Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 22-09-2019] Tôi năm nay 61 tuổi và là một giáo viên ở một trường tiểu học ở nông thôn. Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi là một người hiếu thắng và lúc nào cũng muốn mình là người nổi bật. Khi gặp mâu thuẫn với người khác, tôi không bao giờ nghĩ là mình đã sai. Tôi là một người ngạo mạn, luôn cho mình là trung tâm, và thiếu khoan dung. Sức khỏe của tôi trở nên xấu đi khiến tôi phải chịu nhiều đau đớn và phải liên tục phải dùng thuốc.
Tôi bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1998 vì mục đích trị bệnh. Vào ngày thứ ba kể từ khi bắt đầu tu luyện, tôi bắt đầu đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Chỉ trong vòng hai ngày cuối tuần, tôi đã đọc xong cuốn sách. Chuyển Pháp Luân dạy tôi làm người tốt, biết hướng nội khi gặp mâu thuẫn, và tu luyện như thế nào. Bản thân tôi và cả những người xung quanh đã được hưởng nhiều lợi ích to lớn từ việc tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Một học sinh ngốc không bị bắt nạt nữa
Năm 1994, tôi dạy lớp 1, lớp tôi dạy có 44 học sinh. Đại Mãnh là một trong số những học sinh phải học lại lớp 1 đến lần thứ tư. Tuy nhiên, em vẫn không thể viết tên mình hay đếm số, và cũng không biết tiêu tiền. Trước lúc 10 tuổi, em vẫn không học được phép tính cộng. Kết quả thi của em thường là hai hoặc ba điểm. Do vậy, tôi đã không thể hoàn thành các chỉ tiêu dành cho lớp, và không được nhận tiền thưởng hay danh hiệu thi đua.
Vì vậy, tôi đối xử rất tệ với Đại Mãnh. Tôi thường bắt em đứng ở xó lớp, đánh hoặc đá em. Những học sinh khác trong lớp cũng bắt chước tôi. Các em bắt nạt Đại Mãnh, đánh em, gọi em là “kẻ đần độn”, và trêu chọc em. Đại Mãnh rất cao và khỏe, vì vậy em đã đánh lại các bạn.
Đại Mãnh đã gây rất nhiều rắc rối cho tôi. Tôi cảm thấy thật xui xẻo vì có một học sinh như vậy.
Ba năm sau, chồng tôi bị phá sản và thiếu nợ 160.000 tệ. Tôi phải làm phẫu thuật cổ; ngoài ra, tôi còn bị bệnh tim, và đau nửa đầu. Thế nhưng, tôi không có tiền để đi khám bác sĩ, vì vậy tôi đã tìm đến Pháp Luân Đại Pháp. Tôi học Pháp, luyện công nhiều hơn, và bắt đầu chiểu theo Nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Đại Pháp. Nhờ vậy, sức khỏe của tôi đã hồi phục nhanh chóng, và tôi không phải uống một viên thuốc nào nữa.
Sư phụ giảng:
“Chân – Thiện – Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
“Là một cá nhân, nếu thuận với đặc tính Chân Thiện Nhẫn này của vũ trụ, thì mới là một người tốt; còn người hành xử trái biệt với đặc tính này, thì đúng là một người xấu.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Tôi cảm thấy rất hổ thẹn khi so sánh những hành vi trong quá khứ của mình với những Nguyên lý của Đại Pháp. Tôi không lương thiện, cách hành xử của tôi cách quá xa so với đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ. Tôi làm việc vất vả không phải vì lợi ích của học sinh, mà là để theo đuổi danh lợi của bản thân, vì danh lợi mà lục đục tranh đấu với người khác.
Tôi không lấy làm hãnh diện vì được vinh danh là “Giáo viên mẫu mực” của làng, khu vực, và thành phố. Tôi chỉ cảm thấy có lỗi với học sinh của mình, đặc biệt là với Đại Mãnh.
Một hôm, một học sinh mách với tôi rằng Đại Mãnh đánh các bạn. Lần này, tôi đã giữ được bình tĩnh và nói với cả lớp: “Các con à, đó là lỗi của cô, cô đã không đối xử tốt với Đại Mãnh. Tất cả chúng ta có thể ngồi trong cùng một lớp học này chính là duyên phận, vì vậy chúng ta phải biết trân quý mối nhân duyên này. Chúng ta cần đối xử tốt với Đại Mãnh. Bạn ấy không có được một cuộc sống bình thường như chúng ta, vì vậy chúng ta cần quan tâm đến bạn ấy nhiều hơn và đối xử tử tế với bạn.”
Một học sinh liền giơ tay lên và nói: “Thưa cô, đó là lỗi của con ạ. Lúc nào con cũng gọi bạn ấy là “kẻ đần độn”, nên bạn ấy mới đánh con.”
Một học sinh khác nói: “Con lúc nào cũng trêu chọc bạn ấy, nên bạn mới đánh con. Chúng ta không nên đổ lỗi cho bạn ấy vì đã đánh mắng chúng ta. Chính chúng ta đã không đối xử tốt với bạn ấy.”
Tôi đã kể cho học sinh của tôi nghe các câu chuyện về nhân quả, và làm thế nào để trở thành người tốt. Vì vậy, một số em đã xin lỗi Đại Mãnh. Điều đó khiến tôi rất bất ngờ và cảm động. Từ đó, chúng tôi đối xử tốt hơn với Đại Mãnh, các bạn cũng không gọi em là “kẻ đần độn” nữa. Các em đều biết tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tất cả các em, cha mẹ các em, và các giáo viên khác đều nói rằng tôi đã thay đổi kể từ khi tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Khi học Pháp sâu hơn, tôi cũng coi nhẹ danh lợi hơn và không còn nhận tiền hay quà tặng từ phụ huynh nữa. Tôi dạy học sinh của mình hành xử theo Nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, đối xử với người khác một cách chân thành, thiện lương, và bao dung. Mâu thuẫn giữa các học sinh trở nên ít đi, và kết quả học tập của các em cũng được cải thiện. Tôi thực sự rất kinh ngạc trước uy lực của Đại Pháp.
Học sinh học cách hướng nội và xếp hạng nhất trong kỳ thi
Ngày 20 tháng 7 năm 1999, chính quyền Giang Trạch Dân bắt đầu chiến dịch bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Tôi trở thành đối tượng bị bức hại của chính quyền thôn, khu vực, và thành phố, và nhiều lần bị đưa đến trại tạm giam, trại lao động cưỡng bức, và trung tâm tẩy não. Tôi rất kiên định với đức tin của mình, vì vậy tôi đã bị điều chuyển đi năm trường học khác nhau. Cuối cùng vào năm 2011, tôi bị điều chuyển đến một trường học ở vùng xa xôi hẻo lánh, và được giao làm công việc ở nhà bếp.
Một năm sau đó, giáo viên dạy lớp 1 của trường nghỉ sinh, vì vậy hiệu trưởng đã đề nghị tôi đảm nhiệm lớp của cô ấy. Các em học sinh lớp 1 rất thích mách tôi bạn nào đã bắt nạt các em hay chửi mắng các em. Nếu tôi không kịp xử lý mọi chuyện, ngày hôm sau cha mẹ của các em sẽ đến gặp tôi. Một số phụ huynh còn xúi giục con của họ đánh trả lại các bạn. Họ không nghĩ rằng sự giáo dục của họ sẽ có ảnh hưởng đến tương lai của các em khi các em lớn lên.
Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi hiểu rằng họ thực ra đang làm hại chính con cái của mình.
Sư phụ giảng:
“Chỉ vì lợi ích cá nhân, ở chốn người thường mà tranh mà đấu, vậy chẳng phải tương phản với đặc tính của vũ trụ là gì? Do vậy, điều con người cho là đúng, nó lại không nhất định là đúng. Khi giáo dục cho trẻ nhỏ, vì muốn tương lai sau này có thể xác lập chỗ đứng trong xã hội người thường nên người lớn thường hay dạy bảo ngay từ tấm bé: “con phải biết sống khôn khéo”. Từ vũ trụ chúng ta mà xét thì thấy “khôn khéo” ấy đã sai quá rồi; bởi vì chúng tôi giảng tuỳ kỳ tự nhiên, đối với lợi ích cá nhân cần coi nhẹ. Nó mà khôn kiểu ấy, chính là chạy theo lợi ích cá nhân. “Đứa nào nạt dối con, con hãy tìm thầy giáo nó, tìm cha mẹ nó”; “thấy tiền [rơi] con hãy nhặt [bỏ túi]”, toàn giáo dục trẻ như thế. Từ bé đến lớn đứa trẻ tiếp thụ những thứ như thế rất nhiều, dần dần tại xã hội người thường tâm lý tự tư của nó càng ngày càng lớn; nó chỉ muốn chiếm lợi riêng cho mình, và nó sẽ tổn đức.” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)
Vì vậy, tôi đã kể cho học sinh của tôi nghe các câu chuyện về văn hóa truyền thống mà tôi đọc trên các trang web của Pháp Luân Đại Pháp. Tôi kể cho các em nghe câu chuyện về Hàn Tín chịu nhục chui háng. Tôi nói rằng sở dĩ Hàn Tín có thể trở thành một đại tướng quân là bởi vì ông có tâm đại nhẫn như vậy.
Tôi còn kể cho các em nghe câu chuyện về vua Thuấn. Mẹ kế và em trai của ông nhiều lần muốn hại chết ông, cha của ông lại bắt ông phải rời nhà đi. Nhưng Thuấn nghĩ rằng đó là do ông đã không tốt. Ông không bao giờ nhìn nhận rằng người khác sai và ông không hận họ. Vì vậy, ông đã tích được đại đức và được phúc báo. Khi trưởng thành, ông trở thành một người rất giàu có. Ông đã gửi quần áo và thức ăn cho mẹ kế, cha, em trai, và em gái. Cuối cùng, ông đã trở thành hoàng đế.
Một hôm, tôi giảng về “đức” cho các em nghe. Tôi nói: “Khi các con mắng chửi người khác, các con sẽ phải đem thứ quý giá nhất của mình cho họ. Ngoài ra, khi các con cho rằng người khác đang gây lỗi, các con sẽ trở nên tức giận. Khi ấy, tim, gan, phổi của các con cũng đều tức giận, và vật chất màu đen trong thân thể các con sẽ nhiều lên. Một người có nhiều vật chất màu đen, họ sẽ bị bệnh. Những ai thích nổi giận sẽ chậm lớn và trở nên xấu xí.
Khi gặp mâu thuẫn, các con hãy biết hướng nội. Ví dụ, các con hãy nghĩ như thế này: nếu mình không mắng chửi bạn ấy, bạn ấy sẽ không đánh lại mình, là mình sai rồi. Các con sẽ không tức giận nếu các con nhận ra rằng đó là lỗi của mình, và các con sẽ dễ dàng bao dung với người khác. Khi ấy, các con sẽ đắc được đức, thân thể sẽ khỏe mạnh hơn, học tập cũng sẽ tốt, và người khác sẽ yêu quý các con. Nếu có nhiều đức, các con sẽ có một tương lai tốt đẹp. Vì vậy, các con hãy thử hướng nội xem.”
Khi học sinh của tôi gặp mâu thuẫn, tôi khuyên các em hướng nội để tìm ra vấn đề của mình và không nên nghĩ đến lỗi của người khác. Tôi cũng dạy các em xin lỗi người khác, bắt tay nhau và nói: “Mình xin lỗi”. Dần dần, các em đã học được cách hướng nội. Tôi đã khuyến khích các em viết bài chia sẻ về điều này. Hai tuần sau, hiện tượng đánh chửi nhau trong lớp hầu như không xảy ra. Một số học sinh đã chia sẻ với bố mẹ của các em, và họ cũng thay đổi.
Khi các em hòa thuận với nhau, thân thể của các em cũng khỏe mạnh hơn và hiếm khi bị mắc bệnh truyền nhiễm. Các em rất cố gắng học tập và duy trì tiêu chuẩn đạo đức cao, do vậy bố mẹ các em không phải lo lắng về các em. Tôi cũng khuyên các em cần phải trung thực trong kỳ thi sắp tới. Kết quả là, các em đã được xếp hạng nhất trong toàn khu vực. Hiệu trưởng và các giáo viên rất vui mừng vì trường học của họ đã không được xếp hạng nhất trong nhiều năm nay. Họ nói rằng chính Pháp Luân Đại Pháp đã đem đến phúc phận cho các em học sinh, và còn đem vinh dự đến cho nhà trường.
Cả gia đình tôi được hưởng lợi từ Pháp Luân Đại Pháp
Sau khi tu luyện được một vài tháng, tôi nói với mẹ chồng 75 tuổi của tôi rằng Pháp Luân Đại Pháp rất tốt. Sau đó, bà cũng bước vào tu luyện và thường tới nhà tôi ở.
Bà thích ở cùng chúng tôi bởi vì tôi luôn thiện tâm và chân thành chăm sóc cho bà. Tôi còn cùng bà học Pháp và luyện công nữa. Bà cảm thấy rất áy náy bởi vì bà đã đem toàn bộ đất đai và nhà cửa cho anh chồng của tôi mà không để ý đến chúng tôi hay con trai của chúng tôi.
Tôi nói với bà: “Sư phụ của chúng ta giảng rằng: ‘những của cải vật chất khi sinh không mang theo đến, khi tử không mang theo đi, rất [trống rỗng] hư không.’ (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)
Người tu luyện biết rõ mình sống vì cái gì và sẽ không tranh giành những thứ vật chất kia. Chúng ta tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và chiểu theo các Nguyên lý của Đại Pháp. Chúng ta cần buông bỏ tâm vị tư và nghĩ cho người khác trước.”
Khi mẹ chồng ở nhà của chúng tôi, tôi thường nấu ăn theo khẩu vị của bà. Khi gặp mâu thuẫn với bà, tôi luôn hướng nội và thường xin lỗi bà trước. Đôi khi, bà cũng xin lỗi tôi. Vì vậy, mâu thuẫn của chúng tôi được hóa giải rất nhanh.
Đến nay, mẹ chồng của tôi đã sống với chúng tôi được 12 năm. Cách đây 6 năm, chúng tôi đã mua một căn hộ mới. Tết Nguyên đán hàng năm, chúng tôi đều mời cả đại gia đình gồm hơn 30 thành viên đến ăn tối. Hàng xóm của tôi rất ngưỡng mộ gia đình chúng tôi.
Một hôm, chị dâu của tôi nói với tôi: “Cảm ơn em đã cứu chị, bằng không chị và mẹ chồng suốt ngày xảy ra mâu thuẫn, chị sẽ phải chịu đựng bà đến phát bệnh mất.” Chị cũng nói rằng tôi đã trông nom mẹ chồng rất tốt.
Tôi đã tải các câu chuyện về văn hóa truyền thống trên đài phát thanh Minh Huệ cho chị nghe, và chị rất thích nghe chúng. Chị cũng không so đo với những thiếu sót của mẹ chồng chúng tôi nữa, và còn mua thức ăn và quần áo biếu bà. Mỗi năm, mẹ chồng tôi đều đến nhà chị ở hơn 20 ngày.
Mẹ chồng tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 21 năm và rất khỏe mạnh. Hàng ngày, bà nghe Sư phụ giảng Pháp và luyện đủ năm bài công pháp. Năm nay, bà đã 96 tuổi, nhưng mỗi ngày đều có thể leo cầu thang bộ lên căn hộ của chúng tôi ở tầng bốn. Mỗi khi có cơ hội, bà đều nói với mọi người rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt.
Chồng của tôi cũng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ông đã bỏ được rượu, thuốc lá, và cờ bạc. Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 21 năm và được hưởng rất nhiều lợi ích từ Đại Pháp. Cả gia đình tôi cũng đều được hưởng lợi từ Đại Pháp.
Tôi thật lòng hy vọng rằng mọi người có thể hiểu rõ chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp, không nghe theo những tuyên truyền dối trá của ĐCSTQ, được Pháp Luân Đại Pháp bảo hộ, và sống một cuộc sống vui vẻ giống như tôi.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/22/393646.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/18/180372.html
Đăng ngày 03-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.