Bài viết của một học viên ở vùng Đông Bắc Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-1-2018] Tôi sinh ra vào những năm 1960 ở Hắc Long Giang, một tỉnh xa xôi nhất của vùng đông bắc Trung Quốc. Khi còn nhỏ, cái lạnh của mùa đông luôn khiến tôi khổ sở. Chân và tay vừa đỏ vừa sưng, vừa đau vừa ngứa.

Thời đó, cuộc sống của hầu hết các gia đình quê tôi đều rất khổ. Gia đình tôi sống trong ngôi nhà tranh nhỏ và nhiệt độ trung bình vào tháng Giêng thường là -23°C. Ba trong bốn bức tường bám đầy tuyết, và cửa sổ cũng vậy. Không có vải nhựa này nọ để che phủ, chúng tôi chỉ có thể dùng giấy để dán vào những chỗ hở quanh cửa sổ, nhưng cũng không mấy hiệu quả.

Gần khu nhà tôi không có đồi núi, chỉ có đồng bằng, nên chúng tôi đốt cỏ tranh để nấu cơm. Mùa đông thì ở trong nhà cũng rất lạnh, nó khiến tay và chân tôi vừa đỏ vừa sưng. Mẹ phải đeo găng tay bông cho tôi, nhưng tay tôi vẫn tê cóng. Mỗi năm cứ mùa đông là tôi lại mắc bệnh này và mùa đông năm đó cũng không ngoại lệ.

Mẹ tôi nghe ai đó mách rằng sao cà tím rồi sắc lấy nước uống có thể trị được bệnh cước. Mẹ đã làm nó cho tôi nhưng không có tác dụng. Chị gái tôi khuyên tôi hay thử một vài loại rượu thuốc, nhưng nó cũng không giúp được gì cả.

Vì vậy, tôi tự nhiên luôn đặc biệt quan tâm bảo vệ đôi tay của mình khi mùa đông đến. Ngay cả khi trời chỉ hơi se lạnh, tôi liền đeo găng tay, bắt đầu là đôi mỏng, sau đó là dày cộp. Tôi cũng phải giữ cho tay mình không bị hở hay tiếp xúc trực tiếp với nước và không khí lạnh. Tuy nhiên, năm nào tôi cũng bị cước, từ tiểu học đến trung học, đại học và cho đến khi đi làm thì cũng không năm nào thoát cả.

Vào những ngày mùa đông, một số đồng nghiệp thích đánh cờ trong giờ nghỉ trưa. Tôi cũng muốn chơi nhưng lại sợ xấu hổ nếu ai đó nhìn thấy đôi tay tấy đỏ của mình. Nên tôi mang găng tay mọi lúc có thể.

Năm 1997, có người đã tặng tôi cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Sau khi đọc, tôi thấy những giáo lý được nêu ra trong cuốn sách quá tuyệt vời bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Một hôm tôi đột nhiên nhận ra rằng tôi không còn bị cái lạnh làm cho khó chịu nữa. Trước khi môn tu luyện bị cấm vào tháng Bảy năm 1999, chúng tôi thường luyện công tập thể ở ngoài trời. Ngoài trời thường có tuyết và gió, nhiệt độ giảm xuống thấp hơn -30°C, nhưng tôi không bị sao cả. Thậm chí ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp với nước và khí lạnh, tay tôi cũng vẫn bình thường.

 

Học viên Pháp Luân Đại Pháp luyện công tại thành phố Song Thành, tỉnh Hắc Long Giang vào tháng Một năm 1999. Sáu tháng sau, chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã ra lệnh cấm luyện công tập thể như vậy trên toàn quóc

Tôi vô cùng kinh ngạc và vui sướng. Tôi chưa từng nghĩ rằng đời này tôi có thể khỏi được bệnh cước. Giờ nó đã khỏi và tôi không còn phải hao tiền tốn của vì nó nữa. Tôi không còn phải mang bao tay để che giấu đôi bàn tay của mình nữa, và tôi có thể sống một cuộc sống bình thường.

Tuy nhiên, theo thói quen vào mùa đông tôi vẫn mang găng tay. Có lẽ từ trong tiềm thức tôi vẫn muốn bàn tay của tôi được bảo vệ. Điều này âu cũng là bình thường vào mùa đông ở vùng đông bắc Trung Quốc.

Đến một ngày tôi đột nhiên phát hiện tôi đã không cần đeo găng tay trong suốt cả mùa đông, thậm chí cũng không có cảm giác lạnh. Hàng ngày tôi đều ở ngoài trời đợi xe buýt, nhưng tay tôi cũng không cảm thấy lạnh. Với tôi mà nói đây là một sự thay đổi vượt bậc.

Tôi chia sẻ câu chuyện của mình bởi muốn nói với mọi người rằng, nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp mà cuộc sống của tôi đã được cải biến tốt lên. Không chỉ riêng tôi mà hàng chục triệu học viên khác trên khắp thế giới đều được như vậy.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/1/18/359760.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/1/19/167649.html

Đăng ngày 1-2-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share