Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 31-10-2017] Con gái tôi sinh ngày 13 tháng 5 năm 1999. Trước khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi và mẹ của cháu đã ly dị vào năm 2004. Vợ cũ của tôi giành quyền được nuôi con. Bởi luôn bận rộn với công việc, nên tôi đã không chăm sóc và lơ là việc học hành của cháu. Năm 2011, con gái tôi bước vào học trường cấp hai.

Khó khăn của con gái tôi

Tháng 9 năm 2011, vợ cũ gọi điện và nhờ tôi đến trường học của con để gặp giáo viên của cháu. Tôi không biết giáo viên của cháu sẽ nhắc nhở về việc gì cho đến khi tôi đến trường.

Vì lớn lên trong cảnh gia đình bố mẹ đã ly hôn, nên con gái tôi đã trở nên vô cùng khép kín. Cháu chỉ nói chuyện với những người mà cháu quen biết, chẳng hạn như ba mẹ hay các bạn học cùng lớp. Khi gặp những người lạ thì cháu không chịu nói năng gì.

Khi còn học tiểu học, việc cháu chọn cách im lặng thì không thành vấn đề, nhưng khi lên cấp hai, thì nó đã trở thành vấn đề nghiêm trọng. Trong lớp, cháu không chịu giơ tay phát biểu. Ngay cả khi thầy cô gọi tên thì cháu lại cúi đầu và không chịu trả lời. Cháu không tham gia tập thể dục nhóm và cũng không chịu động chân động tay gì.

Dù đã được gặp chuyên gia tâm lý của nhà trường và được khám sức khỏe, nhưng chúng vẫn không có tác dụng đối với cháu. Nhà trường và thậm chí là bà của cháu cũng đề nghị cháu nên chuyển sang học trường chuyên biệt dành cho những đứa trẻ gặp khó khăn về thể chất và tinh thần.

Nhận ra sự vô tâm của mình ở cương vị làm cha và làm một học viên

Sau khi chứng kiến cách con tôi trải qua những ngày tháng ở trường học, tôi không kiềm chế được bản thân mà rơi nước mắt.

Dù tôi đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm pháp lý của mình bằng cách chu cấp tiền nuôi dưỡng con đều đặn mỗi kỳ, nhưng là một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, tôi phải hướng nội lấy nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn mà đo lường bản thân. Tôi biết không có gì là ngẫu nhiên cả. Bài giảng của Sư phụ về việc cân bằng tốt gia đình và công việc ngay lập tức xuất hiện trong đầu tôi. Tôi nhận ra lỗi là ở mình, tôi đã bỏ bê không quan tâm đến con gái.

Cháu được sinh ra vào ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và chắc chắn là đến thế gian này vì một lý do nhất định. Là một đệ tử Đại Pháp, tôi hiểu rằng mình phải có trách nhiệm vì chỉ có Đại Pháp mới có thể thay đổi được cháu mà thôi. Dùng những cách giải quyết của người thường thì không được. Tôi minh bạch đây là cơ hội mà Sư phụ ban cấp cho tôi để bù đắp cho những thiếu sót của mình, vì vậy tôi quyết định cho cháu nghỉ học và đưa cháu về Trường Sa ở cùng tôi.

Đại Pháp đã thay đổi cháu

Tôi cố gắng dạy cho cháu tập các bài công pháp. Ban đầu, cháu không muốn luyện công cũng không muốn đọc các bài giảng Pháp. Tôi biết đó là vì cháu bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền vu khống khi học ở trường, chúng đã thấm sâu vào đầu óc non nớt của cháu.

Sau đó tôi nhớ lại có lần Sư phụ đã giảng trong một bài giảng Pháp rằng, ban đầu mọi người đều là vì động lực nào đó mà đến đắc Pháp. Tôi nhận ra mình phải tìm động lực cho cháu. Tôi nảy ra ý tưởng: Tôi nói với con gái rằng nếu cháu muốn gặp mẹ ở Thẩm Quyến thì cháu phải nghe tôi đọc sách Chuyển Pháp Luân một lần.

Hàng ngày, tôi đều dành thời gian để đọc Pháp cho cháu nghe. Thỉnh thoảng tôi ngưng đọc hỏi cháu về nội dung để chắc rằng cháu thực sự để tâm lắng nghe. Sau một thời gian, cháu bắt đầu tự đọc sách. Khi chúng tôi đọc xong cuốn Chuyển Pháp Luân lần thứ nhất, tôi nhận thấy cháu đã có vài thay đổi.

Cháu dường như hiểu được Pháp Luân Đại Pháp là gì, ít nhất là bề mặt ý nghĩa của việc làm thế nào để trở thành người tốt. Cháu đã bớt nhút nhát và dần mở lòng với mọi người hơn.

Khoảng ba tháng sau, khi cháu quay về ở với mẹ, cháu có thể nhẩm Luận Ngữ và ghi nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Cháu cũng đã thoái Đội Thiếu niên Tiền phong. Bất cứ khi nào gọi cho cháu, tôi liền nhắc cháu niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Cháu dường như có thể làm được việc đó.

Con gái tôi học tốt ở ngôi trường mới

Tháng 5 năm 2015, tôi tìm một trường học mới cho con ở Trường Sa. Quá trình này đã diễn ra suôn sẻ, bởi tôi nộp đơn nhập học cho con gái với một tâm thái tương tự như điều được đề cập trong Pháp:

“Cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị (dù có) tranh giành cũng không được.” (Chuyển Pháp Luân)

Cháu được nhận vào học ở một ngôi trường tốt. Tôi biết rằng đây là sự tưởng thưởng cho việc đắc Pháp. Kết quả giống hệt như điều Sư phụ đã giảng:

“…một người luyện công, cả gia đình được lợi ích…” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia 1999)

Tháng 6 năm 2012, con gái tôi đã chuyển đến Trường Sa và hiện giờ vẫn sống với tôi.

Kể từ khi con tôi chuyển đến Trường Sa, cháu học rất tốt bao gồm cả đợt huấn luyện quân sự và môn thể dục. Mặc dù cháu vẫn còn rụt rè khi ở trong lớp hay khi gặp người lạ, nhưng cháu là một thiếu niên hoàn toàn bình thường như bao bạn bè đồng trang lứa. Học lực của cháu thuộc nhóm đầu của lớp và hiện tại cháu đang học lớp 10.

Trong suốt năm năm đã qua, tôi luôn dạy con gái mình bằng cái tâm của người tu luyện. Cháu đón nhận Đại Pháp một cách tích cực, và tôi tin rằng Đại Pháp đã bén rễ trong tâm cháu. Trước khi nộp bài chia sẻ này, tôi đã hỏi ý kiến cháu và cháu vui vẻ đồng ý để mọi người biết cháu đã được thụ ích từ Đại Pháp như thế nào.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/10/31/356110.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/11/17/166425.html

Đăng ngày: 12-12-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share