Bài viết của một học viên ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 27-12-2017] Dưới chỉ thị “tiêu diệt” Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân, cựu độc tài Trung Quốc, nhiều nhân vật lãnh đạo trong các lĩnh vực hành pháp, truyền thông, giáo dục và các bộ ngành khác phải đối mặt với áp lực có tham gia hay đứng ngoài cuộc bức hại.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người hiểu được chân tướng về Pháp Luân Công đã dũng cảm lên tiếng nói ra sự thật. Dưới đây là một vài trường hợp như thế, trong đó có hai giáo sư và một người lính canh tốt bụng đã dám đứng ra ủng hộ Pháp Luân Công.
Các giáo sư Trung Quốc lên tiếng bảo vệ Pháp Luân Công.
Ông Dương [bí danh] là giáo sư của một trường đại học uy tín ở Trung Quốc. Ông là người rất có tiếng nói trong Bộ Ngoại giao, và các ấn phẩm của ông cũng có sức ảnh hưởng lớn trong ngành Giáo dục. Tôi đã học một trong những khóa sau đại học của ông và biết rằng ông không chỉ có kiến thức uyên bác mà còn là một người có lương tâm. Ông cảm thấy thất vọng rằng chính trị đã ảnh hưởng một cách sâu sắc đến nền giáo dục ở Trung Quốc. Ông thường nói về việc chế độ Cộng sản Trung Quốc đã hủy hoại nền văn hoá truyền thống Trung Quốc như thế nào. Lúc đó tôi vẫn không chắc chắn về thái độ của ông đối với Pháp Luân Công và cuộc bức hại.
Tôi gặp lại Giáo sư Dương khi công ty nơi tôi làm việc mời ông đến diễn thuyết. Ông vẫn tiếp tục lên án: “Trước kia, khi tôi nói về việc chính trị đang là một vấn nạn trong nền giáo dục của đất nước chúng ta như thế nào, một người ngồi kế bên đã giẫm vào chân tôi cười và nói rằng tôi lại phàn nàn rồi. Thế thì đã làm sao chứ? Đó là điều cần được lên tiếng và tôi sẽ tiếp tục lên tiếng về điều đó.”
Ông lại tiếp tục nói về điều mà đã khiến hàng trăm người chúng tôi lúc ấy phải im lặng. “Nhà giáo phải là người có những chuẩn mực nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức. Vào năm đó khi tôi phụ trách chấm điểm kì thi tuyển sinh đại hoc. Một trợ giảng hớt hãi chạy vào với bài luận trên tay. Tiêu đề của bài luận đó là: ‘Pháp Luân Công đã làm gì để phải chịu bức hại?’ Một vài người trong chúng tôi đã thảo luận với nhau và quyết định gạt vấn đề chính trị sang một bên để chấm điểm một cách công tâm. Cuối cùng, chúng tôi đã cho bài luận đạt điểm đậu.
Giáo sư Dương dừng lại và nhìn xuống dưới những thính giả. Hầu hết chúng tôi đều sinh ra vào những năm 1980 nên đã khá kinh ngạc khi thấy ông dám bênh vực cho Pháp Luân Công mặc cho những lời tuyên truyền gay gắt trên các phương tiện truyền thông của nhà nước. Khi giáo sư thôi mỉm cười và vẻ mặt trở nên trang nghiêm thì mọi người bắt đầu suy nghĩ về những điều ông nói một cách nghiêm túc và dường như một điều gì đó đã bừng tỉnh. Khoảnh khắc ấy, tất cả đều im lặng như là một lời hồi đáp “Đúng rồi, cuộc bức hại là sai.”
Sáu tháng sau, tôi tình cờ gặp Giáo sư Văn (hóa danh), người đang giảng dạy tại một học viện khoa học xã hội cấp tỉnh. Sau khi đọc cuốn Cửu bình mà ông mang về từ Đài Loan, ông đã thay đổi hoàn toàn thái độ đối với cuộc thảm sát học sinh, sinh viên đòi dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Ông đã quyết định thoái Đảng và cũng nói với mọi người về sự tàn ác của Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng như ca ngợi Pháp Luân Công.
Người lính gác đã bảo vệ và khích lệ các học viên Pháp Luân Công bị giam.
Tôi có nghe nói về người lính gác tên Vương (hóa danh) khi tôi bị giam trong một trại tạm giam vì tu luyện Pháp Luân Công. Người đứng đầu nhà giam này nói với tôi rằng ông Vương thường nói với những lính gác khác rằng họ nên đối xử tốt với các học viên Pháp Luân Công vì đó là những người tốt.
Mãi đến một năm sau tôi mới gặp ông Vương, khi đó tôi và một học viên khác bị kết án tù và một vài lính gác khác phụ trách chuyển chúng tôi đến nhà giam. Một người bảo vệ cao gầy ngồi đối diện với chúng tôi đã lắng nghe chúng tôi nói về Pháp Luân Công với một nụ cười hòa ái trên gương mặt. Phó giám đốc nhà giam bước lên xe và bắt đầu chế giễu chúng tôi vì “ngoan cố” vào đức tin của mình. Tôi định nói lại thì người bảo vệ trước mặt ra hiệu cho tôi đừng làm thế. Chúng tôi biết ông ấy đang cố bảo vệ chúng tôi nên tôi đã giữ im lặng. Đó chính là ông Vương.
Khi chúng tôi đến một trạm trung chuyển làm thủ tục và kiểm tra sức khoẻ, ông Vương luôn ở cùng với chúng tôi. Sau khi kiểm tra sức khoẻ xong, tôi và người đồng tu đứng ở hành lang nhìn ra ngoài cửa sổ.
Bỗng có tiếng nói “Đừng quá lo lắng. Bình mình đang ở phía trước.” Giọng nói thì thầm nhưng nghe như sét đánh bên tai. Tôi quay lại; hóa ra là ông Vương. Ông đứng bên cạnh chúng tôi mỉm cười. Bây giờ tôi vẫn có thể nhìn thấy đôi mắt ấy, chẳng có gì khác ngoài sự chân thành.
Chúng tôi nhìn ông Vương và gật đầu. Vì không muốn ông ấy gặp rắc rối nên chúng tôi không nói chuyện với nhau.
Người đồng tu quay sang nói với tôi “Anh biết Lý Đông Sinh bị bắt chưa?.” Tôi không biết Lý Đông Sinh là ai cả. “Ông ta là người đứng đầu Phòng 610 và là Bộ trưởng Bộ An ninh. Ông ta mới bị bắt năm nay“, người đồng tu giải thích. Phòng 610 là một tổ chức phi pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc( ĐCSTQ) có nhiệm vụ thực hiện chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công.
Khi nghe người học viên nói, ông Vương nhắc lại “Đừng quá lo lắng. Bình mình ở phía trước rồi.”
Khi thủ tục giấy tờ hoàn tất, ông Vương vẫy tay chào tạm biệt chúng tôi trước khi rời đi.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/27/358371.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/12/28/166906.html
Đăng ngày 6-2-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.