Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc
[MINH HUỆ 8-10-2017] Cảnh sát tại Nam Kinh đã tiến hành bắt giữ các học viên Pháp Luân Công trước thềm diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 với lý do là “duy trì sự ổn định xã hội”. Chuyên gia thiết kế radar Mã Chấn Vũ, kỹ sư cao cấp Tạ Yến Mẫn, và kỹ sư trẻ Mã Minh Kiệt của Viện Nghiên cứu Nam Kinh 14 hiện vẫn đang bị giam giữ.
Viện Nghiên cứu 14 thuộc Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC), còn được gọi là Viện Nghiên cứu Nam Kinh 14, đã tuyển dụng gần 300 học viên trước thời điểm diễn ra cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999.
Sau đó, các học viên bị đưa tới nhà tù, các trại tạm giam, bệnh viện tâm thần và các trung tâm tẩy não. Viện nghiên cứu này cũng đã thành lập một trung tâm tẩy não. Mọi chi phí cho việc thành lập này được khấu trừ vào tiền lương của các học viên. Trung tâm tẩy não quận Cổ Lâu cũng được thiết lập để bức hại các học viên tại Viện Nghiên cứu 14. Anh Mã Minh Kiệt gần đây cũng bị đưa đến trung tâm tẩy não này.
Tóm tắt vụ việc của một số học viên thuộc Viện nghiên cứu 14:
Anh Mã Chấn Vũ bị bức hại kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu
Kỹ sư trưởng Mã Chấn Vũ đã bị bắt giữ, bị tẩy não, và sau đó bị tuyên án 7 năm tù vào năm 2000. Sau đó một năm, ông bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức trong một năm rưỡi. Ông Mã cũng bị bắt giam trở lại vào ngày 19 tháng 9 năm 2017, nhà của ông cũng bị cảnh sát lục soát.
Các bài viết liên quan:
Một kỹ sư trưởng bị đuổi việc, liên tiếp bị bắt giữ và bị bỏ tù vì đức tin của mình
Không ai biết tình trạng của bà Tạ Yến Mẫn
Trong hai năm đầu của cuộc bức hại, bà Tạ Yến Mẫn tới Bắc Kinh thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công và bị bắt tới tám lần. Năm 2009, bà bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức trong hai năm. Bà bị bắt lại vào năm 2015 và bị giam giữ tại trại tạm giam thành phố Nam Kinh.
Vào ngày 20 tháng 9 năm 2017, bà Tạ bị bắt lại một lần nữa. Hiện không ai biết rõ tình trạng của bà như thế nào.
Anh Mã Minh Kiệt bị bắt ba lần
Anh Mã Minh Kiệt, một kỹ sư phần mềm, bị bắt và sau đó bị công an Đồn cảnh sát Trung Ương Môn và Phòng 610 quận Cổ Lâu đưa đến Trung tâm tẩy não quận Cổ Lâu vào cuối tháng 8 năm 2017. Đây là lần thứ ba anh bị bắt trong vài năm gần đây.
Anh Trương Ngọc Long bị ngược đãi ở bệnh viện tâm thần
Kỹ sư Trương Ngọc Long bị ngược đãi ở bệnh viện tâm thần hơn 10 năm qua. Vợ anh bị ép phải ly dị anh và đứa con thì bị vợ mang đi.
Bài viết liên quan:
Kỹ sư Trương Ngọc Long bị ngược đãi tại trại tâm thần hơn mười năm
Ông Lưu Tiệp bị đưa đến Trung tâm tẩy não
Ông Lưu Tiệp, khoảng 50 tuổi, là một kỹ sư cao cấp và là phó trưởng phòng phòng công nghệ của Viện Nghiên cứu. Người đứng đầu Phòng 610 tại địa phương, Bách Phủ Hoa, đã ra lệnh đưa ông Lưu đến Trung tâm tẩy não của Phòng 610 vào ngày 26 tháng 3 năm 2015.
Ông Bách và những người khác đã lục soát nhà của ông Lưu vào ngày 29 tháng 3. Ông Bách đã đưa ông Lưu tới Trung tâm tẩy não quận Cổ Lâu vào ngày 1 tháng 4. Sau đó, một thông báo được gửi đi trong toàn viện cho biết chức danh và toàn bộ tiền lương của ông Lưu đã bị tước bỏ.
Ông Hàn Triệu Minh bị tẩy não
Ông Hàn Triệu Minh là một kỹ sư. Ông bị báo cáo với nơi làm việc chỉ vì nói chuyện với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Các nhân viên tại nơi ông làm việc, cùng với nhân viên Phòng 610 quận Cổ Lâu và Đồn cảnh sát đường Ninh Hải, đã đưa ông đến một trung tâm tẩy não, tại đó họ đã ép ông “chuyển hóa” trong hơn 20 ngày.
Trong khi đó, cơ quan cắt giảm lương thưởng của ông, thậm chí sau đó họ đã sa thải ông. Vì không chịu nổi áp lực, vợ ông đã đâm đơn ly dị và mang con gái của ông đi.
Bà Lữ Kỳ bị đưa đến Trung tâm tẩy não quận Cổ Lâu
Bà Lữ Kỳ, một kỹ sư, đã đi đến Bắc Kinh để đòi quyền tự do tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2000. Bà bị giam tại trại tạm giam Nam Kinh hơn 20 ngày trước khi bị Bách Phủ Hoa đưa đến trung tâm tẩy não trong bảy ngày.
Bà Đinh Cúc Trân bị giám sát và quấy nhiễu
Khi bà Đinh Cúc Trân nói chuyện với một vài học viên Pháp Luân Công ở Viện Nghiên cứu 14 vào tháng 3 năm 2000, bà đã bị công an Đồn cảnh sát Thủy Tá Cương bắt giữ một ngày đêm. Sau đó, bà bị giam tại trại tạm giam thành phố Nam Kinh trong một tháng.
Tháng 6 năm 2001, Phòng 610 ra lệnh giam giữ bà Đinh một tháng tại trung tẩy não. Bà cũng bị giam giữ tại trại tạm giam thành phố Nam Kinh một tháng vào tháng 9 năm 2001, tại đây bà bị còng tay và phải mặc đồng phục tù nhân. Nhân viên Phòng 610 và Viện Nghiên cứu 14 đã yêu cầu hàng xóm của bà giám sát bà. Ngoài ra, họ còn quấy rối bà bằng việc thường xuyên gọi điện cho bà lúc nửa đêm.
Bà Lữ Kim Đễ bị bắt giam và bị tẩy não
Cuối năm 2000, Trưởng phòng La Mẫn đã yêu cầu bà Lữ Kim Đễ phải từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công nếu muốn tiếp tục đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, bà đã từ chối từ bỏ đức tin của mình.
Sau đó, bà bị nhân viên Phòng 610 đưa đến trung tâm tẩy não vào ngày 8 tháng 6 năm 2000, mặc dù lúc đó cha của bà đang phải nằm viện vì bệnh ung thư và cần sự chăm sóc đặc biệt của bà.
Chồng và con bà đã thảo luận với ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu 14 để nới lỏng các điều kiện. Do đó, ba người của Phòng 610 và ban quản lý Viện đã giám sát các phiên tẩy não bà Lữ tại nhà riêng của bà vào ngày 18 tháng 6 năm 2001.
Bà Lữ bị giam giữ tại trung tâm tẩy não của viện nghiên cứu trong ba ngày kể từ 30 tháng 7 năm 2001. Các nhân viên Phòng 610 của quận đã bắt và đưa bà tới Trung tâm tẩy não quận Cổ Lâu vào ngày 13 tháng 8 năm 2001. Họ đã giam bà trong 16 ngày.
Công an đồn cảnh sát đường Ninh Hải đã bắt bà tại nhà riêng vào ngày 21 tháng 9 năm 2005.
Quốc An Đại thuộc Phòng cảnh sát quận Cổ Lâu, Vương Giai thuộc Văn phòng hưu trí Viện 14, và Trương Trường Ái, nhân viên Phòng 610 đã bắt bà Lữ và giam giữ bà chín ngày trong trại tạm giam. Họ đã tự động khấu trừ 300 tệ từ khoản lương hưu của bà. Quản lý phòng hưu trí cũng đã yêu cầu hàng xóm của bà phải giám sát bà và thường xuyên sử dụng cách thức gọi điện quấy rối.
Bà Lý Tân Hoa, bị yêu cầu phải từ bỏ Pháp Luân Công
Các cuốn sách Pháp Luân Công của bà Lý Tân Hoa đã bị nhân viên Phòng 610 tịch thu vào giữa tháng 2 và tháng 3 năm 2002. Bà bị tẩy não và bị yêu cầu phải viết “bảo chứng thư” tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công.
Chồng của bà không chịu nổi áp lực và đã viết bảo chứng thư cho bà. Dưới áp lực không ngừng nghỉ của Phòng 610 đè nặng lên gia đình bà Lý, chồng của bà đã suy sụp. Ông bị ung thư và qua đời vào tháng 9 năm 2003.
Bà Bành Căn Tú bị bức hại và bị đưa đi tẩy não
Bà Bành Căn Tú bị bắt và bị đưa đến đồn cảnh sát địa phương vào tháng 3 năm 2001 và bị tạm giam trong 24 giờ đồng hồ. Sau đó, bà bị đưa tới trung tâm tẩy não vài ngày sau.
Bà cũng bị bắt lại và bị đưa đến Trung tâm tẩy não quận Cổ Lâu vào tháng 7 năm 2005 trong 15 ngày. Nhà của bà bị lục soát, điều này khiến cho gia đình bà rất lo lắng và căng thẳng.
Bà Hạ Ngọc Hoa bị giam và bị lục soát nhà riêng
Bà Hạ Ngọc Hoa bị giam giữ tại Đồn Cảnh sát Thủy Tá Cương ở Nam Kinh vào ngày 3 tháng 3 năm 2001, nhà của bà bị lục soát sau đó. Vào ngày 5 tháng 3, bà bị đưa đến Trung tâm tẩy não thành phố Nam Kinh và bị giữ tại đó trong một tháng.
Sau đó, nhân viên Viện Nghiên cứu 14 đưa bà tới trung tâm tẩy não của Phòng 610 vào tháng 6 năm 2001, và bà bị giam giữ tại đây bảy ngày.
Các nhân viên Phòng 610 thành phố Nam Kinh đã cố bắt giữ bà vào tháng 7 năm 2012 nhưng không thành công.
Gia đình bà liên tục nhận được các cuộc gọi quấy nhiễu từ Phòng 610.
Bà Đồng Phong Hiều bị bắt giam nhiều lần
Bà Đồng Phong Hiền năm nay 73 tuổi. Một vài nhân viên cảnh sát đã đột nhập và lục soát nhà bà vào tháng 3 năm 2000. Họ đã đưa bà đến Đồn Cảnh sát Thủy Tá Cương. Bà bị cấm ngủ và bị đưa đến một trại tạm giam vào ngày hôm sau.
Lính canh đã ngăn không cho bà luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công và ép bà phải xem các video tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công và người sáng lập môn tập này. Sau một tháng bị tra tấn, cảnh sát đưa bà đến Trung tâm tẩy não Viện Nghiên cứu 14. Sau đó, bà bị huyết áp cao và bị mang tới bệnh viện Cổ Lâu. Mặc dù vậy, các nhà chức trách vẫn đưa bà đến một trại lao động cưỡng bức trong vòng một năm.
Vào tháng 6 năm 2005, bà bị công an đồn cảnh sát Ấp Giang Môn bắt giữ và bị giam trong một trại tạm giam hơn một tháng.
Ngày 17 tháng 9 năm 2014, bà lại bị nhân viên đồn cảnh sát Giang Đông bắt giữ.
Bà Trương Ái Đông bị bắt giam nhiều lần
Bà Trương Ái Đông bị bắt giam tổng cộng 12 lần, bà bị gửi đến trại lao động cưỡng bức 3 lần, và bị đưa tới một trung tâm tẩy não kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu. Nhà của bà bị lục soát ít nhất tám lần. Nhà chức trách cũng lấy tiền của bà. Bà cũng bị buộc thôi việc vào năm 2002 và nghỉ hưu non vào mùa thu năm 2003.
Các bài liên quan:
Nhiều học viên Đại Pháp từ Học viện nghiên cứu số mười bốn Nam Kinh, tỉnh Giang Tô bị bức hại
Ông Vương Kiến Bân và bà Tiêu Lệ Quần bị buộc thôi việc
Chuyên gia kỹ thuật Vương Kiến Bân và kỹ sư Tiêu Lệ Quần bị buộc phải thôi việc. Sau đó, bà Tiêu bị mang tới một bệnh viện tâm thần.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/10/8/355208.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/10/30/166220.html
Đăng ngày 8-11-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.