Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đức

[MINH HUỆ 11-01-2020] Để bản thân có thêm nhiều cơ hội hơn nữa trong lĩnh vực diễn thuyết, tôi đã liên lạc với một trạm phát sóng ở khu vực địa phương. Khi tôi cố gắng tiến vào cổng, tôi nhanh chóng nhận ra rằng cách tiếp cận của tôi là sai. Tôi được thông báo là nhóm diễn giả làm việc ở một thành phố khác và các đơn xin việc sẽ được gửi qua Internet.

Khi ấy tôi đã rất bối rối, sau đó tôi chú ý đến các tờ quảng cáo được dán trên tấm bảng lớn ở phía cổng của trạm. Thấy vậy, tôi đến phòng quản lý và hỏi liệu mình có thể dán những tờ rơi về Pháp Luân Công lên tấm bảng đó được không? Đồng thời, tôi giảng rõ chân tướng về cuộc bức hại đang diễn ra cho người phụ nữ là bảo vệ trạm phát sóng. Sau khi nói xong, tôi nhìn thấy nét cảm động trên gương mặt của cô ấy. Tôi liền hỏi cô ấy làm cách nào để có thể đăng ký chủ đề vạch trần cuộc bức hại này lên đài radio. Cô ấy đã gợi ý tôi hãy liên lạc với biên tập viên, tôi có thể cảm nhận được sự quan tâm và muốn hỗ trợ tôi của cô ấy.

Tôi đã liên lạc với biên tập viên qua điện thoại, cô ấy đã thông báo cho tôi về một cuộc thảo luận sẽ diễn ra vào ngày hôm sau – tối thứ sáu tại trạm phát sóng. Cô ấy nói với tôi rằng phóng viên của đài truyền hình ARD Thượng Hải sẽ trực tiếp tham gia. Ngoài ra, còn có thêm một vị tiên sinh ở thành phố của chúng tôi – Freiburg, Đức thuộc diễn đàn Trung Quốc và tổng biên tập của công ty truyền hình SWR tại Freiburg sẽ đứng ra chủ trì chương trình này.

Nhưng tôi cũng có cuộc hẹn với chồng tôi vào ngày hôm sau, tôi đã nghĩ rằng điều đó thật không tốt vì như thế tôi sẽ không thể dự buổi thảo luận đó. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng, sẽ thật quá tốt nếu tối nay tôi có thể đề xuất chủ đề vạch trần cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên sóng radio.

Buổi thảo luận trên radio: Đề cập đến Đại Pháp và cuộc bức hại

Tối hôm đó, con gái tôi tìm mọi lý do để giữ tôi ở lại đến thứ bảy. Ngay lập tức tôi hiểu ra sự việc này không phải là tình cờ. Vì vậy, tôi đã đi đến sự kiện này vào tối thứ sáu. Trước đó, tôi nghiên cứu kỹ hơn về sự kiện này và nhận ra diễn đàn Trung Quốc là đối tác hợp tác với Viện Khổng Tử. Điều này khiến tôi vô cùng kinh ngạc, sau đó toàn bộ chương trình đã có thái độ hoài nghi với chính phủ ĐCSTQ. Phóng viên đài ARD đã phân biệt rõ ràng hai khái niệm Trung Quốc và Trung Cộng.

Khi khán giả được mời đặt câu hỏi, tôi biết rằng đây là lúc để mình nói rõ chân tướng về việc mổ cướp nội tạng và cuộc bức hại Pháp Luân Công. Mặc dù khán giả có khoảng 200 đến 250 người, nhưng tôi vẫn có thể nói một cách bình tĩnh và rõ ràng. Một lần nữa, tôi nhấn mạnh sự cấp thiết của việc phân biệt rõ sự khác biệt giữa đất nước Trung Quốc và Trung Cộng. Dù chỉ là một cuộc phỏng vấn ngắn gọn trên sóng truyền hình nhưng lại mang lại hiệu quả giảng chân tướng vô cùng tốt.

Dựng một bộ phim tài liệu

Vài tháng trước, tôi bắt đầu sắp xếp một buổi thuyết trình bằng video về một bộ phim đã định với ELSA (Hiệp hội sinh viên Luật Châu Âu), và bộ phim sẽ được phát sóng tại trường đại học gần khu vực tôi sinh sống. Quả là một sự sắp xếp vô cùng hoàn hảo, ngày chiếu bộ phim trùng với thời gian của các buổi nói chuyện dự bị cho buổi hội đàm. Bộ phim này nêu ra rất nhiều luận cứ xuất sắc.

Khi nhìn lại, tôi thấy dù là mọi việc được triển khai dễ dàng nhưng chính yếu vẫn là cần kiên nhẫn và kiên định trong suốt quá trình đàm phán. Ví dụ, tôi đã bị giữ lại bên ngoài cửa ELSA, điều này đã gây khó khăn cho việc sắp xếp một cuộc hẹn với tổng biên tập hay phân bổ không gian để tổ chức buổi thảo luận tại trường đại học. Bên cạnh đó, tôi còn không ngừng suy nghĩ tới việc làm thế nào để mọi việc đều được chấp thuận và tốt cho tất cả mọi người. Khi đối diện với khó khăn, tôi không quy kết lỗi thuộc về ai. Đồng thời, tôi hướng nội suy xét bản thân mình có tư tâm hay không và xả bỏ cái tâm đó, ví như: có những lúc tôi luôn xem xét xem làm thế nào để thời gian phù hợp với bản thân nhất. Trong suốt quá trình đó, tôi luôn chú trọng để bản thân không đi đến cực đoan, để mọi việc thuận theo tự nhiên.

Tôi không biết lý do tại sao mà tâm tôi không có khoảng hoà hoãn, không thể thời thời khắc khắc nghĩ đến việc cứu độ chúng sinh. Có một lần, tôi cũng đã mời các đồng tu trong nhóm học Pháp của chúng tôi cùng nhau phát chính niệm, thanh lý những can nhiễu. Khi tôi thấy sự việc có chiều hướng phát triển tốt dần lên, tôi đã không ngừng nhắc nhở bản thân không được khởi tâm hoan hỷ, không để tâm cầu danh can nhiễu đến bản thân. Tôi không ngừng nghĩ đến việc đối diện với chúng sinh, nghĩ đến việc họ cần phải được cứu độ.

Điều để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc là mỗi một sự việc giống như những mảnh ghép và cuối cùng ghép thành một chỉnh thể. Tôi thậm chí còn nhận được cách thức liên lạc với người phụ trách phòng phát thanh và các phóng viên phỏng vấn đã đề cử tôi với anh ấy. Sư phụ đã an bài mọi thứ một cách hoàn hảo.

Tu luyện trong gia đình

Thật đáng tiếc khi tôi nhận thấy cách hành xử của tôi đối với hạng mục Đại Pháp và với những người trong gia đình là hoàn toàn khác biệt. Trong hạng mục Đại Pháp, tôi luôn toàn tâm toàn ý, chú trọng từng hành vi của mình, xem bản thân đã đối chiếu với Pháp hay chưa. Tôi thường học hỏi được sự chính trực, từ bi, rộng lượng, và nhẫn nại từ chồng và hai cô con gái tôi. Qua họ, tôi biết được thế nào mới gọi là nghĩ cho người khác trước.

Vào một buổi sáng cách đây không lâu, khi tôi cùng chồng và con gái ngồi trên ô tô thì điện thoại của tôi đổ chuông, con gái đưa điện thoại cho tôi. Vì tôi cũng sắp dừng xe để con gái xuống xe nên đã nghe cuộc điện thoại đó. Là một đồng tu gọi để hỏi tôi một vài vấn đề liên quan đến hạng mục Đại Pháp. Ngay lập tức, đầu não tôi loé lên suy nghĩ: “Chồng tôi ngồi ở phía sau nhất định sẽ nổi giận, nhưng tôi có thể giải thích cho anh ấy hiểu; tôi có thể dàn xếp tốt được việc này, anh ấy sẽ không có chút tổn thất nào”. Với suy nghĩ như vậy nên tôi đã không dừng xe, hơn nữa còn vừa nghe điện thoại vừa lái xe. Chồng tôi đã hai lần nhắc nhở tôi: “Dừng xe rồi hãy nghe điện thoại”. Khi thấy tôi không nghe lời anh ấy đã thật sự nổi giận. Thực tế, do chấp trước “muốn so xem ai mạnh hơn ai” của tôi đã khiến tôi không ngừng có mâu thuẫn với mọi người.

Nếu tôi có thể đứng ở góc độ của chỉnh thể thể xem xét, thay vì ôm giữ tâm tranh đấu thì cái tâm “suy xét lỗi lầm của người khác” sẽ được thanh lý hoàn toàn. Để làm được như vậy, thì tôi không nên chỉ ra những lỗi lầm của người khác. Đồng thời, minh xác nhận rõ bản thân còn chỗ nào làm chưa tốt. Nếu tôi đặt tâm suy xét, thì tôi có thể không ngừng nhận được những chỉ thị của Thần. Đôi khi, là những bài báo trên truyền hình có liên quan đến mâu thuẫn hay sự hoà thuận trong gia đình. Có lúc lại là bài viết trên trang Minh Huệ có tình huống xảy ra tương tự, hay tôi nhận được gợi ý từ bình luận của một ai đó. Nếu tôi thật sự minh bạch được “tướng do tâm sinh”, những điều phát sinh và mọi thứ xung quanh tôi đều là từ trường của tôi mà tạo thành thì cuộc sống sẽ thật có ý nghĩa, cho dù gặp phải loại thống khổ gì đi chăng nữa.

Tình hình kinh tế của gia đình tôi mấy năm gần đây cực kỳ khó khăn. Nhiều năm nay tôi nhận ra, nếu tôi có thể thời thời khắc khắc bảo trì được tâm thái ôn hoà thì gia đình tôi sẽ có thu nhập. Còn khi tôi sa vào tranh chấp thì sự việc sẽ theo đó mà phản tác dụng. Ví dụ như: khi tôi không giữ được bình tĩnh mà kích động thì những người thuê phòng của chúng tôi sẽ huỷ bỏ thoả thuận.

Mới chỉ vài ngày trước, hãng bảo hiểm đã yêu cầu tôi bổ sung một lượng lớn tiền mặt vào. Thông qua hướng nội, tôi nhận thấy bản thân rất khinh miệt cái gọi là “vì tiền mà phải nhượng bộ người khác” hoặc loại người chỉ vì tiền mà làm công việc mà bản thân không thích làm. Trên thực tế, tôi xem thường đại đa số những người không hiểu được ý nghĩa nhân sinh mà không ngừng cầu tiền tài. Còn tôi thì sao đây, trong rất nhiều tình huống, tôi có thể hoàn toàn tín Sư tín Pháp hay không? Tôi đối chiểu theo Pháp lý để hành xử hay là dùng những quan niệm của bản thân? Ví dụ: tôi nhận định rằng “những kỹ năng trong phương diện nghệ thuật thì không thể kiếm ra tiền”. Trong ma nạn, thay vì vui mừng nghĩ rằng đây là cơ hội để bản thân đề cao tâm tính thì tôi lại cảm thấy lạc lõng trong đau khổ.

Tham gia vào Đoàn nhạc Tian Guo

Bởi vì tôi biết thổi sáo nên từ trước đến nay luôn có nguyện vọng muốn được tham gia vào Đoàn nhạc Tian Guo. Hơn nữa, năng lượng mạnh mẽ toát ra từ màn trình diễn của đoàn nhạc đã thu hút tôi vô cùng sâu sắc. Tuy nhiên, tôi luôn nghĩ rằng phục trang của đoàn nhạc không đẹp mắt, không hấp dẫn. Cuối cùng, mong muốn giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp với con người thế gian trong tôi đã trở thành trọng yếu, còn tất cả những thứ khác đều là thứ yếu. Đồng thời, tôi cũng biết rằng nếu tham gia vào đoàn nhạc thì có thể làm tăng thêm gánh nặng tài chính nhưng tôi không muốn vì thế mà từ bỏ.

Có hai thành viên trong nhóm học Pháp của tôi đã tham gia vào đoàn nhạc nên những việc như sắp xếp việc đi lại cũng trở nên dễ dàng hơn. Sau khi tôi kiểm tra thính giác và thẩm âm qua điện thoại với một điều phối viên, anh ấy đã đề nghị tôi chơi kèn vì đã có đủ người thổi sáo.

Lúc đầu, tôi rất ngạc nhiên nhưng sau đó tôi đã cố gắng hết sức để chuẩn bị. Tôi đã thuê một nhạc cụ từ một cửa hàng trong vòng một tháng. Sau đó, tôi được đoàn nhạc cho mượn một nhạc cụ. Tôi còn tìm được một thầy giáo dạy tôi. Tôi vô cùng tự hào khi cuối cùng đã có thể chơi bản giao hưởng số 9 của Beethoven “O Ode to Joy”. Đáng tiếc thay, thầy giáo của tôi nói rằng quãng tám tôi đã đánh thấp xuống.

Địa điểm đầu tiên tôi tham gia buổi diễu hành của đoàn nhạc là tại Paris, thông qua kiên trì phát tờ rơi về đoàn nhạc, tôi đã được trở thành một thành viên mới. Toàn bộ quá trình tôi đã trải qua thật không thể dùng ngôn từ nào để diễn tả được những điều mỹ hảo ấy.

Trong hai ngày, buổi sáng cả đoàn luyện các bài công pháp, học Pháp; sau đó diễn tập cho buổi diễu hành. Tôi đồng thời tham gia vào đoàn nhạc và đội diễu hành, mặc dù không có ai đặc biệt hướng dẫn nhưng tôi có thể cảm nhận được lực gắn kết và sức mạnh của toàn chỉnh thể. Nhìn ngoài ngỡ như là một đội quân có kỷ luật rất nghiêm nhưng trên thực tế toàn chỉnh thể không có một chút tâm tranh đấu nào. Sự nghiêm túc ấy được phát ra từ sự kiên định và lòng dũng cảm của mỗi từng cá thể.

Tôi rất muốn sớm được trở thành một thành viên chính thức của đoàn nhạc đồng thời vừa có thể tham gia vào đội diễu hành. Vì vậy, tôi lại đến hỏi đồng tu điều phối: liệu đoàn nhạc có thiếu người thổi sáo hay không? Anh ấy đã trả lời là không. Ngày thứ hai, anh ấy cân nhắc việc tôi có thể chơi trống nhỏ trước hay không? Vì sau này, mỗi tổ nhạc cụ đều cần một người biết đánh trống nhỏ. Nếu như vậy thì tôi có thể tham gia vào đoàn nhạc sớm hơn dự định nửa năm. Đánh trống nhỏ chỉ cần luyện tập trong khoảng nửa năm, còn thổi kèn thì phải cần luyện tập hai năm thì mới có thể thuần thục. Mặc dù, gợi ý của điều phối viên hoàn toàn là nghĩ cho tôi vì như vậy thì tôi sẽ sớm được tham gia vào đoàn nhạc; nhưng từ trong nội tâm của tôi vẫn cảm thấy đây là một cú sốc rất lớn.

Tôi biết rằng đây là một khảo nghiệm, tôi trên cương vị như một người đứng ngoài cuộc quan sát những điều xung quanh để xem xét lại bản thân, chứ không để những loại xúc cảm mạnh mẽ của người thường chi phối. Một mặt, tôi có thể sớm tham gia vào đoàn nhạc nhưng bản thân sẽ phải học một loại nhạc cụ hoàn toàn mới. Hơn nữa, tôi lại chỉ thích thổi sáo; tôi thấy sáo là một nhạc cụ vô cùng cao quý, thư thái, và Sư phụ cũng sử dụng nó. Nhưng nếu tôi chọn thổi sáo, thì sẽ không thể sớm tham gia vào đoàn nhạc.

Sau một hồi tranh đấu nội tâm, tôi quyết định đồng ý với lời đề nghị của điều phối viên. Tôi nên thuận theo tự nhiên, đặc biệt là không được gây ra can nhiễu cho đoàn nhạc. Nhưng tôi vẫn cảm thấy rất thất vọng, khi nghĩ đến việc bắt đầu tập luyện đánh trống nhỏ, tôi lại không còn sự tích cực như trước nữa. Rất nhanh sau đó, tôi đã tìm được thầy giáo hướng dẫn. Tôi bắt đầu nhận thức ra, để có thể trở thành một thành viên trong đoàn nhạc thật không hề dễ dàng. Tôi bắt buộc phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng và vứt bỏ tâm chấp trước nóng vội cầu danh của bản thân.

Sư phụ giảng:

“Trong vũ trụ này có một [Pháp] lý, gọi là ‘bất thất giả bất đắc, đắc tựu đắc thất’, chư vị chẳng mất, [nó] cưỡng chế chư vị phải mất. Ai có tác dụng ấy? Chính là đặc tính vũ trụ có tác dụng ấy; vậy nên chư vị muốn chỉ có được [mà không mất] thì không thể được”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Trong những cuộc nói chuyện với các đồng tu, có rất nhiều người không thể hiểu tại sao tôi lại không thể chơi loại nhạc cụ mà tôi đã học. Tôi ý thức được rằng, đây đều là do tâm tranh đấu của tôi tạo thành. Tôi cũng minh bạch rõ ràng, tôi nên phối hợp vô điều kiện với điều phối viên. Hiện tại, tôi cảm thấy quá trình chọn lựa nhạc cụ để biểu diễn của tôi thật thú vị.

Cuối cùng, một học viên đã đề nghị tôi tập cả hai nhạc cụ và cho tôi mượn kèn của cô ấy. Lúc đầu, tôi nghĩ ý tưởng này là thật hoang đường nhưng sau đó tôi phát hiện điều này rất khả thi. Hiện tại, tôi biết rằng đoàn nhạc đang thiếu một người biết thổi kèn mà tôi lại có cả hai loại nhạc cụ nên tôi đã luyện đồng thời trống và kèn. Trong khoảng thời gian cuối năm được luyện tập các nhạc cụ, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Tôi hy vọng bài chia sẻ của mình sẽ hữu ích cho các bạn đồng tu, cảm ơn các đồng tu đã tiếp thêm động lực cho tôi. Đặc biệt, con xin cảm tạ Sư phụ đã ban cho con cơ hội vô cùng trân quý – cơ hội để trở thành một đệ tử Đại Pháp.

Bài chia sẻ được trình bày tại Pháp hội Đức 2019


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/11/398762.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/31/183025.html

Đăng ngày 23-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share