Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 04-11-2019] (Tiếp theo Phần 1)
Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các bạn đồng tu!
Cảm ơn các đồng tu đã cho tôi cơ hội được tham gia giao lưu tâm đắc thể hội trên Pháp hội Trung Quốc. Tôi muốn chia sẻ cách tôi đã buông bỏ chấp trước vào lợi ích vật chất, và cách mà tôi nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp với vai trò là một học viên và một doanh nhân.
Phối hợp với các đồng nghiệp với vai trò là một học viên
Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi hiếm khi tương tác với các đồng nghiệp và dường như có một rào cản ngăn cách giữa chúng tôi. Sau khi trở thành một học viên, tôi đã tẩy tịnh tâm trí mình bằng những thể ngộ đối với Pháp lý của Đại Pháp và duy trì sự khiêm tốn.
Vì Sư phụ Lý yêu cầu các học viên cần đi cứu người, nên tôi đã bắt đầu nói chuyện với các đồng nghiệp của mình bởi họ có thể có mối duyên tiền định với tôi. Tôi đã chủ động tiếp cận họ và trao đổi về những chủ đề liên quan tới công việc kinh doanh. Khi các nhà sản xuất mà tôi tới thăm có thêm các khách hàng khác, tôi đã mời một số họ ra ngoài ăn tối. Trong bữa ăn, tôi sẽ nói với họ về Pháp Luân Đại Pháp và việc thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Sau khi việc này diễn ra vài lần, tôi đã thiết lập được mối quan hệ với họ.
Trong những bữa ăn bàn về công việc, một đồng nghiệp giới thiệu tôi với những người khác rằng: “Anh ấy là trưởng nhóm của chúng tôi ở quận này. Anh ấy là một người tốt và điều hành công việc kinh doanh giỏi. Nhược điểm duy nhất của anh ấy là không uống đồ uống có cồn, bởi anh ấy tu luyện Pháp Luân Đại Pháp”. Mỗi khi việc này diễn ra, tôi sẽ giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và giải thích tại sao một người sẽ được thụ ích khi họ thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Cách làm như vậy thường khá hiệu quả.
Một lần, có một cặp vợ chồng từ quận khác đến chỗ tôi đòi nợ. Công ty của họ khá nhỏ và nó đang trên bờ vực phá sản. Trong bữa ăn, người vợ nói: “Chúng tôi đã giao hàng, nhưng lại không nhận được tiền trả – số hàng đó trị giá tới vài triệu nhân dân tệ. Hiện giờ chúng tôi đang rất tuyệt vọng”. Nhìn thấy vẻ phiền muộn của họ, tôi đã nói với họ về một nguyên lý của Đại Pháp: “Bất thất, bất đắc”. “Khi một người nợ bạn số tiền lớn và từ chối trả tiền, điều đó có nghĩa họ đang cấp cho bạn rất nhiều đức và sẽ có thể đối mặt với thảm kịch. Không có gì là ngẫu nhiên cả, và xin đừng lo lắng quá nhiều về điều đó. Ngoài ra, chúng ta đều biết rằng: ‘Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo’.” Cặp vợ chồng đó đã rất cảm kích khi nghe được những lời này. “Những điều anh vừa nói thực sự có ý nghĩa. Tôi đã cảm thấy rất tồi tệ trong một vài phút trước, nhưng giờ tôi đã tìm được cách để giải quyết vấn đề”, người vợ nói.
Làm công việc kinh doanh liên quan tới rất nhiều các bí mật, chẳng hạn như thông tin về các nhà cung cấp, lợi nhuận và mạng lưới phân phối. Mặc dù các đồng nghiệp có thể biết được những thứ tổng quan, nhưng mỗi người đều có bí mật riêng. Vì tôi có một vài đối tác kinh doanh ở các thành phố khác, nên một số đồng nghiệp đã hỏi tôi liệu có thể chia sẻ cho họ thông tin một vài khách hàng được không. Tôi thường vui vẻ cung cấp số điện thoại của khách hàng và mức độ tín nhiệm của họ. Tôi luôn chân thành hỗ trợ các đồng nghiệp, và hy vọng những sản phẩm của họ sẽ bán chạy ở đó.
Khi những khách hàng mới mua sản phẩm của tôi, thi thoảng họ sẽ hỏi liệu có nhà bán buôn nào khác không. Người bình thường sẽ không chia sẻ thông tin này. Nhưng, khi xem xét bản thân là một người tu luyện, tôi thường nói với họ mà không hề do dự. Vợ tôi khá phiền lòng vì tính ngay thẳng của tôi. “Tại sao anh lại nói với họ những điều này? Đây là bí mật thương mại. Nếu tất cả họ đều mua hàng ở một nơi khác, thì làm sao chúng ta tồn tại được?” Cô ấy rất giận dữ và ném đồ đạc khắp nhà. Tôi trả lời rằng: “Nếu tiền thuộc về chúng ta, thì không ai có thể lấy chúng được. Mọi thứ sẽ ổn thôi”.
Sau đó, các đồng nghiệp cũng giới thiệu một số khách hàng cho tôi. Trong lúc đến kho hàng của tôi, họ thường khen ngợi tôi là trung thực và thành công. Tôi kể với vợ tôi điều này và cô ấy cũng rất vui vẻ.
Sư phụ giảng:
“Nhà chư vị phòng ốc xây bằng gạch vàng kim, trong tư tưởng chư vị không có, không trọng nó. Tu nơi người thường, làm công tác gì cũng có, làm ăn thì phải kiếm tiền, trong tâm không có thì có sao đâu, không có coi trọng nó, có hay không cũng như nhau, thì chư vị đã qua được quan này”. (Giảng Pháp tại thành phố New York, Giảng Pháp tại Pháp hội Mỹ quốc [1997])
“Bộ phận tu luyện [tại] người thường chúng ta, bất kể chư vị có bao nhiêu tiền, làm quan [chức] to đến mấy, chư vị làm kinh doanh cá thể, mở công ty, làm doanh nghiệp gì đi nữa, thì cũng không hề gì; [hãy] giao dịch công bằng, giữ tâm cho chính”. (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Đoạn Pháp này của Sư phụ là tiêu chuẩn đo lường thiết yếu của tôi. Không chỉ bản thân tuân theo quy tắc này, mà tôi cũng thường khuyên các khách hàng của mình hãy “giao dịch công bằng, giữ tâm cho chính”.
Trong quá khứ nếu tôi phạm lỗi, tôi sẽ âm thầm sửa lại nó mà không nói một lời nào. Hiện tại nếu điều đó xảy ra, tôi sẽ xin lỗi khách hàng và đảm bảo rằng họ sẽ không phải chịu tổn thất. Thú vị là, tôi nhận thấy các đồng nghiệp tôn trọng tôi nhiều hơn. Đôi lúc tôi bỏ lỡ bữa ăn với họ thì họ nói: “Chúng tôi đang đợi để nghe anh nói về những nguyên lý của Đại Pháp mà anh đã học đây”. Con gái của tôi cũng nhận thấy sự thay đổi của tôi. “Cha hiện tại thật khác biệt”. Con gái thứ hai nói: “Trước đây cha hiếm khi để tâm tới người khác. Hiện giờ cha rất khiêm tốn”. Tôi nói với cháu rằng đó là bởi Pháp Luân Đại Pháp đã cải biến tôi. Tôi cũng có thể ngộ rằng: một người ở tầng thứ càng cao, thì càng phải khiêm tốn.
Khi một vài người chủ doanh nghiệp và tôi gặp nhau để trao đổi về việc học hỏi kinh nghiệm từ những doanh nhân ở một thành phố khác, một trong số họ đã ngắt lời tôi và nói: “Những gì anh nói nghe thật tuyệt. Nhưng vợ anh luôn bán những sản phẩm giả có hại. Mọi người đều biết điều này”. Tôi cảm thấy sốc khi nghe điều đó, mọi người nhìn vào tôi, lo rằng tôi có thể phản kháng lại giống như trước đây. Nhưng, khi xem xét mình là một học viên và tôi nhớ rằng mình cũng từng lợi dụng anh ấy, tôi đã buông được tâm đó xuống. Vào bữa tối, tôi đã xin lỗi người đàn ông đó và mọi thứ đã trở lại bình thường. Anh ấy cũng bắt đầu chấp nhận chân tướng Pháp Luân Đại Pháp kể từ đó.
Tôi cũng nhận ra rằng, khi các học viên duy trì được thiện niệm và đối xử tốt với người khác, thì chúng ta có thể ảnh hưởng tích cực tới mọi người. Có một lần, một khách hàng đã nói rằng trông tôi rất tốt bụng và điềm tĩnh, giống như một vị cao tăng nổi tiếng. Sau đó, cô ấy cho tôi xem một bức ảnh trên mạng xã hội. Tôi nhận thấy nụ cười của vị cao tăng có chút dị thường. Nhưng dù sao thì tôi cũng đánh giá cao việc con người mỗi ngày đã có thể nghĩ rằng các học viên Đại Pháp là lương thiện và chính trực. Có được điều đó là bởi các học viên chúng ta luôn tuân theo các nguyên lý của Đại Pháp, và có thể đắc được những thể ngộ mà những vị cao tăng kia dù muốn cũng không thể có được.
Những nguyên tắc của một doanh nghiệp thành công
Thể ngộ của tôi là duy trì chính niệm và giữ vững sự chính trực sẽ tạo ra một doanh nghiệp thành công; còn nếu không thì chúng ta sẽ có thể đối mặt với phiền phức. Những học viên đang điều hành doanh nghiệp đều không có một tham chiếu nào để làm theo cả. Đúng hơn là, chúng ta cần hành xử dựa trên những nguyên lý của Đại Pháp và đạt được các tiêu chuẩn tâm tính của một học viên. Điều hành một doanh nghiệp là một công việc mệt mỏi và phức tạp, nhưng chúng ta luôn có thể tu luyện tâm tính của mình.
Một lần có một người bạn hỏi tôi rằng: “Bí quyết thành công của anh là gì?” Tôi đã lắc đầu. Trên thực tế, tôi không được đào tạo quản lý, cũng như không dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ về các chiến lược. Đối với tôi, cứ làm việc tuỳ kỳ tự nhiên thì sẽ kiếm được tiền miễn là nó thuộc về tôi. Là một đệ tử Đại Pháp, điều quan trọng nhất là làm tốt ba việc và những thứ khác đều sẽ thuận theo đó mà diễn ra.
Một doanh nhân đã hỏi tôi: “Anh đối đãi với nhân viên rất tốt, và tôi cũng như vậy. Anh thưởng thêm cho họ và tôi cũng đã làm như thế. Nhưng, khi tôi không có mặt, nhân viên của tôi chỉ đùa giỡn và không làm việc chăm chỉ. Ngược lại, nhân viên của anh không cần phải giám sát và họ làm việc rất chăm chỉ. Hãy nói cho tôi biết anh đã làm điều đó như thế nào?” Tôi mỉm cười và nói: “Nếu anh tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, trong tương lai anh sẽ biết làm thế nào. Thiện tâm thực sự có thể thay đổi mọi thứ”. Một người bình thường có thể mang tâm hữu cầu để đối xử tốt với người khác, mặc dù anh ấy hoặc cô ấy không nói điều đó ra một cách rõ ràng. Nhưng những học viên Đại Pháp thì chân thành quan tâm đến những người khác.
Trong các cuộc họp với nhân viên, tôi thường kể cho họ nghe những câu chuyện mà các học viên sưu tầm về văn hoá truyền thống Trung Hoa (chẳng hạn câu chuyện ông Vương Thiện Nhân tu Phật). Những câu chuyện này mang nội hàm của văn hoá Thần truyền, và chúng đã thức tỉnh lương tri của con người.
Nhân viên thu ngân giữ một vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Nhưng đối với tôi, ai cũng có thể làm vị trí đó. Khi một học viên tới nói chuyện với tôi hoặc tôi cần ra ngoài làm việc gì đó, tôi sẽ chọn ngẫu nhiên một người đi cùng tôi để làm thu ngân. Tôi không lo lắng về điều đó, và nhân viên sẽ coi đó là vinh dự và không làm tôi thất vọng.
Nếu nhân viên nào có việc phải ra ngoài, chẳng hạn trong đám cưới hoặc đám tang, tôi sẽ đến tham dự và nói về Pháp Luân Đại Pháp. Khi họ cần mua nhà, tôi thường đi cùng và chọn giúp họ một căn. Khi họ cần vay tiền, tôi cũng thường cho họ vay. Sau khi tôi cho một nhân viên vay 140.000 Nhân dân tệ, bạn bè của cô ấy đã rất cảm động và nói với cô ấy rằng: “Ngày nay thậm chí các bậc cha mẹ cũng không cho những đứa con đã trưởng thành của họ vay tiền. Cô thật may mắn!” Khi tôi cho một nhân viên khác vay 100.000 Nhân dân tệ, cô ấy đã khóc và nói: “Ngay cả mẹ tôi cũng không cho tôi vay số tiền này. Nếu tôi không làm việc chăm chỉ ở đây, mẹ tôi sẽ không thể chấp nhận tôi được!” Những lời cảm ơn của họ thực sự xuất phát từ thiện tâm. Tuy nhiên, đối với tôi, những việc này đều không là gì cả. Tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc khi giúp đỡ người khác.
Trong những dịp lễ cổ truyền Trung Quốc, chẳng hạn như lễ hội thuyền rồng, Tết Trung Thu, hoặc Tết Nguyên đán, tôi luôn phát thưởng cho nhân viên, có lần tôi tặng họ gạo, dầu ăn, cá và những thứ khác. Có lần, tôi thưởng họ 7 món đồ. Những người biết việc này đã nói với tôi: “Các nhân viên làm việc ở đây thật may mắn. Chẳng lạ gì khi tất cả họ đều chăm chỉ làm việc”. Khi trời mưa, có hai nhân viên không có áo nưa. Ngay lập tức, tôi đi siêu thị và mua hai chiếc áo mưa cho họ. Họ đã rất cảm động.
Trước dịp nghỉ Tết Nguyên đán, tôi luôn nhắc họ nói cho bạn bè và người thân về Pháp Luân Đại Pháp. Điều này luôn hiệu quả. Thỉnh thoảng các nhân viên mời tôi về nhà họ, tôi sẽ nói với cha mẹ họ về Pháp Luân Đại Pháp. Họ đã được nghe những điều tốt đẹp về nơi làm việc và đồng tình với những gì tôi nói.
Suốt 20 năm qua, tôi chưa bao giờ cần dùng đến thuốc, và tôi vẫn luôn khoẻ mạnh. Mọi người xung quanh đều ngạc nhiên, và tôi luôn biết ơn Pháp Luân Đại Pháp. Trong công việc, tôi hiếm khi khiển trách nhân viên. Môi trường làm việc rất thoải mái, mặc dù tôi có gửi đánh giá phê bình nhưng không làm tổn thương ai cả. Tôi tin tưởng các nhân viên nhưng không có nghĩa để mặc mọi thứ mà không giám sát. Tôi trao thưởng xứng đáng dựa trên thành tích của nhân viên. Một nhân viên đã từng là người chuyên gây rối, và cha mẹ cô ấy không biết phải làm gì. Sau đó, cô ấy đã thay đổi rất nhiều và có một lần đã nhớ phải kiểm tra mái nhà kho xem có bị dột trong cơn bão lớn không. Tôi đã khen ngợi cô ấy rất nhiều lần vì việc đó.
Tôi nghĩ rằng những nguyên lý trong kinh doanh không hề phức tạp. Phẩm hạnh cá nhân của chúng ta sẽ quyết định phương thức quản lý, và mọi người sẽ phán xét chúng ta từ chính những hành động của chúng ta. Thực sự tin tưởng nhân viên và thúc đẩy họ nỗ lực làm việc sẽ mang lại thành công trong kinh doanh.
Thực sự cân nhắc vì người khác
Một số khách hàng của tôi sở hữu các doanh nghiệp nhỏ. Họ không mua được nhiều hàng hoá, và cũng mất nhiều thời gian. Thỉnh thoảng vợ tôi cảm thấy phiền hà vì điều đó và nhìn họ bằng ánh mắt thiếu thiện cảm. Tôi cố gắng an ủi cô ấy và nói rằng doanh nghiệp của chúng tôi lúc mới bắt đầu cũng khởi nghiệp từ một quy mô nhỏ như vậy. Khi những khách hàng đó tới, tôi thường đề nghị chọn giúp họ những hàng hoá tốt, trong khi xoá tan những hiểu nhầm của họ về Pháp Luân Đại Pháp, cũng như giúp họ thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Tôi đối xử với các khách hàng đều như nhau, bất kể quy mô doanh nghiệp của họ thế nào. Thêm vào đó, mọi thứ sẽ thay đổi theo thời gian, và một doanh nghiệp nhỏ sẽ trở nên lớn hoặc ngược lại.
Có khách hàng đến từ vùng xa xôi, họ phải chạy đi chạy lại và sau đó, bắt xe buýt trở về nhà. Nhìn thấy họ vội vã như vậy, tôi đã mua một chiếc xe đạp cho họ dùng. “Ngoài ra, nếu anh cần bất cứ thứ gì hoặc không mang đủ tiền, hãy cho tôi biết”, tôi nói với họ.
Những việc đó trông có vẻ tầm thường, nhưng chúng giúp ích rất nhiều. Đôi khi có một khách hàng vội vã thanh toán, họ lấy ra một đống tiền mặt đặt trên bàn và nói: “Anh hãy lấy số tiền mà tôi cần phải thanh toán. Tôi sẽ nhanh chóng quay lại”. Tôi thường cảm động bởi sự tin tưởng của họ vì điều đó thể hiện niềm tin của họ đối với các học viên, những người tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.
Một vài người mới bắt đầu kinh doanh có khuynh hướng mua những sản phẩm giá rẻ. Nhưng, hầu hết chúng đều là những sản phẩm hạ giá và rất khó bán. Trước khi tu luyện Đại Pháp, tôi đặc biệt giới thiệu chúng với những khách hàng mới để kiếm lợi. Tuy nhiên, hiện tại mọi thứ đã thay đổi, và tôi thường cảnh báo các khách hàng rằng những sản phẩm giá rẻ đó thường bán rất chậm. Mọi người đều cảm ơn tôi vì điều này.
Một buổi tối mùa đông khi cửa hàng của chúng tôi chuẩn bị đóng cửa, có một cô gái khoảng 20 tuổi bước vào. Cô ấy đến từ thành phố khác và nhìn có vẻ khẩn trương. “Tôi muốn mở một cửa hàng bán lẻ và muốn mua một số hàng hoá. Anh có thể giúp tôi không?”, cô ấy ngượng ngùng hỏi. “Xin lỗi nhưng giờ đã muộn quá rồi. Hãy quay lại vào ngày mai nhé”, vợ tôi trả lời, và cô ấy chuẩn bị đóng cửa hàng.
“Tôi đã mua vé chiều về vào sáng ngày mai”, cô ấy nhìn tôi van nài.
“Được rồi, cô hãy chọn những gì cô cần”, tôi nói.
Tôi đã giúp cô gái chọn những sản phẩm hữu ích cho cô ấy. Khi cô ấy chọn những món hàng giá rẻ, tôi nói: “Chúng bán không được tốt, tốt hơn hết là đừng lấy chúng”. Cô ấy nhìn tôi đầy ngạc nhiên: “Tại sao anh đối xử tốt với tôi vậy?” Tôi mỉm cười và giải thích cho cô ấy một học viên Đại Pháp là thế nào. “Ồ, bởi vì anh là người tốt như vậy, tôi tin những gì anh đã nói với tôi”, cô ấy nói.
Sau khi chúng tôi đóng gói hàng hoá cho cô ấy, thì trời đã khuya. Đèn đường vẫn còn sáng và chỉ có một vài người đi bộ. “Cô định đến trạm xe buýt bằng cách nào?” Tôi hỏi. “Tôi sẽ đi bộ”, cô ấy đáp.
Tôi biết điều này sẽ khó khăn cho cô ấy, vì cô ấy đến từ một nơi xa và bến xe buýt thì cách rất xa. Tôi đang đấu tranh trong tâm rằng có nên giúp đỡ cô ấy không, nhưng tôi biết sự do dự này xuất phát từ vị tư. “Tôi sẽ giúp cô”, tôi nói.
Tôi đặt hàng hoá lên chiếc xe đạp và đi bộ cùng cô ấy tới bến xe buýt. Sau khi cô ấy đã ổn định chỗ, tôi chuẩn bị rời đi. Tôi nói: “Hãy ăn chút gì đó và nghỉ ngơi”. “Tôi đã tiêu toàn bộ tiền của mình để mua hàng của anh rồi”, cô ấy đáp. “Nhưng tôi sẽ ổn. Sáng mai xe buýt sẽ đưa tôi về nhà”.
Tôi cảm thấy ngạc nhiên trước nỗi buồn trong giọng nói của cô ấy. Mọi người đều đang vật lộn để mưu sinh. Nếu họ chưa bao giờ biết tới Đại Pháp, điều gì sẽ chờ đợi họ trong tương lai? “Có một cửa hàng ăn nhanh ở gần đây và chúng ta có thể ăn cùng nhau”, tôi nói. Nhưng cô ấy lưỡng lự. Tôi bảo cô ấy rằng dù sao thì tôi cũng cần ăn gì đó, và sẽ tốt hơn nếu không phải ăn một mình.
Cô ấy cảm ơn tôi sau khi chúng tôi dùng bữa xong: “Trước giờ chỉ có mẹ tôi mới đối xử tốt với tôi. Tôi chưa bao giờ hy vọng gặp được một người tốt như anh”, cô ấy nói. “Tất cả những học viên Pháp Luân Đại Pháp đều giống tôi”, tôi trả lời, “Nếu cô gặp phải khó khăn nào đó, hãy hỏi xung quanh và các học viên sẽ tới giúp cô”.
Điều tôi không ngờ tới là cô gái giản dị này lại trở thành một bà chủ lớn chỉ vài năm sau đó. Cô ấy đã mua hàng trăm ngàn tệ tiền hàng từ chỗ tôi mỗi năm. Mỗi lần chúng tôi gặp mặt, cô ấy đều nhắc đến lần đầu cô tới cửa hàng của chúng tôi. “Nếu anh có những sản phẩm tôi cần, tôi sẽ không mua chúng ở nơi nào khác cả”, cô ấy nói và thỉnh thoảng cũng mời tôi tới thăm.
Tại một khu thương mại, một doanh nghiệp đã bị phá sản và người chủ mắc nợ gần một triệu nhân dân tệ. Các chủ nợ đã hạch sách anh ấy để đòi trả tiền, và anh ấy đã rất tuyệt vọng và không thể ăn uống được gì. “Đừng lo lắng về 5000 nhân dân tệ anh nợ tôi”, tôi nói với anh ấy. “Nếu anh có tiền, anh có thể trả những người khác trước”. Anh ấy đã rất cảm động và biết ơn tôi và Đại Pháp.
Một thể ngộ mới về tiền
Con gái lớn của tôi đã kết hôn và chồng cháu giỏi việc quản lý. Còn tôi thì ngược lại, không biết cách làm sao để phát triển doanh nghiệp lớn mạnh hơn. Tôi đã nghĩ về việc trao lại quyền kinh doanh cho các con, và đồng thời cũng đấu tranh trong tâm rằng điều này sẽ là tổn thất lớn đối với tôi. Tuy nhiên, từ sâu trong tâm, tôi biết rằng mục đích tôi đến thế gian này là vì Đại Pháp và chúng sinh, chứ không phải tiền bạc. Nếu có ai đó sẵn sàng thay thế tôi, tôi nên bước sang một bên. Vì thế tôi đã giao toàn bộ tài sản, trị giá lên tới chục triệu nhân dân tệ cho các con.
Khi mới bắt đầu nghỉ hưu, tôi cảm thấy trống rỗng và cô đơn. Nhà sản xuất, khách hàng, và các công ty vận chuyển không còn liên hệ với tôi nữa. Tất cả họ đều bỏ tôi lại giống như con diều không có dây nối, và có rất ít người gọi điện cho tôi. Hiện giờ, tôi đã hiểu rõ hơn về bản chất của sinh mệnh. Có bao nhiêu thứ trên thế gian này, hay có bao nhiêu tài sản thực sự thuộc về chúng ta? Mọi người thường nói rằng chỉ cần có đủ tiền để sống là được rồi. Nhưng mọi người vẫn nghĩ cách để kiếm được nhiều tiền hơn. Cuối cùng thì tài sản sẽ đi về đâu? Chúng ta có thể nghĩ rằng nó sẽ được để lại cho con cái mình. Nhưng nếu chúng ta thực sự suy nghĩ về điều đó, nó cũng giống như trao tài sản cho những người lạ bởi một khi cắt đứt, tài sản chẳng còn liên quan gì tới chúng ta nữa.
Nếu tôi không phải là một học viên, tôi sẽ không giao tài sản cho con cái mình. Thêm vào đó, con rể tôi không phải là máu mủ ruột thịt của tôi. Nhưng Đại Pháp đã giúp tôi ngộ ra điểm này. Người ta nói rằng cứu một người giàu có còn khó hơn việc con lạc đà đi qua lỗ kim. Sau khi tu luyện Đại Pháp hơn 20 năm, một con lạc đà như tôi cuối cùng đã đi qua được lỗ kim. Từ một người cứng nhắc đáng thương, phải dùng thuốc hàng ngày để sống sót, thì nay tôi đã thoát thai hoán cốt. Đây chính là uy đức của Đại Pháp và uy đức của Sư phụ đã thay đổi sinh mệnh tôi.
Tôi cũng không lãng phí thời gian 20 năm qua. Mỗi năm, mỗi tháng, và mỗi ngày tôi đều đang làm ba việc. Cho dù tôi bận công việc kinh doanh cỡ nào, tôi luôn tạm dừng việc tôi đang làm và không bỏ lỡ việc phát chính niệm. Khi tôi về thăm quê, tôi thường giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp.
Trước khi tu luyện Đại Pháp, tôi kiếm hơn 100 tệ mỗi tháng. Hiện tại, tôi nhận được hơn 3.000 tệ tiền an sinh xã hội hàng tháng. Mặc dù, tôi có thể chi tiêu nhiều hơn, nhưng tôi ăn uống và mặc đồ rất đơn giản. Sau khi dành rất nhiều năm quản lý doanh nghiệp, giờ tôi đã có thể ngộ sâu sắc hơn về tiền bạc.
Trong một khoảng thời gian, tiền giống như một kẻ xa lạ, như thể không có liên quan gì đến tôi. Tôi nhận ra điều này có chút kỳ lạ vì tôi đã dành rất nhiều năm như vậy để kiếm tiền – làm việc chăm chỉ để tạo ra lợi nhuận trước khi tu luyện Đại Pháp, và vẫn tiếp tục làm như vậy mặc dù sau đó đã xem nhẹ nó. Vậy vì lý do gì mà hiện tại tiền bạc lại trở nên xa lạ đối với tôi như vậy?
Đôi lúc chứng kiến con người đang bận rộn kiếm tiền, thật khó để hiểu được họ. Tôi tự hỏi bản thân rằng họ đang làm gì vậy? Có lẽ bởi tôi đã trải qua điều đó, và tâm trí tôi đã trở nên thuần tịnh. Tôi có thể hiểu được người thường. Đôi khi vợ tôi tính tính toán toán số tiền mà chúng tôi có được từ việc cho thuê một số tài sản và muốn tiết kiệm nhiều hơn. Tôi nói với cô ấy rằng: “Dù em có tích luỹ được nhiều tiền đến đâu, đó cũng chỉ là một con số. Từ thời cổ đại cho đến nay, con người đều làm việc chăm chỉ kiếm tiền để mong có cuộc sống tốt hơn. Không ai biết được cuối cùng thì tiền sẽ đi về đâu”.
Lời kết
Rất nhiều việc đã xảy ra trong suốt chặng đường 20 năm tu luyện của tôi. Nó giống như một cuốn sách với những chương tôi có thể vượt qua được khổ nạn, nhưng cũng có những chương tôi thất bại khi đối mặt với khảo nghiệm. Đôi lúc tôi cảm thấy nản chí khi quá trình đề cao rất chậm chạp.
Nhưng, bất kể là nắng hay mưa, tôi luôn kiên trì làm ba việc. Mỗi bước đi đều không dễ dàng nếu không có sự từ bi bảo hộ của Sư phụ. Pháp Luân Đại Pháp và Sư phụ đã tẩy tịnh tôi và cứu vớt tôi ra khỏi thế gian thập ác câu toàn. Tôi luôn luôn biết ơn Đại Pháp và Sư phụ.
20 năm dường như là một quãng thời gian dài, và tôi có rất nhiều điều muốn chia sẻ. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy bản thân làm chưa được tốt, và còn do dự để nói nhiều hơn. Nhờ có sự khích lệ của các đồng tu và sự bảo hộ của Sư phụ, tôi mới có thể khiến nó trở thành một bài viết chia sẻ tâm đắc thể hội, để chứng thực uy đức của Sư phụ và Đại Pháp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/11/4/95397.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/11/8/180645.html
Đăng ngày 03-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.