Bài một đồng tu tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-6-2005] (Lời dẫn: Đây là một bài nói chuyện trong một tâm đắc thể hội tại Liaohe (Liêu Hà) sân vận động số 1, Công ty khai thác dầu lửa tại thành phố Panjin (Bàn Cẩm) ngày 31 tháng giêng 1999. Có hơn bốn ngàn người tham dự đại hội.)

* * * * *

Cháu gái tôi tên San San (Shanshan) sinh ngày 28 tháng Bảy 1995. Nó được thấm nhuần Pháp Luân Phật Pháp từ khi nó chỉ mới sáu tháng. Vào khoảng một giờ chiều ngày 16 tháng Tám 1998, San San ba tuổi bị rớt vào trong một cái giếng mở nắp ở phía nam Khách sạn Shengxing (Thịnh Hưng) khi nó trên đường đi về nhà với mẹ nó. Khi nghe tiếng kêu thét của San San, mẹ nó xoay lại nhưng không thể nhìn thấy nó. Tức thời bà kêu lên cầu cứu và xin mọi người cứu giúp con bà.

Tiếng kêu cứu của mẹ nó khiến ba bốn trăm người qua đường chạy đến. Nhưng không ai dám nhảy vào trong giếng, vì nước bên trong cao hơn hai thướt tây (sáu feet) sau ba ngày mưa liên tiếp trước đây. Hơn nữa, nước rất dơ. Một người biết tình hình nói rằng, “Có một cái van điều khiển nước ở dưới đáy giếng. Cái van vào khoảng 50 cm (khoảng 1.5 feet) bề dầy. Hơn nữa, có hai cái ống bằng xi-măng to nối liền cái giếng với nước đang chảy mạnh.” Thời gian qua mau nhưng không một ai dám bước ra để cứu đứa bé. Tình hình thật khẩn cấp.

Đột nhiên một nông dân tên là Xu (Từ) (tên tạm), vào khoảng 50 tuổi, đi đến trên một chiếc xe ba bánh trên đường ông ta đi làm việc. Nhìn thấy đám đông ông ta hỏi việc gì xảy ra. Khi biết được là có một đứa bé rớt xuống giếng nước gần ba phút rồi, nhưng không ai dám vào nước để cứu nó, ông ta đẩy mọi người sang một bên để đến giếng nước. Ông kêu người chung quanh nắm lấy một cánh tay của ông trong khi ông lần lần đi vào nước với bàn tay kia vịn vào miệng giếng. Chân trái của ông may đụng được vào cái van. Lúc bấy giờ nước đã đến vai ông. Người nông dân dùng chân mặt của ông để dò nước tìm đứa bé, nhưng ông không thể biết nó ở đâu. Những người đứng nhìn thở dài, “Thật không có hy vọng gì cho đứa bé. Cho dù tìm được nó, thì nó cũng đã chết!” Ông Xu có vẻ rất khẩn trương. Ông nói lớn, “Tại sao tôi không tìm được đứa bé? Nó ở đâu?”

Ngay lúc bấy giờ một sự mầu nhiệm xảy ra. Bé San San thình lình dơ bàn tay mặt của nó lên từ đáy nước. Ông Xu cảm được bàn tay nó, nắm chặt lấy đó trong sự ngạc nhiên và đẩy nó lên khỏi mặt nước. Càng ngạc nhiên hơn nữa, San San mở mắt ra khi nó vừa đứng dậy. Nó chỉ phung ra có nữa bụm nước. Khi nó nhìn thấy mẹ nó, nó chạy vào đôi cánh tay của bà.

Sự kiện bất ngờ này làm mọi người ngạc nhiên và xúc động. Có người nói, “Tổ tiên đứa bé này có lẻ đã tích được nhiều đức! Mau lên! Giúp nó phun nước trong bụng ra. Nhưng San San nói, “Nước dơ lắm, cháu không có uống nước. Cháu nhắm mắt và ngậm miệng lại.”

Quả như lời San San nói. Người ta cố giúp nó phun nước ra thấy không có nước trong lỗ mũi, lỗ tai hoặc miệng nó. Rõ ràng là không có nước vào. Sau bao nhiêu sự ngạc nhiên đó, những người tốt bụng vẫn nói, “Tốt hơn nên đưa nó đi nhà thương để kiểm tra, để chắc rằng không có nước vào buồng phổi nó. Nhưng khi con gái tôi nhìn San San, nó xem hết sức bình thường và nói chuyện tốt. Vì đó là một ngày trời u ám và San San mặc đồ ướt và dơ, nó có vẻ như hơi bị lạnh. Vì vậy, con gái tôi quyết định đưa San San đến nhà tôi để tắm nước nóng và thay đỗi y phục. Nó vẫn còn khóc nức nở khi đến nhà tôi, chỉ cách cái giếng có 200 thướt (218 yards), với San San bồng trong tay nó.

Mười đồng tu Pháp Luân Công đang học Pháp tại nhà tôi. Con gái tôi rất xúc động và khóc, không nói được nên lời, nhưng cố nói rằng, “San San bị rớt xuống giếng nước.” Chồng tôi nói, ” Nó khỏi nguy hiểm rồi con!” Xong ông hỏi, “Nó có bị uống nước không?”

San San chạy đến trã lời, “Nước dơ lắm, nên cháu không có uống chút nào, và cháu nhắm mắt và miệng lại.” Chồng tôi vặn máy nước nóng chuẩn bị cho nó tắm. Tôi kêu nó xúc miệng và thấy rằng nước nó phun ra sạch trong. Đến lúc bấy giờ, chồng tôi chuẩn bị nước nóng đã xong. Khi ông thấy con gái tôi vẫn còn khóc, ông nói, ‘’Đừng khóc nữa con! Con con đã bình an vô sự. Hãy đi tắm nó đi.’’ Sau khi con gái tôi đi tắm con nó, chúng tôi tiếp tục học Pháp. Sau khi nó tắm xong, tôi nhìn San San hai lần và thấy nó nằm trên giường nói chuỵên với mẹ nó. Nó có vẻ như không có gì chỉ có mặt nó không được hồng hào như thường lệ.

Đến khoảng bốn giờ, các đồng tu đến học Pháp đã về hết. San San phóng ra khỏi giường như không có chuyện gì hết. Chỉ bây giờ mẹ nó mới nói với chúng tôi là San San bị rớt vào trong giếng nước hai thướt bề sâu. Một người công dân đi ngang, Ông Xu, đã cứu nó sau khi nó đã ở dưới nước gần ba phút. Chồng tôi nói, “San San, cháu khôn ngoan lắm, tại sao cháu lại bị té vào trong cái giếng như vậy?” Nó chỉ lên trần nhà với ngón tay nó và nói, “Cháu đang nhìn trời. Đó là tại sao cháu bị té vào trong cái giếng.” Sau đó chúng tôi hỏi nó chuyện gì xãy ra sau khi nó rớt vào trong nước.

Nó bò xuống trên đôi tay và đầu gối và sau đó lúc lắc cái đầu và nói, “Cháu ở dưới nước như thế này (ở một chỗ trống gần cái van). Cháu lội vòng vòng. Cháu nghe được tiếng nước chảy lục xục.” Chúng tôi hỏi nó có nghe tiếng mẹ nó kêu khóc không. Nó nói, “Cháu không có nghe.”

Chúng tôi nói, “Trong khi Ông Xu cố cứu cháu, ông ta nói ông ta không tìm thấy cháu. Tại sao cháu biết dơ tay lên lúc đó?” Nó xây đầu lại và chỉ vào tấm hình của Sư phụ trên tường và nói, “Sư phụ Lý Hồng Chí kêu cháu dơ cánh tay lên. Sư phụ nói, “Tiểu San San, tiểu San San, có người đến cứu con. Mau dơ cánh tay lên. Mau lên! Mau lên!’”

Cả hai chúng tôi đều rất ngạc nhiên và hết sức vui mừng, nhưng chúng tôi hỏi với một giọng nghiêm nghị, “Cháu có đặt chuyện không? Cháu là một đồng tu, vậy cháu không thể nói bậy bạ được!” Nó nói liền, “Cháu không có đặt chuyện! Cháu nói thật mà. Sư phụ kêu cháu nhiều lần và giọng của ông rất lớn.” Chúng tôi hỏi, “Cháu có thấy Sư phụ không?” Nó nói, “Không, cháu không có thấy Ông, nhưng cháu nghe được tiếng của Ông.” Nó vừa nói vừa biểu diễn, “Cháu dơ cánh tay lên như thế này nè. (Nó đang bò trên hai đầu gối, bàn tay trái chống trên mặt đất. Nó rướn mình lên và dơ bàn tay phải lên cao.)” Ông Xu nói với mẹ nó là San San dơ cánh tay phải của nó lên.

Chỉ sau khi chúng tôi nghe con gái tôi giải thích mà chúng tôi mới hiểu tình trạng nguy hiểm như thế nào. Lý do mà San San trở về được bình yên vô sự là nhờ Sư phụ che chở. Nếu không, nó đã chết rồi. Chúng tôi nhìn vào tấm ảnh của Sư phụ và không thể nói thành lời sự biết ơn của chúng tôi đối với Đại Pháp và Sư phụ. Chiều hôm sau, khi các đồng tu đến học Pháp hỏi nó, nó lại kể lại câu chuyện, và biểu diễn cánh tay dơ lên. Mọi người đều cười.

Sáng hôm sau chúng tôi mời Ông Xu và vợ ông đến nhà dùng cơm và đưa biếu cho ông ta 1, 000 nhân dân tệ và một cái gối lông crừu. Nhưng Ông Xu từ chối không nhận quà. Ông Xu nói, “Có hai lý do mà tôi không thể nhận tiền của ông bà. Thứ nhất là, tôi có cái công việc làm này của tôi từ hơn hai năm nay, và vì đó, tôi luôn thức dậy sau 2 giờ chiều. Tôi không có gì phải đi làm sớm hơn. Nhưng hôm qua, vợ tôi đang chơi bài với các người bạn. Thình lình bà chạy vào trong nhà kêu tôi thức dậy. Bà nói với tôi là đã 2 giờ rồi, vì vậy tôi thức dậy và đi vào buồng tắm. Sau khi trở lại tôi ngồi trên bờ giường và đốt một điếu thuốc lá. Khi tôi lấy cái đồng hồ đeo tay từ trong túi ra thì thấy chỉ mới có 1 giờ. Quá sớm để thức dậy. Vợ tôi nói bà thức tôi dậy lầm giờ. Tôi nghĩ dù sao tôi cũng đã thức dậy rồi thôi thì đi làm việc vậy. Thật bất ngờ, tôi đến đúng lúc để cứu cháu bé lên. Thứ hai là, mọi người đều nói là cháu bé ở trong nước dơ hai thước sâu trong 3 phút, và khi tôi không tìm thấy được cháu, tại sao cháu lại dơ cánh tay lên? Tại sao không có nước trong mắt, lỗ tai, mũi hoặc miệng cháu, và tại sao cháu có thể gọi mẹ khi vừa đưa ra khỏi miệng giếng? Tại vậy mà cháu không phải là một đứa bé thường. Dĩ nhiên tôi có được cái tiền duyên với đứa cháu bé này. Tôi muốn nhận cháu làm cháu gái nuôi của tôi. Tại vậy mà tôi không thể nhận tiền của ông bà.”

(còn tiếp…)

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/6/23/104672.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/7/7/62633.html.

Dịch ngày 7-8-2005, đăng ngày 11-8-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share