[Minh Huệ] Ba năm trước đây, đệ tử Ma Yanfang bị chết trong một hoàn cảnh mờ ám.
Lòng tốt của cô ta, nụ cười của cô ta và những bức hại mà cô ta đã chịu đựng đã làm chúng tôi tưởng nhớ đến cô ta.
Cô Ma Yanfang chết vào năm cô ta 33 tuổi. Cô ta sống tại làng Xingshigou, huyện Darenhe, thành phố Zhucheng và tỉnh Shandong. Cô Ma, một người tốt bụng, thật thà, là một công nhân tại nhà máy đồ gốm Zhucheng. Chồng cô ta Zhao Bingjun đã từng phục vụ trong quân đội gần Bắc Kinh, và cô ta đã phải tự lo lắng cho con dại và làm việc. Với việc lo cho con dại, và làm việc nặng nhọc, dài giờ, sức khoẻ cô ta thuyên giảm trầm trọng và cô ta bị nhiều bệnh tật. Gặp bác sĩ thường xuyên và uống thuốc liên tục cũng chẳng giúp được gì. Vào năm 1997, cô ta bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Sức khoẻ cô ta bình phục hẳn và cô ta cảm thấy rất vui vẻ.
Sau hai năm cô ta hưởng nhiều hạnh phúc vì sự tu luyện, chính sách khủng bố Pháp Luân Công bắt đầu. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, chồng cô ta trở về nhà và trở thành thành viên đảng ủy của thành phố Zhucheng, và đặc trách việc khủng bố Pháp Luân Công. Bị nhiễm chính sách tuyên truyền của Giang, chồng cô ta trực tiếp áp lực bắt cô ta ly khai tu luyện. Y xé tất cả sách, tài liệu Đại Pháp, đánh đập, và trói cô ta lại và nhốt cô ta trong bếp. Nhân viên tại chỗ cô ta làm theo dõi cô ta sát nút, thậm chí vào ngay nhà vệ sinh. Vì cô ta không ly khai Pháp Luân Công, cô ta bị phạt và bắt buộc viết thư ly khai.
Vào ngày 18 tháng 12 năm 1999, Ma Yanfang đạp xe lên Bắc Kinh để thỉnh nguyện cùng chính phủ, nhưng bị bắt cóc tại thành phố Zibo, và đưa trở về Zhucheng. Cô ta bị tra tấn, hỏi cung tại đồn công an Chengguan. Cao Jinhui, trưởng ban chính trị và an ninh đánh cô ta tàn nhẫn và bắt cô ta nằm dưới đất. Chiều ngày 20 tháng 12 năm 1999, cô ta bị đưa đi trại cải tạo Zhucheng và giam trong vòng 1 tháng, trong thời gian đó Cao Jinhui tra tấn cô ta dữ dội. Trong một lần hỏi cung Cao Jinhui muốn bắt cô ta ly khai Pháp Luân Công, nhưng Ma Yanfang từ chối. Cao dùng cây chổi đánh rất mạnh vào mặt của cô Ma cho đến khi cây chổi gãy nát.
Sau thời gian giam giữ, Ma Yanfang bị đưa trở về chỗ làm việc. Công an của ban chính trị và an ninh phạt cô ta 3, 000 nhân dân tệ. Chỗ làm việc của cô ta phạt cô ta 4, 000, bãi bỏ hợp đồng với cô ta và chỉ cho cô ta làm trong 2 năm. Tên nhà máy trưởng Wang Shuzhong, cựu phó nhà máy Zhang Zhijian, trưởng an ninh Jiang Zhuxiang, đảng ủy Wang Liqun đều đồng loã hành tội cô. Bọn chúng khóa cô ta trong một căn phòng nhỏ tại nhà máy và bắt buộc cô ta trả 20 nhân dân tệ mỗi ngày là “tiền lệ phí trông coi cô”. Trong thời gian đó, chồng cô ta là Zhao Bingjun đánh đập cô ta dữ dội, dùng giày để đá cô ta và tát vào mặt cô ta.
Vào tháng Tư năm 2000, Ma Yanfang đi bộ lên Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Trong lúc đó cô ta chỉ có 10 đồng nhân dân tệ. Cô ta uống nước sông, ăn bánh nguội và ngủ ngoài trời bên cạnh con đường vào ban đêm. Trải qua những khốn khó như thế, cô ta cắt mái tóc của cô ta để bán được 9 đồng nhân dân tệ. Vượt qua mọi nghiệp báo, cô ta đi bộ trong 17 ngày và đến Bắc Kinh. Sau khi trở về từ Bắc Kinh, chồng cô ta đánh đập cô ta rất dữ dội.
Vào ngày 9 tháng 6 năm 2000, Cô Ma Yanfang yêu cầu được trở lại làm việc tại nhà máy. Lại một lần nữa cô ta bị bắt giam và theo dõi. Đảng ủy tại nhà máy là Wang Liqun, cựu phó là Zhang Zhijian và trưởng an ninh là Jiang Zhuxiang tịch thu tất cả sách và tài liệu Đại Pháp. Cô ta bắt đầu tuyệt thực để đòi lại sách vở đó, nhưng cô ta lại bị đưa đến bệnh viện tâm thần Zhucheng để bọn chúng tiếp tục hành hạ và đánh đập. Y tá và bác sĩ tại đó cưỡng bức cô để tiêm thuốc vào cơ thể cô. Hai tháng sau đó, vào tháng 8 năm 2000, Cô Ma Yanfang từ trần vì tra tấn và bạo lực tại bệnh viện tâm thần Zhucheng.
Giang Trạch Dân và thuộc hạ phải chịu trách nhiệm về cái chết của cô. Họ đã giết đi một người tốt, chỉ vì chị tu luyện Pháp Luân Công.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/3/26/70911.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/4/6/46793.html.
Dịch ngày 7-4-2004, đăng ngày 8-4-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.