Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 28-12-2017] Ngày 4 tháng 12 năm 2017, khi anh Lương Chí Hoành đang ở nhà thì công an đã dùng chìa khóa vạn năng mở cửa vào nhà và bắt giữ anh. Kể từ đó, anh bị giam tại Trại tạm giam Tiền Tiến.
Người dân thành phố Thẩm Dương này đã trở thành mục tiêu bức hại của chính quyền, vì vào năm 2005 đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu độc tài Trung Quốc đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công dẫn đến gia đình anh phải chịu nhiều đau khổ to lớn.
Anh Lương và vợ là Ngô Lệ Mai đều tu luyện Pháp Luân Công, và điều đó đã khiến họ phải trả giá đắt dưới chính sách đàn áp của Giang. Anh Lương bị bắt giữ lần đầu vào tháng 7 năm 2001 và sau đó bị kết án 6 năm tù. Vợ anh đã phải vất vả để nuôi hai con trai, một cháu 7 tuổi và một cháu 2 tuổi vào thời điểm đó.
Gia đình anh đã được đoàn tụ vào năm 2007 khi anh Lương được trả tự do, nhưng nó lại tan vỡ vào tháng 6 năm 2012 khi vợ anh bị bắt giữ và sau đó bị kết án 5 năm tù.
Cô Ngô được trả tự do vào tháng 6 năm 2017, và chồng cô bị lại bị bắt giữ 6 tháng sau đó.
Anh Lương Chí Quần là anh trai của anh Lương cũng bị kết án 3 năm tù vì đệ đơn kiện Giang vào năm 2015. Anh bị giam 3 năm sau lần bị bắt giữ đầu tiên vào năm 2001.
Cô Ngô lo rằng chồng cô sẽ phải đối diện với số phận giống người anh trai.
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài.
Trong “ý kiến cải cách hệ thống đăng ký”, Toà án Nhân dân Tối cao ở Trung Quốc đã tuyên bố rằng nó sẽ bảo đảm việc đăng ký và xử lý mọi khiếu nại. Chính sách mới này có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5 năm 2015.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/28358403.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/12/31/167095.html
Đăng ngày 21-1-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.