Tác giả Gu Anru, phóng viên Minh Huệ

[Minh Huệ] Theo dữ liệu của website Minh Huệ, trong nửa đầu của năm 2004, 165 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã chết do bị đàn áp được xác nhận qua các kênh thông tin phi chính phủ. Trong số đó, 75 học viên bị tra tấn đến chết. Tổng số từ 20/07/1999 khi Giang Trạch Dân và đồng bọn bắt đầu ngang nhiên đàn áp Pháp Luân Đại Pháp, đến 30/06/2004, 998 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã được xác nhận là đã bị chết do bị đàn áp.

165 trường hợp học viên Pháp Luân Đại Pháp này bị chết do bị đàn áp trong năm 2004 ở trên 25 tỉnh, khu vực và thành phố tự trị ở Trung quốc Đại lục, dưới đây là một số ví dụ:

Hắc Long Giang, Cát Lâm, Hà Bắc, Liêu Ninh, Sơn Đông, Tứ Xuyên, Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh, Hồ Nam, Hồ Bắc, Sơn Tây, Hà Nam, Giang Tô, Triết Giang, An Huy, Cam Túc, Quý Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Nội Mông Cổ và Tân Cương.

Trong số đó, Hắc Long Giang (24 trường hợp), Cát Lâm (19 trường hợp), Hà Bắc (19 trường hợp), Liêu Ninh (18 trường hợp), Sơn Đông (15 trường hợp), Tứ Xuyên (14 trường hợp) là những tỉnh bị đàn áp nghiêm trọng nhất. 75 người bị tra tấn đến chết chiếm 45% trong tổng số 165 trường hợp được xác minh.

26 trường hợp học viên bị tra tấn đến chết được thông báo ra bên ngoài Trung quốc trong tháng 6

Riêng trong tháng 6/2004, 26 trường hợp học viên Pháp Luân Đại Pháp đã bị chết do bị đàn áp đã được xác nhận qua các kênh thông tin phi chính phủ. 17 trong số này là những học viên kiên định tiếp tục tu luyện và tín ngưỡng vào Pháp Luân Công và kết quả là đã bị tra tấn đến chết vì đã kiên định với tín ngưỡng của mình. Trong năm 2004, 5 trong số những học viên này gần đây được thông báo là đã chết trong tháng 6.

26 học viên bị tra tấn đến chết rải ra ở 13 tỉnh và thành phố tự trị: Hà Bắc (4), Hắc Long Giang (4), Cát Lâm (3), Liêu Ninh (2), Sơn Đông (2), Bắc Kinh (2), Tứ Xuyên (1), Quảng Đông (1), Hồ Bắc (1), Hồ Nam (1), An Huy (1), Triết Giang (1), và Hải Nam (1).

Trong số này, người nhiều tuổi nhất là Zhang Shouxin 70 tuổi sống ở làng Dahe, Thị trấn Hongqi, Thành phố Qitaihe, tỉnh Hắc Long Giang. Người trẻ nhất là Liu Xiaodong 32 tuổi, nhân viên Liên minh Tín dụng Nông thôn Thành thị Hailun, tỉnh Hắc Long Giang. 13 trong số này trên 50 tuổi chiếm 50% và 12 là phụ nữ chiếm 46%.

Cả thân thể lẫn tinh thần được hưởng lợi từ việc sống theo nguyên tắc “Chân-Thiện-Nhẫn” và những học viên này bị tra tấn tàn bạo chỉ vì họ muốn làm người tốt

Trong số 26 học viên Pháp Luân Đại Pháp bị tra tấn đến chết, có Zhu Jun, một công nhân về hưu chân thật và giản dị; Cui Fue và Wang Shujun là nông dân, Wang Jinzhong là nhân viên, Li Zhen là một nhà kinh tế tài chính, Mou Naiwu là giáo viên Đại học, Bi Guohua và Lin Yuohui, thường dân, và Han Junqing, người đã bỏ những thói quen và hành vi xấu để làm người tốt sau khi tập Pháp Luân Đại Pháp.

Tất cả các học viên Pháp Luân Đại Pháp bị tra tấn đến chết đều có những câu chuyện về việc thân thể và tinh thần của họ đã được hưởng lợi như thế nào hoặc/và những trải nghiệm cảm động của chính họ về tu luyện khi họ tập Pháp Luân Đại Pháp.

Cô Chen Xiaoqing là một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở làng Bafang, Thị trấn Nanloudi, làng Anguo, huyện Bảo Định, tỉnh Hà Bắc. Vì cô bị ung thư giai đoạn cuối và bị coi là không thể chữa được, bệnh viện bảo cô rằng cô sẽ chết. Tuy nhiên, sau khi cô tập Pháp Luân Đại Pháp, bệnh ung thư của cô đã dịu bớt và cố có một cuộc đời mới.

Ông Lin Youhui, hơn 60 tuổi, là một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở thành phố Jieyang, tỉnh Quảng Đông. Vì bận rộn và căng thẳng trong cuộc sống, ông bị mắc rất nhiều bệnh tật bao gồm lao và bệnh tim. Mặc dù ông là một bác sĩ, nhưng ông cũng không có cách nào để chữa cho chính mình. Sau đó, ông ốm tới mức ông không thể ra khỏi giường được nữa. Tuy nhiên, 2 tháng sau khi ông học Pháp Luân Đại Pháp và tập các bài luyện công, ông đã hoàn toàn khỏi bệnh. Gặp ai, ông cũng nói, “Sư Phụ Lý Hồng Chí đã cho tôi một cuộc đời thứ hai”.

Học viên Pháp Luân Đại Pháp Han Junqing sống ở quận Fangshan, Bắc Kinh. Anh đã từng là một “kẻ côn đồ” khét tiếng ở địa phương trong nhiều năm. Tuy nhiên, kể từ khi anh tập Pháp Luân Đại Pháp, anh đã bỏ tất cả các thói quen xấu của mình và trở thành người tốt.

(Tham khảo: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/6/17/77280.html)

Anh Mou Naiwu là giáo viên Viện Weifang (Duy Phường), tỉnh Sơn Đông. Trước khi anh tập Pháp Luân Đại Pháp, anh bị nhiều bệnh bao gồm huyết áp cao, thỉnh thoảng có vấn đề về tim, bệnh về vành tim, bệnh dạ dày, và bị cận thị nặng. Vì những bệnh này bị coi là chống lại nhau trong liệu pháp điều trị nên điều trị một triệu chứng thường làm nặng thêm triệu chứng khác. Mặc dù anh còn trẻ nhưng anh đã được trường biết đến với cái tên là “người bị bệnh kinh niên”. Sự dày vò của bệnh tật làm anh tuyệt vọng về cuộc đời, và Mou dần dần trở nên rất cáu kỉnh với đồng nhiệp và gia đình. Sau khi anh tập Pháp Luân Đại Pháp năm 1997, mọi thứ đã thay đổi. Các bệnh tật của anh biến mất, tính cáu kỉnh và lo lắng của anh cúng biến mất và anh đã trở thành một người rất tốt, thân thiện với mọi người xung quanh. Anh làm được nhiều việc hơn và làm việc tốt hơn, và anh còn được tặng danh hiệu “nhà giáo ưu tú” nhiều lần. Anh còn được giao phụ trách nhóm giảng dạy và nghiên cứu. Nhiều người nhận ra rằng anh đã trở thành một người mới sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp.

Chiến dịch đàn áp mang tính diệt chủng này cướp đi sinh mạng của những người tốt và vô tội

Trong 26 trường hợp học viên bị chết vì đàn áp, thì các cách tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần là rất phổ biến. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp thường phải chịu đủ các loại đánh đập, tra tấn dã man, tẩy não và tống tiền. Họ phải chịu đàn áp dã man trong các trại giam, trại lao động cưỡng bức, nhà tù, bệnh viện thần kinh, trung tâm tẩy não, đồn cảnh sát địa phương và “Phòng 610” để bắt họ từ bỏ tín ngưỡng của mình vào “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Trong 26 học viên đó, phần lớn bị chết do bị bức hại tại nhiều địa điểm. Một học viên chết sau khi bị giam giữ một cách sai trái tại một bệnh viện thần kinh, nơi ông bị ép tiêm những thuốc độc hại và bị tra tấn về mặt tinh thần làm cho ông bị suy sụp tinh thần. Đánh đập và tra tấn dã man đã trực tiếp gây ra cái chết của 5 học viên. Đồng thời, nhiều học viên bị tống tiền bằng nhiều cách và với số lượng khác nhau. Lượng tiền lớn nhất là 7000 nhân dân tệ [500 nhân dân tệ là thu nhập bình quân một tháng của một người lao động thành thị ở Trung quốc]. Sau đây là thông tin sơ lược về một số trường hợp:

Ông Zhang Jianhua bị đánh đập và sau đó bị chết sau khi bị tra tấn trên “giường nhốt”

(Tham khảo: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/6/23/77748.html)

Ông Zhang Jianhua khoảng 50 tuổi, là một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở thành phố Yushu, tỉnh Cát Lâm. Ông bị đưa đến Nhà tù Cát Lâm không lâu trước Tết. Vào hôm tất niên, ông từ chối không chịu bỏ tín ngưỡng của mình hay tuân thủ theo những hành động phi pháp của các nhà chức trách và bị quẳng lên một cái mền và bị các tù nhân khác đánh đập dưới sự chỉ đạo của các tên cai ngục. Ông Zhang sau đó bị đưa đến “khu an ninh tối đa”. Không lâu sau đó, cả ngực lẫn bụng ông bị sưng lên do nội thương vì bị đánh đập. Những tên cai ngục nhẫn tâm đã không đưa ông đến bệnh viện. Thay vì đó, chúng vẫn tiếp tục tra tấn ông bằng cách để ông nằm lên một chiếc “giường nhốt”. Cho đến chiều hôm sau (mùng 1 Tết), không ai thèm để mắt đến ông. Vào lúc đó thì ông Zhang đã chết lúc nào không ai biết.

Sau khi ông Zhang Jianhua bị tra tấn đến chết, để lừa các tù nhân khác cũng như gia đình ông Zhang, những tên phụ trách Nhà tù Cát Lâm đã làm một bản báo cáo giả cho cấp trên của chúng để che đậy sự thực rằng ông Zhang bị chết là do cảnh sát trực tiếp gây ra.

Bà Wang Yaping bị tê liệt và bị mù một mắt do bị đàn áp trước khi chết vài tháng sau đó.

(Tham khảo: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/6/12/76753.html)

Bà Wang Yaping 47 tuổi, là một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở quận Shuangqiao, thành phố Thành Đức, tỉnh Hà Bắc. Trước khi tập Pháp Luân Đại Pháp, bà bị ung thư xương và gan. Bà đã gần chết vì những bệnh này. Sau khi bà bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp năm 1995, tất cả các bệnh của bà đã được chữa khỏi.

Vào 1/1/2001, bà bị bắt khi bà đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp và chứng thực các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, và bị kết án lao động cưỡng bức 2 năm. Lu Feng và Liu Mingcheng, trưởng Phòng An ninh Quốc gia của Sở Cảnh sát Shuangqiao đưa bà đến Trại lao động cưỡng bức Gaoyang ở thành phố Bảo Định nơi bà đã bị tra tấn tàn bạo cả về thể xác lẫn tinh thần. Những kẻ thủ phạm dùng dùi cui điện để giật bà cùng các cách tra tấn khác. Chúng cũng ép bà lao động như nô lệ và không cho bà ngủ. Để phản đối, bà bắt đầu tuyệt thực. Chúng nhổ 2 chiếc răng của bà ra để cố ép bà bỏ tuyệt thực. Vào thời gian này, trọng lượng của bà giảm từ 180 jin xuống chỉ còn 100 jin (1 jin = 1.1 lbs). Sau khi được thả vào 10/2002, bà vẫn tiếp tục làm rõ sự thực về Pháp Luân Đại Pháp và đi phân phát tờ rơi trong thành phố.

Tháng 6/2003, khi bà đang phân phát tờ rơi thì Lu Feng, trưởng Phòng An ninh Quốc gia của Sở Cảnh sát Shuangqiao bắt bà và đưa bà đến “Phòng 610” Luzhazigou để tẩy não bà. Tuy nhiên, bà Wang vẫn kiên định vào tập Pháp Luân Đại Pháp và bị kết án lao động cưỡng bức 2 năm và bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Gaoyang. Tháng 1/2004, phần dưới thân thể bà bắt đầu bị tê liệt và bà trở nên không kiểm soát được do bị tra tấn. Bà cũng bị mù một mắt. Do tình trạng này, phụ trách trại bảo gia đình bà mang bà về. Bà đã chết ngày 9/5/2004.

Ông Zhang Shouxin bị tra tấn đến mức cả cơ thể ông bị sưng và sau đó chết do những thương tổn này

(Tham khảo: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/6/24/77827.html#hlj-06242004-1)

Ông Zhang Shouxin, 70 tuổi, là một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở làng Dahe, thị trấn Hongqi, thành phố Qitaihe, tỉnh Hắc Long Giang. Năm 1996, ông may mắn được tiếp xúc với Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi ông tập Pháp Luân Đại Pháp, những bệnh khó chữa mà ông đã bị nhiều năm như viêm khớp lưng và chân, sỏi bàng quang và viêm tuyến tiền liệt tất cả đều đã biến mất. Sau đó, ông và các con trai con gái liên tiếp lập nên 6 điểm luyện công ở những khu vực địa phương của họ.

Tháng 7/1999, chế độ họ Giang bắt đầu đàn áp Pháp Luân Đại Pháp. Do ông Zhang Shouxin từ chối không từ bỏ tín ngưỡng của mình nên ông bị bắt giữ 2 lần vào tháng 11 và 12 năm 1999 và bị khai trừ ra khỏi đảng. Kể từ đó, bí thư chi bộ đảng của làng ông là Liu Fuhai và nhân viên an ninh Dong Yunshang cũng như cảnh sát địa phương Wang Dawei thường đến làm phiền ông dưới chiêu bài “giúp đỡ và giáo dục” ông. Ngày 20/6/2000, ông Zhang Shouxin và vợ đưa cả gia đình đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp và giương biểu ngữ trên quảng trường Thiên An Môn. Ông bị bắt và bị đánh đập tàn nhẫn. Sau đó ông bị đưa trở lại quê ông và bị giam ở Trại giam số 1 thành phố Qitaihe.

Trong khi bị giam, ông Zhang bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần và kết quả là cả cơ thể ông bị sung lên và bị loét trên toàn thân. Sau đó ông bị khó đi tiểu tiện, và khi ông phải mang ống thông đường tiểu ông thải ra một lượng lớn nước lẫn máu. Do yêu cầu mạnh mẽ của các thân nhân của ông, ông Zhang được thả vào tháng 10/2000 sau khi đồn cảnh sát địa phương lấy của gia đình ông 2000 nhân dân tệ. Ông Zhang chết vào tháng 4/2001.

Bà Cui Fue bị điếc và bị chấn thương ở thận do bị đánh đập nghiêm trọng và chết do những thương tổn đó

(Tham khảo: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/6/25/77932.html)

Bà Cui Fue, 47 tuổi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở làng Daguantou, thị trấn Liubinbao, quận Yanqing, Bắc Kinh. Hôm 8/4/2001 âm lịch, bà đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Trưa hôm đó, Wang Xuehua, trưởng đồn cảnh sát Liubinbao dẫn các cảnh sát khác đến bắt bà. Chúng còng tay bà, ấn bà vào trong xe và đưa bà đến Phòng 3 của Sở cảnh sát Yanqing. Chúng kéo bà ra khỏi xe. Ngay lập tức, cảnh sát dùng gậy đánh bà. Sau khi bị đánh, bà Cui nửa sống nửa chết và bị các vết thâm tím khắp người. Đêm hôm đó, bà bị đưa đến Trại giam quận Yanqing và bị giam 15 ngày.

Sau đó, khi sức khỏe của bà hồi phục được một chút, Wang Xuehua, trưởng đồn cảnh sát Liubinbao đưa bà đến đồn cảnh sát và bắt bà lao động ở đó 100 ngày. Hôm 5/5/2001 âm lịch, tên Wang Xuehua chỉ đạo các cảnh sát khác đánh đập bà tàn nhẫn. Sau khi bà bị đánh, bà bị điếc 1 bên tai và bị nội thương ở nhiều chỗ. Hai quả thận của bà bị thương nặng. Bất chấp bà bị thương như vậy, bà vẫn bị bắt lao động như nô lệ. Sau khi bà được thả, bà bị mắc nhiều bệnh nghiêm trọng và nằm liệt giường. Bà chết ngày 3/8/2003.

Cô Shi Yueqin bị ép tiêm một lượng lớn thuốc mạnh trong bệnh viện thần kinh và đã tự tử do bị thuốc làm cho mất phương hướng nghiêm trọng

(Tham khảo: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/6/15/77116.html)

Cô Shi Yueqin, khoảng 30 tuổi, sống ở thành phố Wenchang, tỉnh Hải Nam và là một nhân viên Sở lương thực Hải Nam. Cô bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp năm 1997. Sau 20/7/1999, co Shi đi đến chính quyền tỉnh và Bắc Kinh để thỉnh nguyện và làm rõ sự thực nhiều lần. Cô đã từng bị giam giữ bất hợp pháp ở Trại giam Haidian và Trại lao động cưỡng bức nữ tỉnh Hải Nam và bị tra tấn tàn bạo ở đó. Cô bị thẩm vấn liên tục 3 ngày đêm. Cô bị đấm, đá, và đánh bằng thanh kim loại, và bị treo một tay trên không. Cô không được ngủ liên tục trong nhiều ngày đêm. Cuối cùng bọn cai ngục đã dùng hết các thủ đoạn tra tấn để cố bắt cô từ bỏ tín ngưỡng của mình. Sau đó trại lao động đưa cô đến Bệnh viện Anning là bệnh viện thần kinh của tỉnh Hải Nam.

Trong bệnh viện thần kinh, bác sĩ coi cô như một bệnh nhân tâm thần. Cô đã từng bảo bạn bè, “Bệnh viện đó đã dùng tất cả các thủ đoạn hèn hạ đối với tôi. Nếu tôi kể chi tiết, mọi người sẽ khiếp sợ.” Đầu tiên, cô từ chối không chịu tiêm. Cô bảo họ rằng cô là một học viên Pháp Luân Đại Pháp chứ không phải là một bệnh nhân tâm thần. Bác sĩ nói, “Trại lao động bảo rằng cô là một bệnh nhân tâm thần và vì vậy cô hẳn là một bệnh nhân tâm thần”.

Thuốc có màu đen. Bác sĩ buộc tay chân cô vào giường và tiêm cô. Cô bị trói trên giường nhiều ngày đêm và không được phép đi vệ sinh. Do đó, cô phải đi đại tiểu tiện ngay trên giường. Tuy nhiên bác sĩ trơ tráo nói rằng, “Cô ta thà bị ngập ở trong phân còn hơn là bị tiêm. Chẳng phải cô ta là bệnh nhân tâm thần là gì?” Cứ như vậy, cô Shi mặc dù chưa bao giờ bị bệnh tâm thần nhưng đã bị ép tiêm và uống thuốc trong 1 tháng và bị hủy hoại nghiêm trọng cả về thể xác lẫn tinh thần.

Hơn 1 tháng sau, bệnh viện gọi trại lao động và bảo trại đến đưa cô Shi về và trả tiền cho bệnh viện. Trại lao động đã không cử ai đến đưa cô về. Chúng bảo nhân viên bệnh viện Anning gọi em của cô Shi đến đưa cô về. Em cô phải trả khoảng 3800 nhân dân tệ tiền thuốc trước khi chị cô được thả ra khỏi bệnh viện. Vì cô Shi đã bị tiêm một lượng lớn thuốc hủy hoại hệ thống thần kinh nên sau khi cô về nhà, cô cư xử rất lạ lùng do những sang chấn tâm lý đó. Bi kịch hơn nữa, hôm 6/3/2003, cô đã nhảy lầu và chết.

Mỗi trường hợp là một món nợ máu. Thiện hữu thiện báo, ác giả ác báo. Ai cũng phải trả món nợ của mình. Chế độ của Giang Trạch Dân sẽ phải trả tất cả các món nợ máu mà chúng gây ra khi đàn áp Pháp Luân Đại Pháp một cách vô nhân tính như vậy. Ngày này sẽ đến sớm.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/6/78760.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/7/26/50674.html.

Dịch ngày 29-7-2004, đăng ngày 2-8-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share