Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 11-11-2018] Tôi là một giáo viên tiểu học, và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 2008. Được Sư phụ từ bi bảo hộ, tôi một mạch vững vàng đi trên con đường tu luyện Chính Pháp. Nhân dịp Pháp hội Trung Quốc lần thứ 15, tôi muốn đem một chút thể hội về chứng thực vẻ đẹp của Đại Pháp trong quá trình tu luyện của bản thân viết ra để giao lưu cùng các đồng tu. Do đây là đần đầu gửi bài chia sẻ, có điểm nào không phù hợp với Pháp, mong các đồng tu từ bi góp ý.
Từ chối nhận lễ vật
Trong xã hội Trung Quốc ngày nay, mọi thứ đều có thể mang tiền bạc ra giao dịch. Người ta tin rằng nếu cha mẹ muốn giáo viên chú ý đến con cái của họ, thì họ cần đưa cho các giáo viên ‘hồng bao’, và thường có đút tiền mặt ở trong, hoặc những lễ vật khác. Là một người tu luyện, đương nhiên tôi cần chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp mà hành xử.
Là một giáo viên, tôi nhận rõ trách nhiệm trọng đại của mình không chỉ bao gồm việc giúp học sinh hiểu chân tướng Đại Pháp, mà còn dùng cử chỉ và ngôn hành của mình để chứng thực sự mỹ hảo của Đại Pháp, triệt để tiêu trừ sự hiểu sai Đại Pháp của phụ huynh học sinh do những tuyên truyền bịa đặt trên truyền thông của đảng cộng sản.
Tôi không chỉ dạy học sinh kiến thức học thuật mà trong sinh hoạt, tôi cũng chăm sóc cho các em chu đáo. Tôi nấu nước sôi và chuẩn bị thuốc uống cho những em nào bị cảm lạnh. Tôi giữ cho bụng các em ấm khi các em bị đau bụng. Tôi thường đưa các em nước nóng để các em uống trong suốt mùa đông. Phụ huynh học sinh rất cảm động. Họ biết tôi là một học viên và nhìn thấy chân tướng Đại Pháp thông qua tôi. Kết quả là họ không còn hiểu sai về Đại Pháp nữa.
Phụ huynh từng gửi ‘phong bì’ và lễ vật cho tôi vào các dịp lễ tết. Họ nói chỉ muốn bày tỏ sự biết ơn vì tôi đã chăm sóc tốt cho con của họ. Nhưng tôi từ chối hết thảy quà tặng. Một phụ huynh đề nghị rằng mỗi vị phụ huynh sẽ góp 300 tệ cho hiệu trưởng và đề nghị ông ấy đưa tiền cho tôi. Vị hiệu trưởng từ chối và cũng bảo họ rằng tôi sẽ không nhận tiền.
Một vị phụ huynh làm công tác tiêu thụ đã đến trường gặp tôi và nói: “Tổng công ty tôi thưởng cho chúng tôi vài chai rượu, và tại bản địa thì không có để mua. Tôi biết cô không nhận quà, nhưng số rượu này hoàn toàn không phải tôi bỏ tiền mua. Xin hãy nhận nó. Cô đã dạy dỗ con tôi gần sáu năm nay rồi, thậm chí cô còn dùng tiền của mình để mua quà, và mua kem cho bọn trẻ vào mùa hè. Chúng tôi rất biết ơn vì tất cả những gì cô đã làm cho các em học sinh trong suốt những năm qua. Tôi rất mong cô nhận những chai rượu này, nếu cô không nhận trong tâm tôi rất băn khoăn!”
Tôi cảm ơn vị phụ huynh ấy nhưng từ chối nhận rượu. Sau đó anh ấy nói: “Chúng tôi khâm phục cô vì cô là một giáo viên thực sự tốt trong xã hội coi trọng vật chất này. Ngôi trường cô dạy quả là một vùng tịnh thổ!” Tôi trả lời: “Trường học của chúng tôi là vùng đất thanh tịnh bởi vì tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nên đã tạo ra một môi trường như vậy.”
Ban đầu những vị phụ huynh này muốn chuyển con họ đến một trường học khác sau khi biết tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Nhưng dần dần tôi đã được họ tôn trọng và cảm phục. Tôi giữ gìn sự tôn nghiêm của Đại Pháp thông qua ngôn hành của mình, chứng thực sự vĩ đại của Sư phụ Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Phụ huynh học sinh cũng trải nghiệm sự trân quý của môn tu luyện. Hết thảy đều là Đại Pháp ban cho tôi, hết thảy đều là Sư phụ cấp cho đệ tử.
Tu bỏ tâm danh lợi và tâm tật đố
Gần đây, một sự việc phát sinh khiến tôi phát hiện mình có chấp trước mạnh mẽ vào danh và lợi.
Trường tôi đang bình bầu “giáo viên xuất sắc”. Dựa trên thành tích công tác thì tôi đủ điều kiện nhận danh hiệu đó. Một nữ giáo viên trẻ đã khóc và nói rằng cô ấy muốn đạt giải thưởng. Vị hiệu trưởng thấy không có hy vọng gì khi thuyết phục bất kỳ ai nên ông ấy đến gặp tôi và đề nghị tôi “từ bỏ” giải thưởng “giáo viên xuất sắc”. Tôi đã “nhường” giải thưởng đó trong ba năm liên tiếp, tuy nhiên lần này, tôi vẫn đồng ý từ bỏ nó một lần nữa mà không do dự.
Trên đường về nhà, tôi nhắc đến chuyện này với một đồng nghiệp. Cô ấy nói: “Chị không nên từ bỏ danh hiệu đó. Cô giáo kia không làm việc chăm chỉ, vậy mà còn muốn đạt ‘xuất sắc’? Chúng ta không nên giúp cô ấy nhận danh hiệu này.” Tôi cảm thấy người đồng nghiệp đó nói cũng có lý.
Ngày hôm sau, hiệu phó cũng lại đề cập việc này với tôi. Ông ấy nói: “Trong trường chúng ta chị là người làm việc chăm chỉ nhất, lớp của chị thành tích học vượt trội. Giải thưởng xuất sắc này nên thuộc về chị nhưng chị luôn nhường cho người khác. Chị không có giải thưởng, thì chúng tôi không thể nâng chức danh hay tăng lương cho chị được. Tôi nghĩ thật không công bằng cho chị vì trong những năm qua chị không nhận được giải thưởng dù chỉ một lần.” Ở một mức độ nào đó, tôi bắt đầu đồng tình với những gì vị hiệu phó nói và cũng cảm thấy có chút khó chịu.
Tôi nói với chồng tôi, cũng là một học viên, về chuyện này. Anh ấy chia sẻ với tôi dựa trên Pháp và nhắc nhở tôi những lời Sư phụ đã giảng:
“Lấy một ví dụ; một hôm đơn vị [công tác] phân nhà, lãnh đạo nói: ‘Ai thiếu nhà ở hãy qua đây, trình bày hoàn cảnh, nói xem cá nhân cần nhà ở như thế nào’. Mỗi người đều nói về mình, riêng anh kia không nói gì cả. Cuối cùng lãnh đạo xét qua liền thấy rằng anh này khó khăn hơn mọi người khác, cần cấp nhà cho anh ta. Người khác nói: ‘Không được, nhà ấy không thể cấp cho anh ta, cần cấp cho tôi, tôi cần căn hộ như thế như thế’. Anh ta nói: ‘Thế thì ông lấy đi’. Nếu người thường xét, thì cá nhân kia thật ngốc. Có người biết rằng anh ta là người luyện công, bèn hỏi anh ta: ‘Người luyện công các anh không muốn gì cả; hỏi anh muốn gì?’ Anh ta nói: ‘Điều người khác không muốn, tôi muốn’. Thực ra anh ta không ngốc chút nào hết, rất tinh minh. Chính về mặt lợi ích thiết thân của cá nhân, thì đối đãi như vậy; anh ta giảng tuỳ kỳ tự nhiên.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)
Chồng tôi khuyên tôi suy xét lại vấn đề này. Tôi hướng nội tìm và tự hỏi bản thân: “Tại sao tôi lại kể với người khác về việc tôi từ bỏ giải thưởng giáo viên xuất sắc?” Chẳng phải vì tôi không thể loại bỏ tâm cầu danh hay sao? Còn nữa, phía sau tâm cầu danh là gì? Đó là tiền, là tâm cầu lợi.
Giải thưởng xuất sắc sẽ giúp chức danh của tôi thay đổi. Nó cũng sẽ giúp tôi có thêm thu nhập từ 600 cho đến 700 tệ mỗi tháng hoặc từ 7.000 đến 8.000 tệ mỗi năm, đây là khoảng tăng thêm vĩnh cửu, là một loại của cải. Trước đây, tôi nghĩ mình đã bỏ được tâm cầu danh, cầu lợi và thường nói với người khác rằng tiền tài “khi sinh chẳng đem đến, khi tử chẳng mang theo.” (Chuyển Pháp Luân) Tuy nhiên, đây chính xác là khảo nghiệm tâm chấp trước của tôi vào danh, lợi. Tôi nhận ra lâu nay tôi chỉ tu luyện bề mặt chứ không có thật sự loại bỏ đi các chấp trước của bản thân.
Sư phụ đã giảng:
“Tu luyện của người ta, chính là quá trình vứt bỏ tối đa tâm chấp trước của con người. Tại sao lại coi trọng việc này đến vậy? Là bởi vì những sự việc mà chư vị vẫn nghĩ trong đầu, vẫn chấp trước vào, vẫn xem trọng chính là một bức tường, là không rời khỏi bức tường con người. Tôi để cho mỗi một niệm chư vị, đều dần dần thoát ly con người trở thành trạng thái của Thần. Mà mỗi một niệm của chư vị đều vướng mắc, trói buộc vào nơi con người này mà không chịu rời xa nó. Cũng giống như con thuyền kia, nó muốn ra khơi, nhưng sợi dây thừng của nó lại bị buộc vào bến đỗ, buộc rất nhiều sợi, nếu chư vị không gỡ nó ra thì chư vị không đi nổi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand)
Tôi đã tìm thấy chấp trước ẩn sâu của bản thân vào danh và lợi. Được Sư phụ gia trì, tôi đã có thể thực sự loại bỏ chúng. Sư phụ đã yêu cầu chúng ta tu thành bậc Giác Giả tiên tha hậu ngã. Do đó tôi cố gắng làm việc thật tốt, đối với danh và lợi tôi cần làm được tùy kỳ tự nhiên. Đối với lợi ích trước mắt, tâm tôi cần làm được tĩnh tĩnh như nước. Tôi cần hành xử theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn để các đồng nghiệp cảm thụ được vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp.
Giảng chân tướng Đại Pháp cứu thế nhân
Mới đầu tôi chỉ gửi tin nhắn có thông tin Đại Pháp cho mọi người và phát tài liệu. Nhờ đồng tu hỗ trợ, tôi bắt đầu giảng chân tướng Đại Pháp qua điện thoại di động. Ngày đầu tiên, do căng thẳng mà tôi không biết phải nói gì. Sau đó, tôi viết ra những điều cần nói vào tờ giấy và đọc chúng trong các cuộc gọi. Mặc dù ý tứ vẫn chưa mạch lạc, nhưng tôi đã giúp được chín người thoái đảng và các tổ chức liên đới của nó.
Tôi vẫn còn nhớ ngày 23 tháng 7 năm 2014, là ngày tôi giúp được nhiều người thoái Đảng nhất so với các đồng tu khác trong nhóm. Tôi biết Sư phụ đang khích lệ tôi đề cao hơn nữa, cổ lệ đệ tử cần phải bước ra. Kể từ đó, tôi đã kiên trì giảng chân tướng bằng điện thoại di động cứu chúng sinh.
Trường tôi có một quy định: Giáo viên có con học trung học thì có thể về nhà trước giờ nghỉ trưa để chuẩn bị bữa trưa cho con của họ. Vì đã chuẩn bị cơm trưa cho con từ tối hôm trước, nên tôi có thể dùng giờ nghỉ trưa để gọi điện giảng chân tướng mỗi ngày.
Ở miền Bắc Trung Quốc, mùa đông có khi trời lạnh thấu xương. Tôi thường đứng trong tuyết trong hai giờ đồng hồ để gọi điện thoại giảng chân tướng. Tôi làm ấm hai bàn tay bằng nước nóng sau khi quay lại trường. Sau đó, tôi dạy các lớp học buổi chiều.
Đã bốn năm kể từ lúc tôi dùng điện thoại giảng chân tướng vào giờ nghỉ trưa. Mặc dù không có thời gian dùng bữa, nhưng tôi không cảm thấy đói bởi tôi muốn chúng sinh biết chân tướng Đại Pháp. Tôi thực hiện hai giờ đồng hồ giảng chân tướng qua điện thoại vào các ngày làm việc trong tuần, và dành nhiều giờ hơn vào dịp cuối tuần. Tôi học Pháp buổi sáng và gọi điện thoại vào buổi chiều. Tôi thường gọi điện thoại từ hai đến ba giờ, đôi khi hơn bốn giờ. Tôi đã giúp hơn 16.000 người thoái Đảng trong hơn bốn năm qua.
Tôi biết động lực và sự kiên trì của tôi là đến từ sự gia trì của Sư phụ và uy lực của Đại Pháp.
Một lần, tôi cùng với một vài lãnh đạo của nhà trường nhổ cỏ dưới cái nắng gay gắt. Trưởng bộ phận hậu cần của trường đã nói: “Tôi bội phục các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Tôi thường niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’ trong tâm”.
Tôi đã chứng thực sự vĩ đại của Đại Pháp thông qua ngôn hành của mình. Do đó, các đồng nghiệp của tôi dễ tiếp thụ khi tôi giảng chân tướng, nhiều điều hoàn toàn khác biệt so với tuyên truyền của tà đảng. Ngoại trừ một người qua đời vì bệnh tật, còn lại tất cả đồng nghiệp của tôi đều chọn cho mình một tương lai tươi sáng bằng cách thoái các tổ chức của tà đảng.
Đề cao thông qua thực tu
Từ tiểu học tôi đã bị nhồi nhét văn hóa đảng vào trong đầu não nên tôi cũng đã dạy học trò theo cách mà tôi đã được học. Vì thế, tôi vẫn còn chịu ảnh hưởng của văn hóa đảng khá mạnh mẽ. Tôi từng nói chuyện với thái độ hung hăng và không để ý đến cảm thụ của người khác.
Thứ văn hóa đó đã cắm rễ rất sâu trong tôi. Tôi biết tất cả những gì tôi có thể làm là dụng tâm học Pháp nhiều, học Pháp cho tốt, trong Đại Pháp thực tu bản thân và mọi thời khắc luôn xem bản thân là một người luyện công, qua đó tư tưởng văn hóa đảng ngày càng suy yếu đi và dần dần sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
Tôi không còn nóng nảy và luôn nhắc nhở bản thân rằng tôi là một người tu luyện. Tôi cần giữ tâm thái hòa ái và từ bi.
Tôi vẫn còn rất nhiều chấp trước cần loại bỏ, chẳng hạn tâm oán hận, tật đố và tâm hiển thị, v.v.. Hết thảy chúng đều là chướng ngại trên con đường tu luyện của tôi. Tôi sẽ tu luyện tinh tấn thực tu, để Sư phụ từ bi vĩ đại bớt bận tâm về tôi, làm tốt ba việc, theo Sư phụ về nhà.
Con xin cảm tạ Sư phụ!
Xin cảm ơn các đồng tu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/11/376532.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/16/173273.html
Đăng ngày 05-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.