Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Úc Châu

[MINH HUỆ 20-11-2018] Các bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Pháp hội Trung Quốc lần thứ 15 (Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện) đã được phát hành trên trang tin Minh Huệ trong hai tuần đầu tiên của tháng 11. Các bài chia sẻ đã truyền cảm hứng đến độc giả trên toàn thế giới, giúp họ có nhận thức sâu sắc hơn về cuộc bức hại của chính quyền cộng sản. Trong bài viết này, các học viên tại Úc Châu chia sẻ việc họ chịu ảnh hưởng từ các bài viết tại Pháp hội Trung Quốc năm nay như thế nào.

Học viên trẻ được truyền cảm hứng từ câu chuyện của người học viên 94 tuổi

Học viên trẻ Emma Ma tại Queensland tham gia hạng mục giảng chân tướng về cuộc bức hại tại các điểm du lịch. Cô rất xúc động sau khi đọc các bài chia sẻ của Pháp hội Trung Quốc. Cô phát biểu: “Các đồng tu tại Trung Quốc luôn giữ được chính niệm trong môi trường vô cùng tà ác”.

Cô nói thêm: “Họ không chỉ giúp gia đình và bạn bè nâng cao nhận thức, mà còn giúp các nhân viên cảnh sát, những người tham gia trực tiếp vào cuộc bức hại này. Tôi ấn tượng nhất với bài chia sẻ có tựa đề: Một phụ nữ 94 tuổi chia sẻ phước lành của Pháp Luân Đại Pháp với cảnh sát”.

Bài chia sẻ có đoạn : “Tiếp xúc với cảnh sát khiến tôi nhận ra sinh mệnh quý giá như thế nào. Tuy nhiên, trong quá trình lịch sử lâu dài, rất nhiều người có thể mất đi phương hướng và lựa chọn sai lầm. Sư phụ không chỉ muốn cứu những người tu luyện, Ngài muốn cứu hết thảy các chúng sinh”.

Emma nói: “Tác giả bài viết là một người phụ nữ đã hơn 90 tuổi. Bà đã đến Phòng cảnh sát địa phương nhiều lần để phân phát các tài liệu về Pháp Luân Đại Pháp. Bà giúp nhiều cảnh sát nhận ra Pháp Luân Đại Pháp thực sự tuyệt vời thế nào. Lòng vị tha, bao dung và chính niệm của bà đã khiến tôi xúc động sâu sắc”.

“Lâu nay, tôi vẫn tham gia hạng mục giảng chân tướng về cuộc bức hại tại các điểm du lịch. Tôi thường gặp những du khách người Trung Quốc. Họ không những không hiểu Pháp Luân Đại Pháp, mà còn lăng mạ Đại Pháp. Với những người này, tôi thường tránh tiếp xúc bằng mắt hay nói chuyện với họ”.

“Đọc bài chia sẻ này, tôi cảm thấy mình còn thiếu từ bi và hiểu biết về sinh mệnh. Tôi còn cách biệt rất xa khi so sánh với người học viên lớn tuổi này. Bà ấy không bao giờ bỏ cuộc dù gặp muôn vàn khó khăn”.

“Thay vì tránh né nói chuyện với những du khách người Trung Quốc, tôi sẽ đối diện với họ và trừ bỏ đi các nhân tố tà ác ở không gian khác. Tôi sẽ học Pháp thật tốt và ngày một tinh tấn hơn để cứu họ”.

Vững bước tu luyện như thuở ban đầu

Học viên Trương tham gia kêu gọi người dân Trung Quốc nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Ông đã rất xúc động sau khi đọc bài viết “Sư phụ đã ban cho tôi trí huệ để cứu người bằng lòng từ bi”.

Ông Trương nói: “Các đồng tu tại Trung Quốc không ngừng hướng nội và tu luyện tinh tấn khi phải đối diện với những áp lực và khó khăn rất lớn. Với niềm tin kiên định vào Sư phụ Lý Hồng Chí và Đại Pháp, họ cứu chúng sinh bằng lòng từ bi và trí huệ”.

Ông Trương thấy ấn tượng sâu sắc với bài chia sẻ trên: “Khi ai đó nhấc điện thoại lên, tôi cầu xin Sư phụ giúp cứu họ. Vấn đề không phải là người đó đồng ý thoái ĐCSTQ hay không, mà chí ít thì trường không gian của người đó đã được thanh lọc. Tôi thường phát chính niệm sau mỗi cuộc điện thoại”.

“Người học viên viết bài chia sẻ đó luôn hướng nội để tìm ra chấp trước, ngay cả khi viên cảnh sát nghe máy đã nguyền rủa hay đe dọa bà. Đọc bài chia sẻ này đã giúp tôi tìm ra khoảng cách trong tu luyện của mình. Do bận rộn với các hạng mục nên tôi không có đủ thời gian để học Pháp. Vì vậy, tôi không đạt trạng thái hướng nội tốt. Đôi khi, tôi chưa đủ kiên nhẫn, nên việc gọi điện thoại về Trung Quốc giảng chân tướng giống như một người thường đang làm vậy”.

“Gần đây, hàng ngày, nhóm của chúng tôi đã tăng thời gian học Pháp và chú trọng hướng nội. Tất cả chúng tôi đều quay về trạng thái tu luyện tích cực giống như thuở ban đầu mới bước vào tu luyện. Khi tâm trí chúng ta đặt trong Pháp, thì nghiệp tư tưởng và những chấp trước sẽ không còn chỗ để khuấy động. Các quan niệm và suy nghĩ người thường trong chúng tôi cũng dần thay đổi. Tôi đã tạo được một bước đột phá lớn trong việc gọi điện thoại về Trung Quốc. Một số cảnh sát đã chấp nhận cuộc gọi của tôi và lắng nghe tôi nói hồi lâu”.

Cảm nhận về tính cấp thiết của việc cứu người

Cô Nie, một học viên cảm thấy xúc động sau khi đọc bài viết “Nâng cao nhận thức về cuộc bức hại tại các ngôi làng trong huyện của tôi”. Cô cho biết: “Tôi đã rơi nước mắt khi đọc lại bài viết này ngày hôm nay. Tôi cũng tới từ miền bắc Trung Quốc và biết rõ trời lạnh như thế nào vào mùa đông”.

Bài chia sẻ có đoạn viết: “Có 25 xã trong huyện của chúng tôi và mỗi xã có hơn 20 ngôi làng. Chỉ trong một năm rưỡi, chúng tôi đã đến từng ngôi làng ở đó để giới thiệu Đại Pháp và giảng chân tướng về cuộc bức hại của ĐCSTQ”.

“Không để bỏ lỡ những người hữu duyên, các học viên không quản ngại khó khăn băng qua những cánh đồng và vượt núi. Những người nông dân thường bắt đầu vụ mùa của họ vào mùa xuân, vì thế các học viên đến gặp gỡ những người nông dân làm việc trên đồng cùng những người chăn cừu trên núi”.

Nie nói rằng cô cảm thấy xấu hổ về bản thân mình khi so sánh với các học viên ở Trung Quốc. Họ đang tu luyện và cứu người.

Cô phát biểu: “Đọc các bài chia chia sẻ, tôi nhận ra khoảng cách trong tu luyện cá nhân. Đặc biệt, tôi thấy mình chưa ý thức được sự cấp thiết phải cứu người. Ví như, tôi sống ở một khu vực có nhiều người Trung Quốc. Lúc mới đến đây, tôi đã nói chuyện với nhiều người về cuộc bức hại, nhưng dần dần tôi ít nói về nó. Hiện tại, tôi đang tham gia nhiều hạng mục và hiếm khi trực tiếp giảng thanh chân tướng. Tôi thấy mình đã lãng phí thời gian do quản lý thời gian kém. Chúng ta nên tu luyện tốt và cứu nhiều người hơn”.

Nhận thức sâu sắc từ các bài chia sẻ của Pháp hội Trung Quốc

Cô Jenny Trương sống tại Canberra, thường đi đến các điểm du lịch để giảng chân tướng. Cô cho biết cô mong đợi được đọc các bài chia sẻ của Pháp hội Trung Quốc. Các bài chia sẻ là nguồn động viên, khích lệ cho cô.

“Mỗi bài viết đều khiến tôi xúc động”, cô nói. “Các học viên tại Trung Quốc cứu độ chúng sinh bằng chính niệm trong một môi trường vô cùng khắc nghiệt. Niềm tin tuyệt đối của họ vào Đại Pháp và Sư phụ khiến tôi vô cùng cảm động. Tôi nhận thấy sự cách biệt trong tu luyện của mình khi đọc các bài chia sẻ của họ”.

“Tôi ấn tượng nhất với bài chia sẻ có tựa đề “Đề cao trong tu luyện sau khi vượt qua những khổ nạn”. Tác giả bài viết bị biệt giam bốn năm. Cô ấy đã coi phòng biệt giam vừa nhỏ vừa tối như một cái hang để tu luyện chính mình”.

Cô Jenny cho biết: “Có Pháp chỉ đạo, tôi luôn đối xử với mọi người bằng lòng tốt và từ bi, cho dù họ có đối xử với tôi như thế nào. So với những người cổ đại phải tu luyện trong các hang động, tôi may mắn hơn họ nhiều, bởi tôi đang tu luyện Pháp vĩ đại của vũ trụ”.

Tác giả bài chia sẻ đã viết: “Các lính canh cố tìm ra điểm yếu của tôi, để bức hại tôi qua các bài kiểm tra tâm lý, nhưng họ đã thất bại. Họ không biết rằng tôi đang tu luyện và đang buông bỏ các chấp trước của bản thân dựa trên Pháp. Khi họ bức hại nhắm vào những chấp trước của tôi, tôi đã ý thức được và buông bỏ chúng đi. Những nỗ lực của họ để bức hại tôi, hóa ra lại là cách giúp tôi đề cao tâm tính”.

“Sư phụ luôn ở bên cạnh, che chở và động viên tôi. Tôi thực sự trải nghiệm được trí huệ vĩ đại của Đại Pháp. Tôi hiểu rằng, miễn là tôi không xa rời Sư phụ, thì tà ác sẽ không thể làm bất cứ điều gì để bức hại tôi”.

Cô Jenny nói tiếp: “Đọc bài chia sẻ này, tôi có thể ngộ mới về ý nghĩa của cụm từ trong bài chia sẻ ‘đề cao bằng cách vượt qua khổ nạn’. Tác giả bài viết có chính niệm mạnh mẽ đến vậy bởi cô ấy có niềm tin vững chắc vào Sư phụ và Đại Pháp và hướng nội vô điều kiện”.

“Tôi đã tu luyện Đại Pháp được 22 năm. Tôi luôn tự hỏi chấp trước của bản thân là gì khi đối diện với khó khăn. Tôi biết mình đã sai khi tìm ra chấp trước. Nhưng giờ đây, tôi nhận thấy đó không phải là tu luyện chân chính, bởi lẽ khi đối diện với khổ nạn, tôi thấy được chấp trước của mình nhưng lại không làm gì cả. Buông bỏ chấp trước của bản thân cần có một quá trình – trải qua khổ nạn và tăng cường chính niệm. Tôi không nên bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để vượt qua khảo nghiệm và đề cao trong tu luyện”.

Học viên phương Tây: Quyết tâm hoàn thành sứ mệnh của mình

Học viên người phương Tây, anh Luke, cho biết khi anh tham gia vào một hạng mục của Đại Pháp, anh đã không làm tốt vì bận rộn với công việc thường ngày. Bài viết có tựa đề “Viết bài là sứ mệnh của tôi” đã nhắc nhở anh về sứ mệnh của mình.

Anh Luke nhớ lại đoạn tác giả viết: “Một học viên khác đã ca ngợi kỹ năng viết bài của tôi. Khi suy nghĩ về điều đó, tôi nhận ra sứ mệnh của mình là viết bài. Thực tế, kỹ năng viết là được Sư phụ ban cho, nên tôi cần tích cực làm điều đó. Sư phụ giảng: “Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ” (Chuyển Pháp Luân). Tôi vô cùng biết ơn an bài từ bi của Sư phụ”.

Anh Luke cho biết việc đọc các bài viết trên trang Minh Huệ đã giúp anh vượt qua những khổ nạn. Anh nhận thấy kinh nghiệm tu luyện của các học viên ở Trung Quốc rất sâu sắc và cảm động. Sự can đảm và tinh tấn trong tu luyện của họ đã khiến anh cảm thấy cần phải nghiêm túc hơn trong tu luyện cá nhân.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/17/377253.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/20/173319.html

Đăng ngày 05-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share