Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.

[MINH HUỆ 25-02-2010] Học Pháp là chiếc chìa khoá quan trọng nhất để học viên Pháp Luân Đại Pháp nâng cao tâm tính, diệt trừ can nhiễu, và đồng hóa với Pháp của vũ trụ mới. Học Pháp tốt là nền tảng đảm bảo mọi thứ. Tu luyện Đại Pháp là vô hình. Trong các bài giảng, Sư Phụ không định ra một hình thức hay tâm thái nhất định nào để chúng ta áp dụng khi học Pháp, do vậy tôi đã không chú ý tới vấn đề này. Tuy nhiên, gần đây tôi nhận ra rằng, “Đại Đạo vô hình” không có nghĩa là một tâm thái hay cách thức sai là có thể được chấp nhận. Tôi cũng nhận ra từ kinh nghiệm học Pháp riêng của mình rằng, khi tôi không thể duy trì một thái độ và tâm thái đúng đắn khi học Pháp, thì tôi đang bất kính với Pháp và kết quả là không tốt. Tôi muốn thảo luận về một vài dạng thức và tâm thái không đúng trong lúc học Pháp để chúng ta có thể học Pháp tốt hơn nhằm cứu độ chúng sinh.

Sư Phụ không yêu cầu chúng ta phải học Pháp trong một tư thế cụ thể nào. Đôi lúc, đặc biệt lúc mệt mỏi, tôi thường học Pháp trên giường trong một tư thế thoải mái. Sau đó tôi ngã người xuống càng nhiều hơn hay thậm chí là ngủ thiếp đi. Thỉnh thoảng khi mà tôi muốn thoải mái, tôi thường ngồi trên một chiếc ghế xô-fa và đặt chân lên bàn trà. Khi tôi học Pháp kiểu này, thậm chí chỉ một lúc, những chữ dường như không vào đầu. Tôi đang học Pháp của vũ trụ — đây là một việc rất thiêng liêng. Tuy nhiên, tôi đã quá cẩu thả, và thậm chí cố gắng tìm một tư thế thoải mái để học Pháp. Càng thoải mái, thì những thứ mà tôi ngộ được từ việc học Pháp càng ít. Tôi nghĩ, “Nếu tôi thực sự ốm đau hay là liệt giường, có thể không sai khi tôi học Pháp trên giường. Tuy nhiên, tôi khoẻ mạnh. Tại sao tôi không thể đọc Pháp với một thái độ tôn trọng. Pháp thâm sâu như vậy. Làm sao tôi có thể bất kính như thế?” Sau khi nhận ra điều này, không kể là mệt mỏi thế nào, hay là can nhiễu gì tôi gặp phải, tôi học Pháp với một thái độ tôn trọng, và hiệu quả của việc học Pháp đã được cải thiện đáng kể.

Sư Phụ yêu cầu chúng ta không học Pháp với tâm truy cầu. Tuy nhiên, chúng ta không thường xuyên đối đãi với việc này đúng đắn trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ, khi tôi không cảm thấy khoẻ, tôi thường nói với bản thân phải học Pháp để cơn đau biến đi hay là cơn đau đầu có thể tan đi. Đây đều là những chấp trước truy cầu. Nó không đúng khi cố gắng giải quyết những vấn đề trong tư tưởng và thân thể bằng việc học Pháp. Pháp tạo nên tất cả. Chúng ta không thể mang tâm ý truy cầu với Pháp. Chúng ta chỉ có thể đồng hóa với Pháp vô điều kiện. Khi chúng ta học Pháp, chúng ta chỉ nên học Pháp với một tâm tĩnh lặng.

Đôi khi học Pháp, tôi đột nhiên cảm thấy một sự thôi thúc phải đọc hết càng sớm càng tốt, như thể học Pháp là một công việc mà tôi phải hoàn thành hằng ngày. Điều này cũng không đúng. Học Pháp không phải là một nhiệm vụ để hoàn thành trong xã hội người thường. Nó là một quá trình phản bổn quy chân của một người. Do đó chúng ta phải giữ một tâm trong sạch. Khi học Pháp, đôi khi tư tưởng của tôi chạy loạn. Một ý nghĩ chợt đến trong đầu rằng tôi đã quên làm việc gì đó, hay tôi cần kiểm tra tin tức hay tôi cần phải gọi điện.

Trừ phi nó là điều gì đó thực sự khẩn cấp, tôi nghĩ rằng tất cả những tư tưởng này đều là can nhiễu. Sư Phụ giảng,

” Do vậy, bất kể là bận đến mấy, khi chư vị học Pháp, thì tư tưởng nào cũng đều cần vứt bỏ; hoàn toàn không suy nghĩ gì khác, chính là học Pháp.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Florida, Hoa Kỳ.”)

Do đó khi chúng ta học Pháp, chúng ta phải làm chủ tư tưởng của mình. Nếu chúng ta bị sao nhãng, chúng ta cần phải tập trung đầu óc trở lại ngay tức khắc. Khi chúng ta học Pháp, nếu tư tưởng của chúng ta chạy loạn, chúng ta cần đọc lại từ câu mà chúng ta bỏ lỡ. Pháp là liên tục. Khi chúng ta đọc một bài giảng, nếu 20% thời gian tâm trí chúng ta chạy loạn, thì làm sao chúng ta có thể đảm bảo được tính liên tục của những điều mà chúng ta đang đọc? Nếu tâm trí chúng ta thường xuyên chạy loạn, chẳng phải là chúng ta đang học Pháp chỉ từng đoạn một hay sao?

Đây là chia sẻ của tôi về việc học Pháp, Vì ngộ tính thấp của mình nên tôi đã đi đường vòng trong việc học Pháp. Tôi chia sẻ điều này với các bạn đồng tu như là một bài học kinh nghiệm. Chúng ta hãy học Pháp và đồng hoá với Pháp với một tâm thái trong sạch và một thái độ kính trọng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/25/218742.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/11/115275.html
Đăng ngày: 11-03-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share