Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 08-04-2018] Tôi đã không làm tốt ba việc và tu luyện cũng không tinh tấn. Tôi thấy khó nói với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp vì lo sợ bị bức hại.
Tôi đã tải hai bài nhạc Đại Pháp là “Tế thế” và “Phổ Độ” vào điện thoại, nhưng tôi thường chỉ nghe bài “Phổ Độ”. Một ngày trên đường đến cơ quan, tôi tự hỏi vì sao tôi không đủ từ bi. Ngay khi ấy, tôi có mong ước được nghe bài “Tế Thế”, nên tôi mở nhạc lên. Tiếng nhạc vừa bắt đầu, những lời giảng của Sư phụ hiện lên trong tâm trí tôi,
“Vô phi thị nhân tâm, hữu tâm bất thị bi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc 2004)
Nước mắt lăn dài trên má, tôi đã đào sâu trong tâm để tìm ra nguyên nhân vì sao tôi thiếu từ bi.
Đó chính là vị tư.
Đủ loại truy cầu
Làn da tôi sẫm màu hơn so với mức trung bình của người Hoa, vì vậy tôi khá nhạy cảm khi ai đó đề cập đến màu da của mình. Thời còn đi học, tôi bị đặt biệt danh là “da đen”, “da lão hóa”,v.v. nên tôi xấu hổ, trốn tránh những sự kiện xã hội và không tự tin giao tiếp với mọi người bên ngoài. Tôi cảm thấy buồn cho chính mình và thu mình lại lặng lẽ. Cảm giác tự ti này sau đó trở thành một chấp trước mạnh mẽ can nhiễu đến quá trình tu luyện của tôi.
Mặc dù biết rõ là không nên truy cầu bất cứ điều gì, nhưng khi luyện công, ẩn sâu trong tôi vẫn mong muốn có làn da đẹp hơn, ngoại hình ưa nhìn hơn, giọng nói dễ thương hơn, tóc thì nhiều hơn và những thứ đại loại như thế.
Sư phụ giảng cho chúng ta:
“[Khi] chư vị ôm giữ các loại mục đích hữu cầu mà đến học công, học Đại Pháp, [thì] chư vị sẽ không học được gì hết. [Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Chuyển Pháp Luân)
Một cách vô ý tôi đã trộn lẫn những truy cầu của người thường vào trong mục đích của tu luyện và chấp trước một cách ích kỷ vào những truy cầu mạnh mẽ của người thường. Tôi đã không tu luyện theo Đại Pháp.
Giảng chân tướng với nhân tâm
Tôi cũng tự hỏi rằng tại sao tôi luôn luôn làm không tốt khi cố gắng giảng chân tướng cho mọi người về Đại Pháp và về cuộc bức hại. Sau khi hướng nội, tôi nhận ra rằng tôi mong muốn chứng thực bản thân thay vì dùng từ bi đối đãi với mọi người. Trước khi nói với ai đó về Đại Pháp, tôi muốn họ tin tôi ngay lập tức hoặc để họ được chữa bệnh rồi sau đó họ sẽ biết ơn tôi. Nếu một người nào đó không đồng ý với tôi, tôi sẽ xếp họ là người xấu. Tôi sẽ cảm thấy thất vọng đến mức cảm thấy nản không muốn tiếp tục làm việc đó.
Là Sư phụ đang cứu người
“Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi nhận ra rằng Sư phụ đang cứu người, và họ nên biết ơn Sư phụ chứ không phải là tôi. Tôi không thể làm được việc gì nếu không có uy đức và từ bi vô lượng của Sư phụ. Tôi đơn giản là một lạp tử nhỏ bé trong Pháp, và giảng chân tướng cho thế nhân là trách nhiệm của một đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp.
Sau khi tìm ra căn nguyên những vấn đề của mình, tôi tiếp tục lắng nghe “Tế Thế” và cảm nhận sự từ bi trong từng nốt nhạc. Nước mắt dâng tràn khi tôi nhìn người người đang đi qua tôi. Cuối cùng tôi có thể cảm nhận từ bi trong tâm mình.
Tôi chỉ có thể tiếp tục tu luyện và đề cao bản thân. Khi đó, tôi có thể thực sự cảm nhận được uy đức vô biên của Sư phụ và Đại Pháp.
“Từ bi năng dung thiên địa Xuân
Chính niệm khả cứu thế trung nhân”
(Pháp Chính Càn Khôn – Hồng Ngâm II)
Tạm diễn nghĩa:
Từ bi có thể hoà tan trời đất thành mùa Xuân
Chính niệm có thể cứu con người ở thế gian
Tôi phải làm tốt ba việc một cách thiết thực để trở thành một đệ tử Đại Pháp chân chính trong thời kỳ Chính Pháp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/4/8A0-363891.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/4/22/169451.html
Đăng ngày 9-5-2018. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.