Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Thiểm Tây
[MINH HUỆ 21-11-2017]
Tu luyện Chính Pháp đã đi đến giai đoạn cuối cùng, lẽ ra tôi phải càng thêm tinh tấn, chính niệm càng phải đầy đủ hơn. Nhưng thời gian gần đây, tôi cảm thấy mình có chút lực bất tòng tâm. Cả thân lẫn tâm tôi đều rất mệt mỏi. Tôi không còn sự hào hứng, dũng mãnh tinh tấn tiến về phía trước như trước nữa. Trạng thái tiêu cực này đã kéo dài một khoảng thời gian. Tôi cũng biết và nhận thức được rằng trạng thái này không đúng đắn. Tôi cũng muốn thay đổi, nhưng không thể nào khởi được tinh thần lên. Tôi đã cảm thấy vô cùng bất lực.
Tôi thầm nghĩ, có lẽ là bao nhiêu năm qua tôi luôn ở trong trạng thái căng như sợi dây đàn, bận bịu cứu người như cứu hỏa vậy. Ngoài thời gian ăn cơm và ngủ rất ít ra, thì tôi đều bận rộn, căng thẳng trong các công tác chứng thực Pháp. Trạng thái quá tải trường kỳ này khiến tôi rất khó có thể thư giãn và không thể tĩnh tâm lại suy ngẫm về việc tu luyện của mình phải chăng đang có vấn đề gì hay không. Hiện nay cái thân thể này đã kháng nghị trước, đã trở nên tiêu cực và lười biếng. Tôi phải đối mặt nghiêm túc với việc này. Tôi thầm nghĩ mình sẽ giải quyết tốt vài việc nữa rồi sẽ tập trung vào học Pháp, tìm thử những vấn đề bên trong mình xem và điều chỉnh một chút, quy chính lại toàn bộ trạng thái của bản thân.
Nhưng vài chuyện liên tiếp xảy ra sau đó đã khiến tôi vô cùng chấn động.
Chồng tôi đã qua đời 5 năm trước. Con gái tôi làm việc trong thành phố của tỉnh. Tôi sống cùng với con trai. Hai con tôi đều đã cứng tuổi, nhưng đến nay vẫn chưa kết hôn. Điều này được coi là hy hữu nếu như so với hoàn cảnh những người bạn thân hữu và đồng nghiệp của tôi. Con cái nhà người ta lấy vợ lấy chồng sớm, đều sắp lên chức ông chức bà đến nơi rồi. Không ít người bàn luận về chuyện này và cũng gây ảnh hưởng tới việc tôi giảng chân tướng cứu người. Tôi cũng đành bất lực trước chuyện này. Tôi đã từng cầu xin Sư phụ nhưng vẫn không có chuyển biến gì, tình hình cứ kéo dài mãi như vậy.
Vài tháng trước đột nhiên con trai tôi mất việc. Mãi vẫn không thể tìm được công việc thích hợp nên cháu ở nhà chơi không. Hai mẹ con chỉ trông chờ vào một chút lương hưu ít ỏi của tôi.
Con gái tôi vốn cũng có một công việc rất tốt. Nhưng lãnh đạo cũ đột nhiên từ chức, lãnh đạo mới đến lại muốn đưa người của mình vào nên con gái tôi cũng có nguy cơ mất việc.
Vấn đề của con cái cùng những chuyện khác ngay lập tức bày ra trước mắt, khiến tôi cảm thấy can nhiễu thật lớn. Đặc biệt là sau một lần nói chuyện với con trai mình, tôi lại càng không khỏi ngạc nhiên. Hóa ra sâu trong tim cháu vẫn còn nhiều vướng mắc và hiểu lầm về tôi. Cháu nói cháu không muốn tu luyện, cũng chẳng muốn kết hôn. Tương lai cháu sẽ phiêu bạt nơi chân trời góc biển cho đến hết đời thì thôi. Mặc dù cháu biết Đại Pháp là tốt, nhưng cháu không muốn giống như tôi. Giữa chúng tôi dường như không thể trò chuyện, chia sẻ. Cháu cảm thấy vô cùng bi quan về tiền đồ của mình.
Bởi lẽ từ nhỏ cháu luôn ủng hộ tôi tu luyện, nên tôi luôn cho rằng cháu có nhận thức tích cực về Đại Pháp. Nên khi cháu nói ra những lời này tôi không sao hiểu được. Tôi nghĩ điều này không đúng! Con trai và con gái tôi vốn rất có chính niệm đối với Đại Pháp, rất ủng hộ tôi tu luyện. Những khi tôi bận rộn thường không kịp cơm nước. Nhưng con trai về nhà, thấy tôi vẫn đang bận rộn với công việc của mình thì không một lời oán trách mà ra ngoài mua một chút đồ ăn coi như bữa ăn của hai mẹ con. Đôi khi về nhà chưa kịp ăn cơm cháu đã phải đi làm. Nhưng xưa nay nó không hề oán trách tôi. Tôi cũng thường nói rằng đứa con trai rất hiểu tôi. Nhưng tôi thực không thể ngờ được trong tâm cháu lại có dự định như vậy. Hơn nữa, Sư phụ cũng giảng: “Một người luyện công cả nhà được lợi ích.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999]) Con cái trong gia đình đệ tử Đại Pháp lẽ ra cũng nên có cuộc sống hôn nhân bình thường, có gia đình, nguồn tài chính và một công việc để mưu sinh. Vì sao hai đứa con của tôi phương diện nào cũng khá tốt lại không thể tìm được người yêu và lập gia đình? Chúng lại còn đột nhiên mất đi công việc, không có cả nguồn thu nhập? Điều này không đúng, quả là không bình thường chút nào. Đây chẳng phải là sự bức hại hay sao? Nhưng vì sao chuyện này lại xảy ra với tôi?
Tôi bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, tìm những thiếu sót trong tu luyện của mình, xem xem bản thân có vấn đề ở phương diện nào? Vừa tìm tôi đã thấy mình có không ít vấn đề. Rất nhiều vấn đề tôi vẫn luôn không ý thức được, mà tôi còn cho rằng mình đều tuân theo Đại Pháp mà buông bỏ danh, lợi, tình. Giờ đây dùng Pháp đo lường lại bản thân, tôi lại phát hiện hóa ra không phải như vậy.
Biểu hiện tại một vài phương diện sau:
1. Về tiêu chuẩn cảnh giới tư tưởng của sinh mệnh mới trong vũ trụ mà Đại Pháp yêu cầu chúng ta “Tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã” (Phật tính vô lậu – Tinh tấn yếu chỉ). Tôi vẫn còn mang theo nhân tố văn hóa đảng “ai vào trước thì là chủ”, mà không quy chính bản thân trong Đại Pháp. Ngay từ thời đầu tu luyện, tôi vẫn luôn yêu cầu mình phải đạt được tiêu chuẩn này. Trong tư tưởng tôi đã có một niệm này. Vì để đạt được tiêu chuẩn này tôi cũng đã đi đường vòng rất nhiều và chịu khổ rất nhiều. Nhưng niềm tin này của tôi trước sau vẫn không hề bị mai một, mà ngày càng mạnh mẽ hơn. Nhưng do từ nhỏ đã bị văn hóa đảng của tà đảng Trung Cộng nhồi nhét những giả lý có vẻ rất cao thâm, nào là “Diệt tư sản”, “Vụt lóe lên suy nghĩ đánh đổ tư hữu”…
Lúc đó tôi vẫn còn mơ màng như học sinh tiểu học, nên cứ đón nhận nó một cách tự nhiên. Trong ý thức của mình tôi cho rằng nhân vật anh hùng cao đẹp, vĩ đại, toàn năng mà tà đảng tuyên truyền trong những bộ phim, trên ti vi và trong các tác phẩm văn nghệ đều là mẫu mực.
Tuy rằng, vài năm nay học Pháp tôi cũng biết được văn hóa đảng là thứ gì. Nhưng từ nhỏ một bộ những thứ này đã tồn tại trong tiềm thức của con người, nên trong hành vi vẫn vô tình mang theo những thứ này. Biểu hiện của tôi trong khi học Pháp là: Khá coi trọng những lý trên bề mặt, học Pháp, lý giải Pháp theo cách học tập lý luận và những tác phẩm nổi tiếng trong văn hóa tà đảng, chứ không lý giải sâu sắc nội hàm nội hàm phía sau Đại Pháp. Vậy nên tôi không biết phải làm thế nào, học Pháp chỉ chạy theo hình thức. Khi làm công tác Đại Pháp, tôi coi trọng những việc cụ thể hơn cả việc học Pháp, luyện công và phát chính niệm. Tôi luôn đặt những việc mình phụ trách và đồng tu yêu cầu lên hàng đầu. Thậm chí làm đến quên ăn quên ngủ. Tôi có thể xếp những việc của bản thân và gia đình lại phía sau và nhận thức một cách cực đoan rằng mọi việc của bản thân mình đều là việc riêng, cần xếp ở phía sau, gồm cả việc học Pháp, luyện công và phát chính niệm. Chuyện của người khác đều cần được ưu tiên. Chỉ cần là việc của Đại Pháp tôi quyết chẳng từ nan. Những việc người khác muốn làm thì tôi làm, những việc người khác không dám làm thì tôi làm, việc của Đại Pháp cũng là việc của tôi.
Do những nhận thức cực đoan của văn hóa đảng trong tiềm thức nên một vài năm nay, tôi vẫn luôn không thể chính lại mối quan hệ này. Tôi cũng luôn bị Cựu thế lực dùi vào sơ hở trong tư tưởng. Học Pháp, luyện công và phát chính niệm thường bị can nhiễu. Đặc biệt là phát chính niệm thường không thể đúng giờ, hoặc không thể tĩnh được, luyện công cũng không thể đảm bảo đúng giờ, học Pháp thường bị buồn ngủ. Mặc dù bản thân tôi cảm thấy rất sốt ruột, nhưng hễ xảy ra sự việc thì tôi vẫn cứ bận rộn trong những việc cụ thể. Tôi thường nghĩ đợi khi chuyện này xong thì sẽ tập trung bù lại. Nhưng thường thì chuyện này chưa xong chuyện khác lại đến, tôi vĩnh viễn không có thời gian bù lại. Do sự hạn chế về nhận thức mà vài năm nay, tôi cũng làm không ít việc, bận rộn trong mớ bòng bong ấy. Buổi sáng hễ mở mắt thức giấc cho tới khi nằm lên giường nhắm mắt đi ngủ, biết bao nhiêu chuyện lớn chuyện nhỏ chồng chất, quả thực là chẳng bao giờ hết việc.
Ban đầu thì tôi còn cố được, dần dần càng ngày tôi càng có cảm giác không thể gắng gượng nổi, cả thân lẫn tâm tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Tôi biết rằng trạng thái này không đúng và cũng nghĩ rất nhiều cách và nỗ lực thay đổi tình hình, nhưng chỉ được một thời gian thì đâu lại đóng đấy. Không thể đề cao lên từ căn bản, tôi cảm thấy rất khổ não. Nhưng hễ gặp phải chuyện cụ thể tôi vẫn không thể buông bỏ được, chỉ biết gắng gượng như vậy.
2. Về lý giải Pháp tôi cũng mang theo màu sắc văn hóa đảng rất nặng. Ví như trong khi học Pháp tôi nhận thức được tầm quan trọng trong việc đề cao chỉnh thể. Sư phụ bảo với chúng ta không được để rớt lại bất kỳ một đệ tử nào. Thế là tôi nghĩ một cách hữu vi để có thể đạt được đề cao về chỉnh thể trong việc học Pháp và tu luyện. Tôi phát hiện nhận thức của đồng tu về Pháp chênh nhau rất nhiều. Tôi bèn trực tiếp chỉ ra cho đồng tu, coi nhận thức của mình về Pháp là tiêu chuẩn bất biến để yêu cầu người khác. Đôi khi đồng tu có thể thấu hiểu và thể bày tỏ sự cảm ơn tôi. Nhưng cũng có đồng tu không hiểu nên hai bên xảy ra tranh chấp. Còn tôi lại thường cho rằng mình vì muốn tốt cho người khác, vì sự đề cao của chỉnh thể, nên ngữ khí và thái độ có chút cứng nhắc, gượng ép người khác, khiến đồng tu rất khó tiếp nhận, từ đó khiến hai bên trở nên xa cách.
Lâu dần mọi người bắt đầu bàn luận sau lưng tôi. Có người nói thẳng với tôi, nói rằng mọi người sợ tôi. Còn tôi lại cảm thấy những đồng tu này sao lại mềm yếu thế, hễ nói nặng một chút là không thể chịu được, chỉ muốn vui vẻ dễ chịu thôi sao. Chẳng lẽ đây là tu luyện hay sao? Tôi không nghĩ tới khả năng tiếp nhận của mỗi người là khác nhau, không thể đều giống nhau như từ một khuôn đúc ra được. Mọi người đều có sự khác biệt riêng. Tôi không nhận thức được rằng cách làm muốn đạt được mục đích nào đó một cách hữu vi chính là mô thức tư duy của văn hóa đảng.
3. Ban đầu khi tôi ra khỏi trại cưỡng bức lao động, tôi rất muốn giảng chân tướng cứu người. Nhưng hễ giảng là tôi lại giảng cao, khiến người khác không thể tiếp nhận được. Bản thân tôi cũng cảm thấy rất khổ tâm. Tôi bèn nghĩ, nếu cứ tiếp tục giảng chân tướng như thế này thì không những không thể cứu được con người mà không khéo còn đẩy người ta ra xa, thành ra lại phản tác dụng. Nhưng dứt khoát là tôi phải làm chút việc cụ thể gì đó! Tôi bèn bắt đầu học máy vi tính, làm tài liệu. Tôi hoàn toàn không hề hướng nội tìm để tu bản thân mình để đột phá nó.
Hàng ngày đa phần tôi tiếp xúc với đồng tu. Nhưng do tôi nói rất thẳng, không để ý tới khả năng cảm nhận của người khác, nên cũng thường xảy ra một vài mâu thuẫn. Sư phụ nhiều lần điểm hóa, nhắc nhở tôi rằng không nghĩ tới người khác là sai lầm. Tôi cũng nỗ lực thay đổi bản thân mình, mặc dù tôi thay đổi rất nhiều, nhưng ngữ khí theo lối chỉ trích ra vẻ ta đây của tôi thường khiến mọi người cảm thấy không thoải mái. Kết quả là mặc dù tôi chuyên tâm làm tốt nhưng lại không đạt được kết quả tốt lắm.
Tôi rất phiền não về bản thân mình. Dần dần tôi cũng không muốn mở miệng ra giảng chân tướng nữa. Về việc nói năng tôi thường chạy sang hai cực đoan sau: Hoặc là muốn nhồi nhét những điều mình biết và những điều mình hiểu cho người khác, cực lực muốn thuyết phục người nhà, để mọi người hiểu được sự dụng tâm của mình. Hoặc là tôi sẽ không muốn mở miệng nói gì cả. Dường như tôi không thể mở miệng được, cứ như bị thứ gì đó làm cổ họng nghẽn lại. Điều này đã trực tiếp ảnh hưởng tới công việc Đại Pháp và làm tốt “ba việc” của tôi. Quả thực tôi cần dành nhiều công phu để đột phá ở phương diện này.
4. Trong việc học Pháp do sau này tôi có chút chạy theo hình thức nên không nhìn thấy được nội hàm của Đại Pháp. Những bài chia sẻ trên Minh Huệ Net của các học viên, tôi cảm thấy có thể nói trúng vấn đề của mình, nên muốn đọc nhiều hơn và giới thiệu cho đồng tu xem. Từ đó tôi lại sa vào một cực đoan khác, dần dần tôi coi những vấn đề học viên chỉ ra trong bài chia sẻ dùng để đối chiếu với những vấn đề tu luyện của bản thân mình, mà đi lệch với sự chỉ đạo của Pháp. Sau khi phát hiện ra vấn đề này, quả thực khiến tôi phải sợ toát mồ hôi hột. Đây chẳng phải là tôi đang muốn đi đường tắt hay sao? Tôi không trực tiếp dùng Pháp mà mình học được để chỉ đạo bản thân. Điều này chẳng phải là đã thoát ly khỏi Pháp rồi hay sao? Thật đáng sợ biết bao!
5. Khi giải quyết vấn đề hôn nhân của con mình, tôi vẫn luôn ôm giữ cách nghĩ cứ để thuận theo tự nhiên. Hôn nhân là việc Trời định, phải tùy theo duyên phận. Hôn nhân của ai tôi cũng đều không can thiệp, hai con tôi không tu luyện thì cứ để chúng quyết định. Nhiệm vụ của tôi là cứu người. Cách nghĩ này về nguyên tắc không có gì sai. Nhưng tôi lại không suy xét chu đáo về cách làm cụ thể.
Lần đầu tiên khi con trai tôi chia tay cô người yêu thứ nhất. Chúng nói rằng, nguyên nhân chúng chia tay vì tôi đã đưa cho cô gái đó một đĩa Shen Yun. Đến khi quen cô bạn gái thứ hai một năm, con trai tôi cũng không hề cho tôi biết, cuối cùng cũng chia tay. Cô bạn gái thứ ba cũng đã ưng thuận, lễ ra mắt cũng đã nhận. Nhưng khi về nhà tôi ăn cơm, sau khi ăn cơm xong mở ti vi ra xem thì vừa hay lại nhìn thấy video “Cửu Bình Cộng sản đảng”. Lúc đó cô bé ấy không nói gì, nhưng sau đó lại nói rằng mẹ cô không đồng ý, muốn làm công việc của mẹ cô ấy, nên lại kéo dài thêm một năm. Bởi vì tôi biết cô bé ấy là đảng viên, cô ấy có ý muốn tránh không về nhà tôi. Tôi bèn viết cho cô bé một bức thư giảng chân tướng. Không ngờ bức thư đã bị cơ quan cô ấy bóc ra xem. Lãnh đạo đơn vị đã uy hiếp đòi cô ấy phải đổi việc, tiếp đó họ nói chuyện ba ngày ép cô ấy phải từ bỏ mối quan hệ yêu đương giữa hai người. Cuối cùng dưới áp lực của người nhà và cơ quan chúng đã chia tay nhau.
Chuyện này là một cú sốc rất lớn đối với con trai tôi. Nhưng cháu biết rằng tôi viết thư cho cô bé là vì muốn cứu cô bé nên không nói cho tôi hay, cũng không oán trách tôi. Nhưng cháu đã bị tổn thương rất sâu sắc. Tiếp đó cựu thế lực lại diễn hóa ra những giả tướng nghiệp bệnh khác. Khi khám sức khỏe tại cơ quan con trai tôi đã phát hiện ra mình mắc bệnh về phương diện năng lực tính dục nên gánh nặng tâm lý của nó rất lớn. Nhưng tôi cũng không để tâm, tôi không tin điều này là sự thực. Tôi cảm thấy điều này không thể xảy ra, đều là giả tướng mà cựu thế lực diễn hóa ra cho tôi. Tôi thầm nghĩ, đừng giở trò này với ta, căn bản là ta không thừa nhận. Nhưng con trai tôi lại vô cùng thương tâm, cho rằng đây là chuyện đoạn tử tuyệt tôn. Tôi chỉ muốn cháu học Pháp, và niệm Đại Pháp hảo, mà không ủng hộ nó đi phẫu thuật. Điều này khiến nó lại càng thương tâm hơn và cho rằng nếu cha cháu còn sống thì sẽ không đối đãi như cách của tôi.
Cháu không thể hiểu tôi và cảm thấy nản chí. Bởi lẽ đây là bệnh nghề nghiệp, lại thêm công việc không như ý, nên cháu đã thôi việc, muốn đổi nghề khác. Do con trai không thể hiểu được cách làm của tôi, nên giữa chúng tôi rất khó nói chuyện với nhau. Tôi cũng bắt đầu oán giận nó không nghe lời tôi. Tôi vì muốn tốt cho nó mà thôi. Kết quả là đã phát triển tới bước này.
Còn có một vấn đề khác đa phần xuất hiện dưới sự can nhiễu và ảnh hưởng của văn hóa đảng. Tôi sẽ không liệt kê từng ví dụ cụ thể ra đây.
Khi tìm thấy những vấn đề ở phương diện này tôi rất chấn động. Tôi biết rằng đây là vấn đề xuất hiện trong việc tu luyện của tôi. Tôi đã bị cựu thế lực dùi vào sơ hở.
Mấy ngày gần đây, tôi nghiêm túc hướng nội tìm và suy nghĩ về bản thân mình. Nhờ học Pháp và suy ngẫm một cách nghiêm túc, tôi bắt đầu nhận thức được rằng: Tu luyện đã đến giai đoạn cuối cùng, tức là đã đến phần bề mặt nhất. Suốt một thời gian dài cho tới nay con người bị tẩy não và nhồi nhét độc tố của văn hóa đảng nên đã hình thành những quan niệm, mô thức tư duy, cách nhận thức biến dị trong tư tưởng của chúng ta. Chúng đều gây trở ngại nghiêm trọng tới việc chúng ta lý giải và đồng hóa với Pháp một cách chính xác. Đối với thế hệ này của chúng ta mà nói, khi vừa sinh ra đã bị tà đảng gọi là “người kế thừa màu đỏ” và phải tiếp nhận một lượng lớn văn hóa đảng.
Trong các cuộc vận động của tà đảng trước kia, đặc biệt là cuộc Cách mạng Văn hóa, lúc đó tuổi đời chúng tôi còn nhỏ, chưa có năng lực phân biệt tốt xấu nên dấu ấn để lại trong tư tưởng vô cùng sâu sắc. Những người lớn tuổi hơn một chút còn sót lại một vài nét văn hóa truyền thống, còn thế hệ chúng ta ngày nay là bất hạnh nhất. Có thể nói rằng chúng ta đã bị nhuốm trong văn hóa đảng. cựu thế lực mưu đồ thao túng chính Pháp nhưng sao chúng có thể thao túng được? Theo lý giải của tôi, văn hóa Thần truyền được lịch sử đặt định làm cơ sở truyền Pháp đã bị phá hoại, thay vào đó là văn hóa đảng tà ác. Mà thứ văn hóa đảng tà ác này chính là cố ý tạo ra để cựu thế lực thao túng chính Pháp, khống chế tư tưởng của con người. Điều tà ác nhất chính là tà đảng nhất quán cưỡng chế thứ gọi là “cải tạo tư tưởng” cho dân chúng.
Nhớ lại thời đầu Chính Pháp rất nhiều đồng tu đã bước sang phía tà ngộ. Nguyên nhân căn bản chính là họ đã dùng những quan niệm, phương thức tư duy, cách suy xét và lý giải vấn đề hình thành trong văn hóa đảng, nên thường lý giải Pháp ngược lại. Sau khi cuốn “cửu bình Cộng sản đảng” ra đời đã thanh trừ hình thức tồn tại của tà linh cộng sản tại không gian khác. Nhưng những thứ ăn sâu trong mô thức tư duy và quan niệm hình thành trong tư tưởng của con người vẫn đang khống chế, thao túng tư tưởng của con người. Đặc biệt là văn hóa đảng áp dụng phương thức “bình cũ rượu mới”, “trộm dầm thay cột”, lén lút thay đổi các quan niệm. Cùng là một từ nhưng trong văn hóa đảng lại bị cấp thêm một nội hàm hoàn toàn mới, trái ngược hẳn với nội hàm trong văn hóa Thần truyền.
Hơn nữa thêm vào sự thay đổi mô thức tư duy, ảnh hưởng của Thuyết vô Thần, Thuyết tiến hóa, đã khiến con người hiện đại gặp khó khăn rất lớn trong vấn đề lý giải Pháp. Đặc biệt là người Trung Quốc còn bị đầu độc nặng nề hơn. Trong các bài giảng Pháp, Sư phụ đã chỉ ra vấn đề về phương diện này một cách rất minh xác. Có một vài nguyên nhân tại tầng sâu nếu không đầu tư công sức thì sẽ không thể cảm nhận được. Cá nhân tôi cảm thấy đây chính là chướng ngại lớn nhất để chúng ta tiếp tục lý giải Pháp một cách sâu sắc.
Ví như chữ “tư” và chữ “công” trong văn hóa đảng mọi người thường hiểu rằng chuyện của cá nhân là thuộc về việc “tư”. Công việc mới là việc “công”. Nhưng tà đảng lại xâm nhập và mọi lĩnh vực, “lãnh đạo tất cả”. Dẫu là việc “công” hay việc “tư” thì nó đều quản. Nó tuyên truyền là vì thứ gọi là “chí công vô tư”, “bỏ tình thân vì đại cục”. Những nhân vật anh hùng được tuyên truyền đều là những tấm gương điển hình vì đảng sẵn sàng hiến dâng tất cả, gồm cả sinh mệnh của chính mình. Điều này là do bản tính của tà giáo quyết định. Mục đích của nó chính là lừa gạt con người can tâm tình nguyện hiến thân cho ma quỷ.
Còn trong văn hóa Thần truyền, nội hàm của vấn đề này là hoàn toàn khác. Con người là một trong tam tài “Thiên, Địa, Nhân”. Mỗi người đều là một tiểu vũ trụ, là một bộ phận cấu thành nên vũ trụ rộng lớn. Trong lịch sử Trung Quốc vẫn luôn đề xướng “quân khinh dân quý” (Coi nhẹ quân vương, coi trọng nhân dân). Người xưa chỉ dùng đạo đức của con người để đánh giá một ai đó, chứ không dùng tiền tài ít nhiều để luận việc sang hèn. “Giàu mà có đức” giảng trong Đại Pháp căn bản không hề liên quan tới việc “hiến thân cho Đảng nào đó”. Còn chữ “Công” là chỉ việc của dân chúng, lợi ích của đại chúng. Trong đó tự nhiên cũng bao gồm lợi ích cá nhân của mỗi người, không có cách nói chà đạp lên cá nhân như “Lợi ích của Đảng cao hơn tất cả”.
Về vấn đề xuất hiện trong tu luyện, tôi đã đọc cuốn “Giải thể Văn hóa đảng”. Cuốn sách này trước kia tôi cũng từng nghe băng ghi âm, nhưng lần này tôi nghiêm túc đối chiếu với bản thân, dùng Pháp đo lường mới phát hiện ra độc tố của văn hóa đảng trong tư tưởng của mình rất nặng. Rất nhiều vấn đề đều đã trở quá đỗi quen thuộc, quen rồi nên không thể phát giác ra được có gì không đúng. Lần này tôi vừa học vừa đối chiếu, quả thực là cảm thấy sự kỳ diệu, cao siêu của câu: “Bất thức Lư Sơn chân diện mục, chỉ duyên thân tại thử sơn trung” (Không biết chân tướng của núi Lô Sơn, chỉ biết thân mình có duyên với ngọn núi này), hóa ra tôi chỉ có thể lý giải trên bề mặt về một vài pháp lý Sư phụ giảng trong Pháp. Giờ đây đọc sách tôi đã lý giải hoàn toàn khác. Sư phụ giảng:
“Lấy một ví dụ, một chiếc chai đựng đầy thứ dơ bẩn, xiết nút thật chặt; ném nó xuống nước, thì nó chìm ngay đến đáy. Chư vị đổ những thứ bẩn đi, càng đổ nhiều ra thì nó lại càng có thể nổi lên cao hơn; [nếu] đổ hết [thứ bẩn] ra ngoài, [thì] nó nổi hẳn lên trên. Trong quá trình tu luyện chúng ta cần gạt bỏ những thứ không tốt tồn tại nơi thân người của mình, [thì] mới có thể thăng hoa lên trên được; đặc tính của vũ trụ chính là có tác dụng ấy.” (Chuyển Pháp Luân)
Trước kia thể ngộ của tôi về đoạn Pháp này rất nông cạn. Giờ đây đọc lại tôi đã lý giải sâu sắc hơn. cựu thế lực đã lợi dụng tà đảng nhồi nhét biết bao nhiêu thứ văn hóa đảng vào đầu chúng ta như vậy, khiến chúng ta học Pháp không thể lý giải được một cách chính xác. Chỉ khi thanh trừ những tà thuyết dơ bẩn kia ra khỏi đầu óc, tẩy tịnh tư tưởng bản thân và cái bình chứa cơ thể này, thì Đại Pháp mới có thể tiến nhập và cơ thể chúng ta và đồng hóa với Pháp. Trong tư tưởng chứa đầy những thứ dung tục của văn hóa đảng thì Đại Pháp sao có thể trộn lẫn cùng với những thứ này? Vậy nên phải đồng hóa với Đại Pháp, phải triệt để thanh trừ văn hóa đảng, thanh trừ tận gốc rễ để tư tưởng thuần tịnh hoàn toàn đồng hóa với Đại Pháp.
Trước kia khi tôi lên Minh Huệ Net có chia sẻ rất nhiều lý giải về Pháp của đệ tử Đại Pháp hải ngoại có sự lý giải và nhận thức thuần tịnh và thuần chân. Những lời khán giả phương Tây thốt ra và khán giả Trung Quốc thốt ra khi đi xem biểu diễn Shen Yun hoàn toàn khác nhau. Bây giờ thì tôi đã hiểu, là do họ không bị ô nhiễm bởi văn hóa tà đảng, đa phần họ đều tin vào Thần. Mặc dù bị ảnh hưởng nhiều bởi hệ tư tưởng hiện đại, nhưng họ vẫn kết nối được với văn hóa Thần truyền. Còn tư tưởng của người Trung Quốc trong mấy chục năm trở lại đây lại bị văn hóa đảng cải tạo. Tà đảng đã nhổ tận gốc nền văn hóa Thần truyền mấy nghìn năm, cưỡng chế nhồi nhét những tà thuyết như Thuyết Vô thần, Thuyết Tiến hóa cho người Trung Quốc. Vậy nên người Trung Quốc không còn nơi trốn chạy mà phải tiếp nhận bộ tà thuyết này một cách vô tình hay hữu ý. Đặc biệt là những người trẻ đã bị tẩy não triệt để, thế hệ này bị đầu độc quá sâu. Đây chính là một trong những khó khăn lớn nhất khi giảng chân tướng tại Đại lục.
Đối với đệ tử Đại Pháp mà nói, mặc dù hàng ngày học Pháp, nhưng có thể lý giải dựa trên Pháp hay không thì dẫu cùng nguyên nhân cũng sẽ tồn tại những chướng ngại ở các mức độ khác nhau. Dẫu “Chuyển Pháp Luân” đã đọc không biết bao nhiêu lượt, nhưng mỗi người khi gặp phải những vấn đề khác nhau, thì đa phần vẫn nhận thức và đối đãi bằng quan niệm được hình thành trong văn hóa Đảng. Nhìn lại quá trình tu luyện của bản thân và hướng nội tìm tôi cảm nhận được vấn đề này một cách rõ rệt.
Vậy nên tôi đã kiến nghị các đồng tu tại địa phương cũng nên đọc cuốn “Giải thể Văn hóa đảng”. Một vài đồng tu đọc xong thấy rằng quả đúng là như vậy. Trước kia chưa đọc chưa biết, giờ mới phát hiện ra hóa ra bao nhiêu vấn đề đều bắt nguồn từ đây. Sau khi đọc xong tôi tẩy tịnh văn hóa đảng phản ánh ra từ trong tư tưởng và quy chính lại hành vi của mình, việc học Pháp và thực tu cũng đề cao vượt bậc và có những bước đột phá lớn. Nếu đồng tu bận rộn có thể nghe băng ghi âm. Nếu có thời gian thì tốt nhất nên đọc, bạn sẽ có thể tìm được một vài nguyên nhân khiến mình không thể đề cao lên.
Do tìm thấy vấn đề của bản thân mình, trong tư tưởng tôi bắt đầu coi trọng và hạ quyết tâm thay đổi bản thân, quy chính lại trong Pháp và bản thân tôi cũng dần có những thay đổi rõ nét. Đầu tiên tôi đã có những chuyển biến ở mức độ khác khi làm ba việc. Tôi đã có thể nghiêm khắc yêu cầu bản thân, học Pháp không còn chạy theo hình thức mà đã có thể nhập tâm. Phát chính niệm đã có thể phát đúng giờ và tĩnh lại được. Khi quyết tâm không nói những lời làm tổn thương đến người khác thì nhất định sẽ thực sự đề cao về phương diện này. Tôi cảm thấy những lời mình nói ra cũng trở nên hòa ái, ngữ khí cũng hiền hòa hơn, không còn khẩu khí ép buộc người khác và tự cao tự đại. Mối quan hệ với con trai tôi cũng tốt dần lên.
Thông qua những chia sẻ thiện ý của tôi, hiện giờ con trai tôi cũng bắt đầu hiểu được tôi và Đại Pháp. Những thứ tôi đưa cho con trai cũng đều đọc. Sau khi đọc xong “cửu bình” tâm thái của con trai tôi cũng đã thay đổi, không còn tuyệt vọng như trước. Cơ quan của con gái tôi cũng có chút thay đổi. Mọi thứ đều chuyển biến theo hướng tốt đẹp. Bản thân tôi cũng không còn cảm thấy mệt mỏi như vậy nữa, tinh thần đã phấn chấn hẳn lên. Hàng ngày tôi đã có thể kiên trì luyện công và cảm nhận được mình đã tìm lại được trạng thái ban đầu và có lòng tin hơn đối với việc tu luyện của bản thân.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2017/11/21/356929.html
Đăng ngày 5-2-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.