu mỗi học viên đều buông bỏ các quan niệm con người của mình, phơi bày tà ác, làm sáng tỏ sự thật và cứu độ chúng sinh, thì làm sao tà ác có thể còn tồn tại? Phải chăng đó là thời mà Pháp sẽ Chính nhân gian? Những ai mà không dám bước ra, xin hãy mau mau vượt thoát khỏi cái nhà tù con người và tiến bước theo cho kịp bước tiến của Chính Pháp.

Trên đây chỉ là sự hiểu biết nông cạn của tôi. Xin hãy chỉ điểm những gì không đúng.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/4/13/125179.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/5/15/73300.html

Đăng ngày 30-10-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share