Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-10-2019] Tháng 6 năm 2019, Minh Huệ đã đăng Thông báo (https://vn.minghui.org/news/130840-thong-bao-20190531.html) về việc chính phủ Mỹ thắt chặt việc xét duyệt thị thực đối với những người vi phạm nhân quyền và những thủ phạm tham gia bức hại tôn giáo, thậm chí ngay cả những người đã được cấp thị thực vẫn có thể bị từ chối nhập cảnh.

Thông báo kêu gọi “các đệ tử Đại Pháp trên toàn thế giới lập tức thu thập, chỉnh lý và đưa danh sách người bức hại lên Minh Huệ; thông tin gồm cả bản thân người bức hại cũng như người nhà, vợ con, tài sản tư nhân của họ, để có thể xác định người bức hại.”

Báo cáo này phơi bày những tội ác của Mã Bảo Sinh, Giám đốc Trại tạm giam Thành phố Mật Sơn, tỉnh Hắc Long Giang, trong nhiều năm qua đã rất tích cực trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Một số học viên thậm chí còn mất đi sinh mạng do bị tra tấn ở trại tạm giam.

Dưới đây là một vài trường hợp.

Bà Lưu Quế Anh: Tử vong sau khi bị bức thực

Bà Lưu Quế Anh là công nhân một nhà máy ở thành phố Mật Sơn. Năm 2002, bà bị đưa đếnTrại tạm giam Thành phố Mật Sơn và bà qua đời vào ngày 24 tháng 10 năm 2002 sau khi bị bức thực ở Bệnh viện Mật Sơn. Ngày 26 tháng 10, Mã đã làm giả giấy chứng tử hòng trốn tránh trách nhiệm cho bản thân mình cũng như cho giám đốc bệnh viện là Triệu Thự Quang.

de70e662b2b10291f4546f2de3ce12c6.jpg

Bà Lưu Quế Anh

Bà Lưu qua đời ở tuổi 43 và thi thể của bà được hoả táng mà không được sự đồng ý của gia đình.

Cô Dương Hải Linh: Bị đưa vào nhà lạnh trong khi vẫn còn sống

Cô Dương, người dân thành phố Kê Tây, từng làm việc ở Khu Mỏ than Đông Hải.

47111dc27904cd44c71bd7323f31a8fa.jpg

Cô Dương Hải Linh cùng con trai

Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, cô Dương hành xử theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành một công dân tốt. Cô được cả đồng nghiệp và hàng xóm tôn trọng. Tuy nhiên, sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, cô đã nhiều lần bị giam giữ và phải chịu nhiều hình thức tra tấn.

Sau khi bị bắt giữ tại Nhà máy Dệt kim Mật Sơn vào ngày 25 tháng 4 năm 2002, cô Dương bị đưa đến trại tạm giam Thành phố Mật Sơn. Tại đây, Mã đã đánh đập cô tàn bạo, khiến cô bất tỉnh. Các lính canh Cúc Hồng Quân và Lưu Tiểu Hổ còn liều lĩnh dùng kim chích vào đầu, cánh tay và các phần khác trên thân thể cô. Trong thời gian thẩm vấn cô Dương, các cảnh sát Mạnh Khánh Khải, Đỗ Vĩnh San và Lý Cương đã còng hai tay cô ra sau lưng rồi dùng kim châm vào người cô, đổ mù tạt vào mũi và hai mắt cô, sốc điện cô bằng dùi cui điện.

4c454da612c0702e2d78e7475225a917.jpg

Mô tả cảnh tra tấn: Còng tay ra sau lưng

Ngày 12 tháng 4 năm 2003, trong khi cô Dương đang nằm trên giường và rất yếu ớt, Mã đã tát cô khiến cô lập tức bất tỉnh. Nhưng thay vì đưa cô đi chữa trị, Mã và các quan chức khác đã chuyển cô đến nhà lạnh ở nhà xác bệnh viện. 10 tiếng sau, khi người nhà cô Dương đến nơi, họ phát hiện thấy người cô vẫn còn ấm sau khi đã bị để ở nhà lạnh 10 tiếng đồng hồ. Một bức ảnh chụp cho thấy toàn thân cô Dương đầy những vết bầm tím.

Ngày 13 tháng 4, khi nhiệt độ cơ thể của cô Dương giảm xuống, gia đình cô đã yêu cầu khám nghiệm tử thi để tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của cô. Tuy nhiên, Mã Bảo Sinh và các quan chức bệnh viện đã từ chối thực hiện yêu cầu này, vì vậy vụ việc vẫn bị gác lại, chưa đi đến đâu mặc dù gia đình cô đã rất nỗ lực. Trong quá trình thuê luật sư, người nhà cô Dương còn bị theo dõi và nhiều lần bị đe dọa.

b4ae73b76b56eecb0bbca2249dad1b94.jpg

Những vết bầm tím khắp bụng và lưng cô Dương

Cho đến ngày hôm nay, vụ việc của cô Dương vẫn chưa được giải quyết.

Ông Dương Hiểu Quang: Bị giam cầm 16 năm vì đức tin

Ông Dương Hiểu Quang, một học viên 61 tuổi ở thành phố Mật Sơn, đã bị giam giữ tổng cộng 16 năm kể từ khi cuộc bức Pháp Luân Công bắt đầu từ cách đây 20 năm.

Tháng 12 năm 1999, ông bị kết án hai năm lao động cưỡng bức. Lính canh ở trại lao động đã dùng các tấm gỗ đập vào đầu ông, khiến ông nhiều lần bất tỉnh và tai phải bị điếc. Ông còn phải chịu nhiều hình thức tra tấn khác, bao gồm bị bỏng bằng nước sôi, bị trói vào giường với tay chân bị kéo căng ra tứ phía theo kiểu chim đại bàng, bị bức thực bằng nước muối, bị còng tay và treo lên cao, bị đâm tăm vào bụng. Ngoài những gì bản thân ông phải chịu đựng, mẹ ông cũng qua đời vì đau buồn và con trai ông buộc phải sống xa nhà khi còn rất nhỏ.

d11a4f621e72f039d6e3dfebc741c0f8.jpg

Mô tả cảnh tra tấn: còng tay và treo lên cao

Ngày 25 tháng 4 năm 2002, khi ông Dương và bà Dương Hải Linh (người đã nói ở trên) đem tài liệu Pháp Luân Công từ thành phố Kê Tây về, họ đã bị hai cảnh sát ở Đồn Công an Số 3 Mật Sơn bắt giữ khi đang trên đường về Mật Sơn. Cảnh sát đã tịch thu tiền mặt và điện thoại di động của ông Dương.

Sau khi hai học viên bị giam giữ ở Cục Công an Mật Sơn, cảnh sát đã còng tay và treo ông Dương lên trong một đêm, trong khi một cảnh sát khác dùng tăm đâm vào bụng ông. Trong lúc thẩm vấn vào sáng ngày hôm sau, cảnh sát đã đội mũ bảo hiểm lên đầu ông rồi sau đó dùng kìm đánh mạnh vào đó. Trong khi miệng bị che kín, kiểu đánh đập này khiến ông gần như suýt chết vì ngạt thở.

d36f9ce2d3e2838c3da515cb49f3f719.jpg

Mô tả cảnh tra tấn: Đội mũ bảo hiểm và đánh bằng vật cứng

Tại trại tạm giam Thành phố Mật Sơn, lính canh đã bắt ông Dương đứng bất động trong một thời gian dài mà không được ngủ do ông từ chối lao động nặng nhọc. Một lần, Phó Giám đốc trại tạm giam Hàn Ngọc Dân đã nhìn thấy ông Dương đang luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công nên đã xích hai chân ông Dương lại. Ông ta còn đánh đập ông Dương đến khi miệng và mũi chảy máu. Ba ngày sau, Mã Bảo Sinh còn yêu cầu ông Dương thuyết phục các học viên khác từ bỏ Pháp Luân Công nhưng ông Dương đã từ chối tuân thủ.

Tháng 3 năm 2003, Tòa án Mật Sơn đã cùng Tòa án Kê Tây mở phiên xét xử ông Dương và kết án ông 14 năm tù tại Nhà tù Ha Đạt.

Bà Quý Hồng Ba: Nhiều cơ quan nội tạng bị tổn thương nghiêm trọng do bức thực

Bà Quý Hồng Ba ở Kê Đông đã nhiều lần bị giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Công. Cụ thể, bà đã hai lần bị kết án lao động cưỡng bức, mặc dù trại lao động ở địa phương đã có lần từ chối nhận bà. Sau đó, bà cũng bị kết án ba năm tù.

Ngày 10 tháng 9 năm 2004, khi đang trên đường đi thăm một người họ hàng, bà Quý đã nói chuyện với một hành khách khác về Pháp Luân Công và có người đã tố giác bà với cảnh sát. Lý Cương và một số cảnh sát từ Phòng An ninh Nội địa Mật Sơn đã đưa bà Quý đến cục công an địa phương và tại đây bà bị còng tay và bị cùm chân. Ngoài ra, cảnh sát còn nối còng tay và cùm chân của bà lại ở một tư thế mà khiến bà không thể đứng dậy được. Việc này kéo dài trong ba ngày ba đêm, sau đó bà bị đưa tới trại tạm giam Thành phố Mật Sơn.

Khi bà Quý tuyệt thực để phản đối việc bị giam giữ, Mã đã chỉ đạo lính canh bức thực bà, khiến thực quản của bà bị thương tổn. Xét nghiệm y tế cho thấy bà Quý có vấn đề về tim, gan, túi mật, dạ dày và thận. Để trốn tránh trách nhiệm, Mã đã ép gia đình bà Quý ký vào biên bản khước từ, trong đó có nội dung Mã và trại tạm giam sẽ không chịu trách nhiệm nếu bà Quý chết vì các biến chứng do tuyệt thực. Ông ta còn tống tiền gia đình bà số tiền 300 nhân dân tệ.

Các thông tin khác liên quan đến Mã Bảo Sinh:

1ee59534bd5179fedd38ee96d6af4c4e.jpg

Tên: Mã Bảo Sinh (马宝生)

Ngày sinh: 3 tháng 1 năm 1962

Nghề nghiệp và chức danh: Giám đốc trại tạm giam Mật Sơn

Vợ: Vương Lan

Con gái: Mã Quyên


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/21/394849.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/23/180447.html

Đăng ngày 06-11-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share