Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 20-06-2020] Tôi năm nay 25 tuổi và giống như hầu hết những người thuộc thế hệ trẻ ở Trung Quốc, tôi đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tẩy não từ khi còn nhỏ. Tôi đã từng là người nhiệt tình ủng hộ ĐCSTQ và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tiêu chuẩn đạo đức suy đồi của nó.
Tuy nhiên, từ năm 2015 tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (cũng gọi là Pháp Luân Công), lương tri của tôi đã thức tỉnh. Tôi nhận ra sự tà ác của ĐCSTQ và cố gắng đề cao nhân cách đạo đức bản thân. Tôi hy vọng rằng câu chuyện của mình có thể thức tỉnh những người hiện vẫn đang còn ủng hộ ĐCSTQ.
Những người cùng thế hệ với tôi, lớn lên ở Trung Quốc bị tẩy não bởi những tuyên truyền của ĐCSTQ. Thù hận và vô tri mới chính là bản chất thực sự của ĐCSTQ, và những điều này đã được nhồi nhét vào trái tim chúng tôi dưới danh nghĩa mỹ miều là “Lòng yêu nước”. Ở trường tiểu học, tôi và các bạn thích vẽ tranh. Tất cả các bức tranh chúng tôi vẽ đều là cảnh giết hại người Nhật. Những người ở ngoại quốc chắc không thể hình dung được nhưng bạo lực chính là kết quả giáo dục của ĐCSTQ.
Năm 2008, Thế vận hội Olympic Bắc Kinh được tổ chức khi tôi đang học cấp hai. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan đạt tới đỉnh điểm ở Trung Quốc trong giai đoạn này. Khi tôi thấy người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ phản đối ngọn đuốc Olympic ở các nước khác, nhưng cảnh sát không ngăn họ lại, tôi đã rất tức giận. Tôi bắt đầu đấu tranh chống lại những nhà hoạt động dân chủ trên tất cả diễn đàn online. Kể từ đó tôi không chỉ ủng hộ ĐCSTQ mà cũng đã trở thành một “chiến binh”. Tôi tin tưởng vào những điều như: ai đó xúc phạm Đảng thì nên bị đánh đổ, ĐCSTQ phải xâm chiếm Đài Loan, và sẽ có chiến tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tôi hoàn toàn tin vào những yêu sách cộng sản được dạy trong lớp học lịch sử và khoa học chính trị, và tôi rất chăm chỉ trong những lớp học này. Tôi có thể đọc thuộc lòng chính sách và khẩu hiệu chính trị ĐCSTQ một cách trôi chảy, như là “chủ nghĩa tư bản sẽ sớm sụp đổ,” và tôi đạt điểm cao trong các môn học này.
Kết quả là cách suy nghĩ và nhìn nhận của tôi bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự giáo dục đó. Tôi học cách dùng hệ tư tưởng và triết học ĐCSTQ để phân tích hình thái xã hội và lịch sử. Tôi tìm cách bảo vệ ĐCSTQ khi người khác chỉ trích xã hội Trung Quốc. Tôi tự hào về sự “thông minh” vì tôi có cách làm riêng của mình. Tôi thậm chí nghĩ đến việc viết sách thuyết phục mọi người không chỉ trích ĐCSTQ.
Nghi ngờ
Giáo dục tại trung học cũng vậy. Tất cả điều chúng tôi được dạy là phải ca ngợi ĐCSTQ. Mặc dù tôi nhận ra vài điều là giả, tôi vẫn ép mình chấp nhận chúng. Giáo dục chủ nghĩa duy vật làm tôi coi trọng vật chất. Tôi nghĩ rằng đạo đức là không tồn tại, rằng nó vô hình, và rằng tầng lớp lãnh đạo dùng nó để lừa mọi người. Tôi tin rằng chỉ vật chất mới là tồn tại thực sự và bất cứ việc làm nào mang lại lợi ích cá nhân đều là việc tốt.
Năm lớp 11, tôi có một giáo viên lịch sử tuyệt vời, thầy có hiểu biết chính xác về lịch sử Trung Cộng và xã hội Trung Quốc hiện tại. Thầy thường khuyến khích chúng tôi tự suy ngẫm và kiểm nghiệm những điều giảng trong sách giáo khoa. Dưới hướng dẫn của thầy, tôi đọc rất nhiều sách lịch sử và ngỡ ngàng rằng nhiều điều tôi được dạy là sai. Đảng Cộng Sản vẽ xã hội Trung Quốc trước năm 1948 là địa ngục trần gian, nhưng mọi người được tự do ngôn luận, sự tham dự vào chiến tranh Triều Tiên của Trung Quốc là không thể bao biện, cuộc vận động chính trị ĐCSTQ đã giết hàng triệu người…Tôi nhận ra rằng ĐCSTQ đã xuyên tạc lịch sử.
Tôi dần dần thức tỉnh, và hình ảnh ĐCSTQ trong tâm trí tôi bắt đầu vỡ vụn. Tôi bắt đầu chống lại sự tẩy não chính trị. Từ đó bất cứ khi nào tôi nhận được thông tin chính trị từ ĐCSTQ, phản ứng đầu tiên của tôi là nghi ngờ. Tôi sẽ cố gắng tìm kiếm sự thật và nhận định của mình.
Nhưng, sau tất cả, tâm trí tôi bị nhồi nhét bởi lý tưởng ĐCSTQ trong nhiều năm, và ở Trung Quốc chúng tôi phải chịu sự kiểm duyệt thông tin chặt chẽ, vì vậy tôi không thấy được bản chất thật sự của ĐCSTQ, mặc dù tôi biết vài sự thật. Tôi vẫn hy vọng vào ĐCSTQ. Tôi nghĩ rằng độc tài chỉ là tạm thời, và chừng nào ĐCSTQ phát triển kinh tế, Trung Quốc sẽ dần dần trở nên dân chủ.
Cú sốc
Tôi có ảo tưởng như vậy tới tận khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp khi vào đại học.
Vào năm thứ hai, tôi trở thành một thành viên của Hội sinh viên. Tôi học tập và làm việc rất chăm chỉ. Căng thẳng khiến tôi bị mất ngủ. Một đêm tôi trằn trọc trên giường. Bổng nhiên, tôi nhớ rằng mẹ tôi đã lưu bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí trong điện thoại của tôi (Sư phụ Lý là Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp). Mẹ tôi là một học viên Pháp Luân Công.
Khi tôi còn nhỏ, tôi đã tập Pháp Luân Công cùng với mẹ trong một thời gian. Mặc dù tôi không thực sự tu luyện Pháp Luân Công, tôi biết rằng Pháp Luân Công là tốt. Tôi biết ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, nhưng tôi không biết lý do và lúc đó tôi cũng không muốn biết. Đêm đó, tôi không thể ngủ được, vì vậy tôi quyết định nghe bài giảng.
Kỳ lạ là tôi ngủ thiếp khi nghe giảng. Sư phụ Lý nói về tu luyện. Nội dung chân chính và tích cực làm tôi cảm thấy an toàn và thoải mái. Tất cả lo lắng tan biến vì vậy tôi có thể ngủ được. Từ đó, tôi nghe bài giảng hàng đêm và không còn bị mất ngủ nữa.
Tôi nghe bài giảng nhiều lần. Từ đó tôi biết ý nghĩa chân chính của sinh mệnh, tại sao nên trở thành một người tốt, làm thế nào để trở thành người tốt, và nguồn gốc của sinh mệnh. Những câu hỏi khác của tôi, như là bí mật của vũ trụ và quan hệ nghiệp lực tới thế gian cũng được trả lời trong bài giảng. Tôi quyết định tu luyện Pháp Luân Công vì tôi muốn phản bổn quy chân.
Từ khi còn nhỏ, tôi đã có vấn đề về tiêu hóa. Bụng tôi không thể tiếp nhận nhiều loại thức ăn, và tôi thường phải bỏ đồ ăn. Một thời gian ngắn sau khi tu luyện, tôi không còn gặp vấn đề về tiêu hóa nữa.
Điều quan trọng hơn là tôi đã học được nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp. Điều mà chưa ai dạy tôi trước đây. Trong cuộc sống hàng ngày, tôi cố gắng chiểu theo nguyên lý này. Tôi không tranh đấu, và mối quan hệ giữa tôi với mọi người trở nên hài hòa. Tôi không còn lo lắng về những việc nhỏ nhặt nữa. Khi gặp khó khăn, miễn là tôi tĩnh tâm đọc sách, tôi sẽ luôn tìm thấy giải đáp trong cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công). Tôi có thể vứt bỏ nhiều chấp trước và đề cao tâm tính. Chuyển Pháp Luân trở thành cuốn sách tôi đọc hàng ngày, bất kể có bận rộn thế nào.
Sau đó, có một câu hỏi mà tôi phải giải đáp. Pháp Luân Đại Pháp tốt như vậy, nhưng tại sao ĐCSTQ bức hại nó? Tuyên truyền của ĐCSTQ có đúng không? Tôi tìm kiếm câu trả lời trên mạng. Tôi vượt kiểm duyệt và tìm nhiều thông tin mà không đăng tải ở Trung Quốc. Bài viết của các học viên trên Minh Huệ kể về lợi ích họ thu được nhờ tu luyện. Họ có niềm tin vững chắc rằng Đại Pháp là ngay chính và cuộc đàn áp là sai lầm.
Tôi cũng phát hiện rằng ĐCSTQ đã tuyên truyền dối trá để tấn công Pháp Luân Công, ví dụ như về vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn. Tôi thấy sự tàn bạo của cuộc bức hại. Rất nhiều học viên qua đời vì tra tấn thể xác. Tôi thấy những bằng chứng rõ ràng về việc chính quyền bảo hộ việc mổ cướp nội tạng từ học viên còn sống. Tôi đã chứng kiến chính quyền bức hại các luật sư nhân quyền Trung Quốc, những người bảo vệ các học viên Pháp Luân Công.
Sự thật này khiến tôi suy nghĩ sâu hơn về ĐCSTQ. Cuộc bức hại Pháp Luân Công có phải là tội ác duy nhất nó thực hiện trong lịch sử? Vì vậy, tôi bắt đầu đọc về lịch sử của Đảng Cộng sản từ khi nó bắt đầu ở Paris, tới Liên Xô, các cuộc vận động chính trị của ĐCSTQ, đàn áp các nhà hoạt động dân chủ, kiểm duyệt, tẩy não, và xâm nhập vào xã hội phương Tây.
Chủ nghĩa Cộng sản đã mang tới vô số thảm họa cho Trung Quốc và thế giới. Nhưng nhiều người Trung Quốc chưa từng nghe về điều này. Tôi bị sốc! Đó là những gì tôi học trong thập kỷ trước? Khi mà ĐCSTQ gây tội ác, tôi đã làm gì? Nhớ lại tôi đã đấu tranh cho nó và bảo vệ nó, tôi cảm thấy hổ thẹn với chính mình.
Tôi hoàn toàn đã nhận ra bản chất tà ác của ĐCSTQ. Vì vậy, tôi đăng ký thoái đảng và các tổ chức liên đới của nó trên trang web Thời báo Đại Kỷ Nguyên (The Epoch Times).Tôi xóa tất cả các bài tôi viết ủng hộ ĐCSTQ và vứt hết sách lịch sử và chính trị. Tôi đã thức tỉnh và từ bỏ ĐCSTQ.
Giải thể văn hóa Đảng và khôi phục đạo đức nhờ tu luyện Đại Pháp
Thoái Đảng không có nghĩa là đã loại bỏ được sự độc hại của nó. ĐCSTQ đã cấy ghép thuyết vô thần và đấu tranh vào tư tưởng của người Trung Quốc và phá hủy đi nền văn hóa truyền thống. Mọi người Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi sự tẩy não của ĐCSTQ, họ rất khác biệt so với văn hóa của các xã hội khác.
Bản thân tôi cũng là nạn nhân của sự tẩy não của ĐCSTQ. Tôi không nhận ra điều này tới khi tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp. Ảnh hưởng bởi độc hại của Đảng, hành vi và lời nói của tôi không phù hợp với tiêu chuẩn Đại Pháp. Đó là trở ngại lớn trong quá trình tu luyện của tôi. Tôi phải dùng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để quy chính bản thân và thanh lý độc hại.
Biểu hiện phổ biến và rõ ràng nhất của độc hại của ĐCSTQ là thù hận, đã bám rễ sâu trong tôi. Tôi ghét Nhật, tôi ghét Mỹ, tôi ghét tất cả những người phản đối ĐCSTQ. Trong cuộc sống hàng ngày tôi ghét tất cả những thứ làm tôi không hạnh phúc. Tôi cay nghiệt với những người mà tôi không thích. Với tư tưởng như vậy, tôi luôn theo cách cực đoan để làm mọi thứ, và thường ăn nói cục cằn với người khác, thậm chí là cha mẹ mình.
Cái tâm này trái với nguyên lý Đại Pháp. Sư Phụ Lý giảng ở phần đầu của cuốn Chuyển Pháp Luân:
“Con người trong xã hội người thường, kẻ tranh người đoạt, kẻ lừa người dối, chỉ vì chút đỉnh lợi ích cá nhân mà làm hại người khác, các tâm ấy đều phải vứt bỏ.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Khi tôi nhận ra, tôi bắt đầu tập trung loại bỏ tâm xấu xa này.
Ví dụ, ngày nay nhiều người lái xe hay nổi cáu trên đường. Mặc dù tôi chỉ đi xe đạp, tôi cũng hay nổi cơn thịnh nộ. Khi người khác cản đường tôi hoặc vô tình đâm vào xe tôi, tôi sẽ rất tức giận. Bề ngoài tôi có thể kiểm soát bản thân, vì tôi biết rằng học viên Đại Pháp phải theo nguyên lý Nhẫn, nhưng tôi vẫn khó chịu trong tâm, vì vậy tôi đã không thực sự Nhẫn.
Một hôm, một đoạn Pháp trong Chuyển Pháp Luân thức tỉnh tôi. Sư phụ Lý kể câu chuyện:
“Khi tôi giảng Pháp truyền công tại Thái Nguyên, có một [nữ] học viên trên 50 tuổi, hai vợ chồng già cùng đến học. Khi họ đi đến giữa đường cái, một xe ô-tô chạy rất nhanh qua đó; chiếc gương chiếu hậu của xe đột nhiên mắc vào y phục của bà. [Nó] mắc vào và kéo bà lôi đi hơn mười mét, và làm bà ngã xuống đất “phịch” một cái, [còn] chiếc xe chạy xa hơn hai mươi mét mới dừng lại. Người lái xe nhảy vội ra khỏi xe và bực mình nói: ‘Này, bà đi đường mà không nhìn à!’ Hiện nay người ta như vậy đấy, cứ gặp vấn đề là trước tiên [họ] đẩy trách nhiệm, có tại họ hay không thì cũng đẩy cho [người khác]. Người ngồi trong xe nói: ‘Hãy xem [người ta] ngã có sao không, đưa [người ta] đến bệch viên đi.’ Lái xe hiểu ra, vội nói: ‘Bác có sao không? Ngã có bị sao không ạ? Chúng ta cùng đến bệnh viện để xem nhé.’ Học viên này từ từ bò dậy khỏi mặt đất rồi nói: ‘Không sao cả, cậu đi đi.’ [Bà] phủi bụi xong bèn vịn ông chồng rồi đi tiếp.” (Bài giảng thứ tu, Chuyển Pháp Luân)
Tôi đọc câu chuyện này nhiều lần, nhưng tôi đã không nghĩ nhiều. Hôm đó, bỗng nhiên, tôi nhận ra rằng nữ học viên này rất khoan dung và tha thứ. Làm sao tôi lại nổi cáu chỉ bởi người khác chắn đường hoặc đâm vào tôi. Điều đó có đúng với người tu luyện không? Hành động của tôi quá thấp so với tiêu chuẩn của Đại Pháp. Tôi thấy xấu hổ.
Tôi nghĩ về điều này nhiều hơn. Tâm này của tôi tới từ học thuyết tranh đấu bị đầu độc bởi Đảng. Mọi người không cố tình chắn đường hoặc va chạm với tôi. Tôi tuân thủ luật giao thông, họ có thể vi phạm luật. Nhưng điều này không nên làm tôi nổi giận.
Không chỉ dễ nổi giận trên đường, tôi thường phàn nàn người khác ở công ty và ở nhà. Tôi tự đề cao bản thân và không coi trọng người khác. Đó không phải là học thuyết tranh đấu nhồi sọ bởi đảng sao? Một người không tu luyện cũng không nên cư xử như vậy, huống chi là người tu luyện.
Sư phụ giảng:
“Như mọi người đã biết, [khi đã] đạt đến tầng La Hán, [thì] gặp sự việc gì cũng không để trong tâm, hết thảy những sự việc nơi người thường đều hoàn toàn không để tâm, đều là vui vẻ thoải mái; chịu thiệt thòi lớn đến mấy, vẫn cứ vui vẻ thoải mái. [Nếu] thật sự có thể làm được vậy, thì chư vị đã đạt đến quả vị sơ cấp của La Hán.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)
Sau khi ngộ ra điều này, tôi cố gắng hết sức chiểu theo Pháp. Tôi nhận ra rằng quan hệ với mọi người đã trở nên hài hòa. Tôi không lo lắng vì tôi đã không còn phàn nàn, và bắt đầu hướng nội tìm ở bản thân mình khi đối diện với mâu thuẫn.
Tôi có một trải nghiệm ấn tượng sâu sắc khác. Tháng 5 năm 2019, tôi đến Hồng Kông tham dự các hoạt động kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới của các học viên Pháp Luân Công địa phương. Có một tổ chức địa phương đã bị ĐCSTQ mua chuộc, thường quấy rối và đe dọa học viên Pháp Luân Công. Ở buổi lễ, một thành viên của tổ chức này cố gắng đưa tôi tờ rơi phỉ báng Pháp Luân Công. Tôi nóng mặt và lừ mắt. Cô ta xấu hổ và rời đi.
Sau đó tôi nhận ra rằng cách làm của tôi là sai. Cô ấy làm điều sai trái, giúp ĐCSTQ truyền bá dối trá, nhưng bản thân cô ấy cũng là nạn nhân bị lừa dối bởi ĐCSTQ – phỉ báng Phật Pháp sẽ bị báo ứng. Cô ấy bị ĐCSTQ mua chuộc nhưng không biết mình đang làm điều dại khờ. Không đáng thương sao? Tôi không nên thông cảm với cô ấy sao? Sư phụ Lý dạy chúng ta: “Mà dù thật sự bị bức hại, thì cũng phải dùng Thiện của người tu luyện để đối đãi hết thảy.” (“Gửi các học viên Việt Nam”)
Tôi cảm thấy xấu hổ so với các học viên ở Hồng Kông. Ở lễ kỷ niệm, tổ chức này nhục mạ và tấn công học viên Pháp Luân Công bằng loa lớn. Nhưng không một học viên nào phản kháng lại. Mọi người bình tĩnh và hòa ái. Đối mặt với tấn công của tổ chức đó, trong nhiều năm các học viên theo lời dạy của Sư phụ “Đã làm người luyện công thì trước hết phải làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, phải Nhẫn.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân) Họ không bao giờ đối xử với cái ác bằng bạo lực, như cách tôi làm với người phụ nữ kia. Hành động của tôi có gốc rễ ở độc hại của ĐCSTQ.
Như trong cuốn sách Giải thể Văn hóa Đảng, văn hóa đảng dạy mọi người phải có tư tưởng đấu tranh để giải quyết vấn đề. Khi đối diện với xung đột, phản ứng đầu tiên của người bị ảnh hưởng bởi văn hóa đảng là đấu tranh một cách lạnh lùng và tàn bạo. Nhưng Đại Pháp dạy chúng ta đối xử với mọi người chân thành, từ bi và nhẫn nại.
Sư Phụ giảng:
“Là người luyện công chúng ta sẽ đột nhiên gặp mâu thuẫn. Xử lý thế nào? Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, [bảo trì] tâm thái hòa ái; [khi] gặp vấn đề thì sẽ xử lý được tốt, bởi vì nó có một khoảng hòa hoãn. Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Thù hận chỉ là một phần được dạy bởi Đảng. Nó cũng bao gồm dối trá, tự cao, phóng đại, đối với người khác như kẻ thù, coi thường người khác…Tất cả những điều này trái ngược với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, văn hóa truyền thống Trung Quốc và Tây phương. Được Pháp chỉ dẫn, tôi có cơ hội tự mình tìm ra những vấn đề này, và có cơ hội chỉnh lý lại bản thân. Trong tu luyện, tôi cố gắng khôi phục đạo đức và thanh lý mọi sự độc hại.
Kết luận
Nhìn lại quá trình chuyển biến từ người cực đoan tới trầm tĩnh và hòa ái, tôi vô cùng cảm kích các nguyên lý của Đại Pháp. Nếu không có Đại Pháp, tôi vẫn bị ĐCSTQ lừa dối, vẫn đấu tranh trên internet như một người cực đoan theo ĐCSTQ. Đại Pháp đã giúp tôi tìm thấy nội tâm an hòa, và hiểu được ý nghĩa nhân sinh. Con cảm tạ Sư phụ Lý đã giúp con đề cao.
Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã được 21 năm. Người tu luyện không bao giờ dùng bạo lực hoặc điều xấu xa nào để chống lại. Chúng tôi chỉ phơi bày sự tà ác của ĐCSTQ, và cố gắng giúp mọi người thoái Đảng, hy vọng mọi người không bị lừa dối và bị hủy hoại cùng với Đảng khi nó mất quyền lực. Đảng sẽ sớm bị báo ứng bởi thiên thượng. Từ bỏ nó là lựa chọn tốt nhất để mang đến tương lai tươi sáng cho bạn.
Tôi hy vọng rằng người Trung Quốc, bao gồm cả những ai vẫn tuân theo chính sách bức hại, sẽ tỉnh táo và biết chân tướng Pháp Luân Công. Trong thế giới hỗn loạn này, biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt và Chân-Thiện-Nhẫn là tốt sẽ mang tới phúc báo cho mọi người.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/6/6/407352.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/6/20/185594.html
Đăng ngày 13-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.