Bài viết của Thế Duyên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 8-12-2017] Tôi không phải là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Tuy nhiên, tôi đã được thụ ích từ nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp.

Tôi năm nay 34 tuổi và sống ở tỉnh Hà Bắc. Nhờ mẹ là một học viên Đại Pháp, nên tôi biết về Pháp Luân Đại Pháp từ thời thanh thiếu niên. Sức khỏe của mẹ tôi rất kém trước khi bà tu luyện. Ví dụ, bà bị bệnh Meniere, căn bệnh khiến bà gặp khó khăn khi làm các việc. Mùa hè năm 1997, mẹ tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và các bệnh tật của bà nhanh chóng khỏi.

Suốt 20 năm qua, mẹ tôi không ốm đau bệnh tật và nhờ vậy đã tiết kiệm được hàng trăm nghìn nhân dân tệ chi phí y tế cho chính phủ.

Mẹ tôi cũng khuyên tôi nghe các bài giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí và bà dạy tôi luyện các bài công pháp. Mặc dù không duy trì được vì bận rộn với việc học, nhưng tôi đã quyết tâm chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để làm một người tốt.

Sau khi tôi nhập học, mẹ tôi bị bắt giữ và giam tại một nhà tù vì lên Bắc Kinh thỉnh nguyện cho quyền tự do tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi chưa bao giờ xa mẹ trước đây, nên tôi cảm thấy thực sự mất mát. Sau khi trở lại trường học, tôi lo lắng cho mẹ rất nhiều và đã nghỉ học để đến trại giam thăm mẹ. Tôi xin lính canh trại giam cho phép tôi vào thăm mẹ khoảng 1 giờ đồng hồ, nhưng họ vẫn từ chối.

Một tháng sau, mẹ tôi được thả ra. Tôi kể với bà rằng mình đã đến trại giam thăm bà, nhưng các lính canh không cho vào. Mẹ tôi nói rằng tôi đã trưởng thành và trở thành một người đàn ông thực thụ.

Mẹ tôi đã phải chịu đựng rất nhiều trong suốt 18 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999. Nhưng bố tôi và tôi đã ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp trong suốt thời gian đó.

Sau khi tốt nghiệp đại học, nhờ một vài người bạn giúp đỡ, tôi bắt đầu kinh doanh nhỏ lẻ ở Bắc Kinh. Tôi bán một loại đá trong một khu chợ trời, nơi nóng bức vào mùa hè và rất lạnh vào mùa đông. Công việc khó khăn và tôi không kiếm được nhiều tiền. Vì tôi mới kinh doanh, nên những viên đá của tôi thi thoảng bị mất hoặc bị đánh cắp. Có mùa đông, tôi không bán được viên đá nào trong vài ngày. Sau đó, vào ngày đầu tiên bán được hàng, tôi lại nhận được tờ 100 nhân dân tệ tiền giả. Vài ngày sau, tôi lại nhận được ba tờ 100 nhân dân tệ tiền giả. Tôi không chỉ mất những viên đá mà còn mất cả số tiền thừa (tiền thật) trả lại khách hàng khi họ đưa tôi tờ tiền giả. Tôi cảm thấy rất buồn vì 300 nhân dân tệ thường là số tiền thu nhập trong cả tháng của mình.

Tuy nhiên, tôi đã nhớ đến Pháp lý về “mất và được” trong bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí để đối đãi trước những tổn thất của mình bằng tâm thản nhiên. Mặc dù nhận được tiền giả, nhưng tôi chưa bao giờ đưa chúng cho những người khác. Tôi không phàn nàn và coi nhẹ tất cả. Nếu tôi chưa bao giờ nghe những lời dạy của Pháp Luân Đại Pháp, tôi sẽ giống như hầu hết mọi người, sẽ cố gắng tiêu số tiền giả đó đi.

Sau một vài năm, tôi quay trở lại thị trấn của mình và kết hôn. Không dễ để tìm được việc làm, nên tôi đã mượn cha mẹ tiền và hợp tác với một người bạn để mở cửa hàng kinh doanh đá. Vì anh ấy không biết gì về đá, nên tôi đã cung cấp các loại đá và đóng góp chuyên môn của mình, còn anh góp vốn để bắt đầu kinh doanh. Mẹ tôi không đồng ý với việc mở cửa hàng của tôi, nhưng tôi không có bất cứ lựa chọn nào tốt hơn.

Cuối cùng việc kinh doanh của chúng tôi cũng bắt đầu, và chúng tôi đã làm việc chăm chỉ hàng ngày trong vài tháng đầu. Người bạn của tôi đã học được rất nhiều kỹ năng từ tôi. Nhưng sau đó anh không còn tập trung vào việc kinh doanh nữa. Thay vào đó, anh giao du với một vài người nhàn rỗi, rồi anh ly dị và tái hôn.

Anh ấy bắt đầu tránh mặt và không tin tưởng tôi nữa. Mẹ tôi nhắc lại với tôi việc bà đã phản đối việc hợp tác kinh doanh đó. Lúc đó, tổng vốn kinh doanh là hơn 100.000 nhân dân tệ, bao gồm cả tiền mặt và hàng tồn kho. Thu nhập hàng tháng từ việc kinh doanh không đủ để trang trải chi phí sinh hoạt. Tôi suy nghĩ về chuyện đó vài ngày và quyết định giải tán hoạt động kinh doanh.

Sau khi người bạn nghe đề nghị của tôi, ngay lập tức anh muốn giữ lại việc kinh doanh. Tuy nhiên, thay vì trả tiền cho tôi, anh đã không đưa cho tôi một đồng hay để tôi lấy bất cứ viên đá nào.

Vợ tôi đã rất tức giận và muốn tranh cãi với anh ấy. Tôi cũng cảm thấy quá bất công. Tuy nhiên, tôi nhớ lại những lời dạy của Đại Pháp nên đã thuyết phục vợ bỏ qua.

Nếu không biết các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, tôi sẽ không bao giờ nghĩ cho những người khác và đối xử với bạn mình theo cách tôi đã làm, đó là suy nghĩ cho anh ấy trước. Tôi không oán ghét anh và vẫn chào hỏi khi gặp lại anh trên đường vài năm sau.

Mặc dù đã mất tất cả mọi thứ, nhưng tôi không cảm thấy thất vọng. Tôi mượn tiền từ người thân, bạn bè và thuê một địa điểm trong khu chợ mới để bán hàng. Tôi đối xử với khách hàng của mình một cách ngay chính. Việc kinh doanh của tôi đã tốt lên. Tôi trả hết nợ và mua một chiếc xe hơi. Tôi thực sự hiểu rằng mình đã được phúc báo khi chiểu theo những nguyên lý của Đại Pháp.

Trong xã hội vật chất ngày nay ở Trung Quốc, tôi đã không bị cuốn theo dòng, và cũng không bị rối lòng bởi bất kỳ suy nghĩ nào về danh lợi. Tôi hạnh phúc, vui vẻ, và bình thản mỗi ngày cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tôi không có ý thể hiện mình như thế nào. Tôi chỉ muốn chia sẻ với mọi người rằng nếu chúng ta muốn sống hạnh phúc và vui vẻ, chúng ta nên chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Nếu mọi người có thể chiểu theo nguyên lý này và nghĩ cho người khác trước, thì sẽ không có tội ác hay đủ thứ bất hảo phát sinh gây hại cho người khác. Pháp Luân Đại Pháp thực sự mang lại cả trăm điều lợi mà không có một điều hại cho đất nước và xã hội chúng ta. Nếu mọi người có thể hưởng lợi ích từ các nguyên lý của Đại Pháp, thì hạnh phúc sẽ luôn ở bên chúng ta!

Tôi vô cùng cảm tạ Đại Pháp đã ban cho tôi vô lượng phúc báo! Con xin cảm tạ lòng từ bi to lớn của Sư phụ Lý Hồng Chí!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/8/357549.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/1/3/167457.html

Đăng ngày 29-1-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share