Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 12-10-2017] Ăn xông [đường mũi] được thực hiện bằng cách chèn một cái ống dẫn thức ăn qua mũi và đâm xuống khoang mũi. Ống được bơm đầy hỗn hợp dinh dưỡng dạng lỏng được truyền qua thực quản đến dạ dày. Đây là cách điều trị y tế để cứu người nhưng đã được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thường xuyên sử dụng để bức hại các học viên Pháp Luân Công khi họ tuyệt thực ở các trại tạm giam, trại lao động và các nhà tù.

ce950162986302c222ed50ce40d4ebdd.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Bức thực

Báo cáo này là 14 trường hợp học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Liêu Ninh đã bị bức thực đến chết.

1. Bà Tôn Liên Hà

Mùa thu năm 2000, bà Tôn Liên Hà ở thành phố Đại Liên đến Bắc Kinh để phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Bà đã bị bắt và đưa đến Trại lao động cưỡng bức Đại Liên.

8eb201ad1f490b531e48be139746dc6b.jpg

Ảnh chụp của người quá cố, bà Tôn Liên Hà

Ngày 18 tháng 12 năm 2000, bà Tôn tuyệt thực và bị cảnh sát bức thực, việc ngược đãi có sự hỗ trợ của các tù nhân phạm tội hình sự. Khoang mũi và niêm mạc thực quản của bà đã bị tổn thương, lỗ mũi bà chảy máu khi bị chèn ống dẫn thức ăn. Vì lỗ mũi bị chặn lại, bà phải thở bằng miệng. Bà không ngừng ho khạc đờm ra từ cổ họng và khí quản bị viêm. Bà đã nôn ra máu, khiến việc bức thực khó khăn hơn.

Cho đến hai giờ đồng hồ cuối cùng của cuộc đời, bà Tôn vẫn trong tình trạng nguy kịch, những bức thực vẫn tiếp diễn. Ngày 16 tháng 1 năm 2001, bà đã qua đời ở tuổi 50.

2. Bà Lý Tú Mai

Vào đêm ngày 3 tháng 12 năm 2001, bà Lý Tú Mai ở thành phố Đại Liên bị bắt và bị nhốt trong lồng sắt suốt đêm. Tay của bà bị còng vào lồng; cảnh sát thường xuyên chửi mắng bà bằng những lời lẽ tục tĩu. Sau đó bà bị đưa đến trại tạm giam Diêu Gia tại Đại Liên.

4f5d66ad1fcd1ff0d4dbdd4307bdcf77.jpg

Ảnh chụp của bà Lý Tú Mai

Bà Lý đã tuyệt thực ngay sau khi vào trại tạm giam. Hay ngày trước khi qua đời, bà bị kéo ra ngoài để bức thực. Khi trở lại [phòng giam], bà Lý đã kiệt sức, và khuôn mặt thì bầm tím.

Thở không ra hơi, bà nói: “Họ bóp mũi và bịt kín miệng tôi khiến tôi không thở được. Họ muốn làm tôi ngạt thở. Có những loại thuốc trong dịch lỏng bức thực khiến người ta hôn mê bất tỉnh.”

Ngày hôm sau, ngày 16 tháng 12 năm 2001, bà Lý lại bị lôi ra ngoài bức thực. Bà đã qua đời ở tuổi 58.

3. Cô Kim Lệ Phượng

Ngày 14 tháng 8 năm 2001, cô Kim Lệ Phượng ở thành phố Hồ Lô Đào bị bắt giữ khi đang làm việc, và bị giam ở trại tạm giam Hồ Lô Đảo.

102c64092ef81e9a13dfe60f125e43bf.jpg

Ảnh chụp của người quá cố, cô Kim Lệ Phượng

Ngày 5 tháng 2 năm 2002, cô Kim đã bị bức thực khi cô tiến hành tuyệt thực. Ngày 12 tháng 2, là mùng 1 Tết [Nguyên đán], cảnh sát đã chèn ống dẫn thức ăn vào phổi cô khiến miệng và mũi của cô chảy máu. Cô đã qua đời ở độ tuổi 39.

4. Cô Khấu Hiểu Bình

Tháng 11 năm 2000, cô Khấu Hiểu Bình ở thành phố An Sơn bị bắt giữ và sau đó bị kết án hai năm tù tại Trại lao động cưỡng bức An Sơn.

Ngày mùng 4 Tết Nguyên đán năm 2002, tất cả học viên Pháp Luân Công ở trại giam đều tiến hành tuyệt thực.

Bốn ngày sau, các học viên bị bức thực. Nhiều người sống sót [sau đợt bức thực] đều bị bầm tím mặt, móng tay, móng chân. Thân thể và nội tạng của họ đau đớn đến mức không chịu đựng nổi. Họ không thể xoay người và cần giúp đỡ để ra khỏi giường.

Cô Khấu được đưa đến phòng cấp cứu nhưng qua đời hai ngày sau đó ở tuổi 40.

5. Cô Lương Tố Vân

Tháng hai năm 2002, cô Lương Tố Vân ở thành phố Phủ Thuận bị bắt giữ và đưa đến Trại lao động cưỡng bức khét tiếng Mã Tam Gia sau khi phản đối đàn áp Pháp Luân Công ở Bắc Kinh.

8731a33498e3a19a8633c0bdfa79d92e.jpg

Ảnh chụp của người quá cố, cô Lương Tố Vân

Cô Lương đã tiến hành tuyệt thực. 17 ngày sau, cô bị kéo đến Bệnh viện Dầu khí của Công ty Cổ phần hóa dầu Phủ Thuận để chịu bức thực trong khi bị còng tay trên giường. Ngày 17 tháng 3 năm 2002, cô qua đời ở tuổi 36.

Để trốn trách nhiệm, cảnh sát nói rằng cô Lương đã nhảy lầu tự tử.

6. Bà Chu Ngọc Linh

Ngày 20 tháng 8 năm 2002, bà Chu Ngọc Linh ở thành phố Phủ Thuận bị bắt giữ. Trưởng đồn cảnh sát Hồng Thấu Sơn đích thân chỉ đạo vụ bắt giữ bà.

6f812cb6ab846420393b491000f9e6f7.jpg

Ảnh chụp của người quá cố, bà Chu Ngọc Trinh

Cảnh sát đã tát bà Chu và sốc bà bằng dùi cui điện. Khi từ chối viết “cam kết” từ bỏ Pháp Luân Công, bà đã bị đưa đến trại tạm giam Đại Sa Câu, quận Thanh Nguyên vào buổi chiều hôm đó.

Ngày 1 tháng 9 năm 2002, bà Chu bắt đầu tuyệt thực. Vào ngày thứ bảy, trưởng trại giam đã chỉ thị các nhân viên bức thực bà.

Vào ngày 20 tháng 9, trong quá trình bức thực, bà đã bị nhét ống bức thực vào phổi. Bà qua đời ở tuổi 49 sau khi nghẹt thở vì bị trùm chăn trên đường tới bệnh viện. Thân thể bà đầy vết bầm tím, mắt bà nhìn chằm chằm về phía trước, miệng mở. Hai bàn tay bà nắm chặt, và chân ở tư thế gồng hết sức.

7. Bà Tào Quế Mỹ

Trong khoảng từ tháng 7 năm 1999 đến tháng 12 năm 2000, bà Tào Quế Mỹ ở thành phố Thẩm Dương đã bị bắt giữ và bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Long Sơn ở Thẩm Dương. Một lần, bà đã tuyệt thực hơn 40 ngày. Sau khi bị bức thực bằng nước muối đặc, bà không ngừng ho và nôn ra máu trong vòng một tháng. Sau đó, bà được thả ra và đã qua đời ở tuổi 69 vào cuối năm 2002.

8. Anh Hoàng Khắc

Tháng 3 năm 2003, anh Hoàng Khắc ở Viện nghiên cứu hóa dầu Phủ Thuận đã bị bắt giữ và đưa đến trại tạm giam số 1 Phủ Thuận. Anh đã tuyệt thực và bị bức thực ở bệnh viện.

Anh đã phản kháng lại việc bức thực và được thả về nhà sau 10 ngày.

94c58e9371f9af5ca74b57ddf1ea0e2c.jpg

Ảnh chụp của người quá cố, anh Hoàng Khắc

Vào cuối tháng 6 năm 2003, anh Hoàng lại bị bắt và giam ở trại tạm giam số 1 Phủ Thuận. Anh đã tiến hành tuyệt thực và bị bức thực nhiều lần. Vào ngày 3 tháng 7 năm 2003, anh đã qua đời tại trại tạm giam ở tuổi 31.

Trong suốt thời gian đó, vợ anh Hoàng, cô Chung Vân Tú cũng đã bị bức hại đến chết sau khi lên Bắc Kinh vào tháng 10 năm 1999 để phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Hai vợ chồng đã ra đi để lại con nhỏ và bố mẹ già của anh Hoàng.

9. Bà Vương Tú Viện

Ngày 19 tháng 4 năm 2002, bà Vương Tú Viện ở thành phố Thẩm Dương bị bắt giữ và đưa đến Trại lao động cưỡng bức Long Sơn ở Thẩm Dương hai năm.

a8cae7e15e90ac3674c8e599122a9bfb.jpg

Ảnh chụp của người quá cố, bà Vương Tú Viện

Tháng 7 năm 2002, bà Vương bị một cảnh sát đá vào ngực và ngã bắn ra xa bốn mét. Khi bà đứng dậy, cảnh sát lại tát bà khiến máu chảy ra từ mũi và mắt bà. Cảnh sát đã đá bà, khiến bà ngã sụp xuống và đập đầu vào một cái ống cấp nhiệt và chảy máu.

Bà Vương trở nên yếu đi. Bà gặp nhiều khó khăn khi nuốt thức ăn sau một thời gian dài bị tra tấn. Tháng 2 năm 2004, bà đã tiến hành tuyệt thực. Bà bị bức thực bằng nước muối đặc mỗi ngày bằng một ống xông dày khiến dạ dày và thực quản bà bị tổn thương.

Tháng 3 năm 2004, huyết áp và nhịp tim của bà Vương trở nên bất bình thường, và bà được đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Liêu Ninh. Đến cuối tháng 3, bà đã không thể nói được và rơi vào tình trạng nguy kịch.

Bệnh viện đã thông báo cho các nhân viên trại lao động về tình trạng của bà, nhưng họ đã từ chối thả bà. Thay vào đó, họ nói: “Còng tay bà ta vào giường và tiếp tục tiêm. Bà ta không thể chết ở trại.”

Gia đình bà đã phải trả 3.000 nhân dân tệ chi phí điều trị y tế cho bà. Ngày 19 tháng 4, bà Vương được về nhà nhưng đến ngày 27 tháng 4 bà đã qua đời ở tuổi 52.

10. Cô Lý Bảo Kiệt

Ngày 19 tháng 8 năm 2004, cô Lý Bảo Kiệt ở thành phố Bản Cẩm bị bắt giữ tại nhà và bị kết án ba năm lao động cưỡng bức. Sau đó cô bị giam giữ ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia.

746661ae024c9ccc9b1080d690bba13d.jpg

Ảnh chụp của người quá cố, cô Lý Bảo Kiệt

Cô Lý ngay lập tức tuyệt thực. Ngày 7 tháng 4 năm 2005, hơn 20 quản giáo bức thực cô Lý bằng cách giữ đầu và chân tay của cô. Một người ngồi trên bụng cô trong khi mũi cô bị bịt kín. Một dụng cụ được dùng để cạy miệng cô và họ đổ vào miệng cô một số loại bột khiến cô khó thở. Sau đó, miệng cô bị bịt kín khiến cô không thể thở được.

Ngày hôm sau, ngày 8 tháng 4 năm 2005, cô Lý đã qua đời ở tuổi 32.

11. Ông Cái Xuân Lâm

Ngày 17 tháng 4 năm 2005, ông Cái Xuân Lâm ở thành phố Phủ Thuận bị bắt giữ tại nhà và bị đưa đến “trại cải tạo”.

1299ec608d0223ad8898ca5dec9f0a79.jpg

Ảnh chụp của người quá cố, ông Cái Xuân Lâm

Ngày 6 tháng 5 năm 2005, gia đình ông Cái Xuân Lâm nhận được thông báo ông đã qua đời vì bệnh tim. Khi gia đình ông nhìn thấy thi thể của ông, mặt ông đã bị bỏng và biến dạng. Gia đình đã yêu cầu khám nghiệm tử thi vì có nhiều vết bỏng trên ngực phải của ông. Khám nghiệm tử thi cho thấy thực quản của ông bị bỏng vì nước sôi và da tróc ra khi chạm vào. Ông Cái đã bị bức thực bằng nước sôi.

12. Ông Ngô Liên Thiết

Ngày 13 tháng 4 năm 2005, ông Ngô Liên Thiết ở thành phố Thẩm Dương bị bắt giữ tại nhà. Tháng 12 năm 2005, ông bị kết án tám năm tù ở Nhà tù Bàn Cẩm.

37d5a5356e11822c94286ad258f9c71a.jpg

Ảnh chụp của người quá cố, ông Ngô Thiết Liên

Ngày 15 tháng 5 năm 2006, khi ông Ngô bị đưa đến lớp tẩy não, ông đội một chiếc mũ. Trưởng đội lính canh hỏi ông tại sao ông không cởi mũ. Ông Ngô trả lời rằng điều đó không sai và không cần thiết phải cởi mũ ra.

Nghe vậy, lính canh tát ông hai cái và nhốt ông vào phòng biệt giam. Ông bị còng tay vào một cái “ghế hổ” hơn nửa ngày trước khi được thả trở lại phòng giam vào buổi tối.

Vào ngày 16 tháng 5, ông Ngô bắt đầu tuyệt thực và đã bị bức thực. Trong lần bức thực lần thứ tư vào ngày 22 tháng 5, người ta có thể nghe thấy tiếng gào thét [của ông]. Sau đó, ông Ngô được đưa trở lại phòng giam. Trong phân của ông có nhiều máu. Sau đó quần của ông bị cởi hết ra và các tù nhân dùng nước lạnh để lau rửa cho ông.

Bác sĩ nhà tù hỏi nhân viên chịu trách nhiệm xem liệu ông Ngô có phải đi bệnh viện, vì ông thấy rằng ông Ngô dường như sắp chết. Viên chức này trả lời rằng họ chờ nhân viên bếp nấu ăn đã.

Ông Ngô đã được đưa tới phòng cấp cứu để hồi sức nhưng đã qua đời vào khoảng 3 giờ sáng ngày 23 tháng 5 năm 2006. Các vết máu đen vẫn còn trên môi, răng và quần áo của ông.

13. Anh Vương Văn Cử

Anh Vương Văn Cử, một giáo viên tiếng Anh ở trường trung học Thang Câu thành phố An Sơn, bị phụ huynh báo cảnh sát sau khi anh nói với học sinh của mình về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Anh đã bị bắt và đưa đến trại tạm giam Hoa Viên.

175c0715e401b4d7e4bbd068fe416f1d.jpg

Ảnh chụp của người quá cố, anh Vương Văn Cử

Tháng 2 năm 2005, anh bị kết án ba năm tù giam và bị chuyển tới nhà tù Thẩm Dương vào ngày 20 tháng 3. Vào đầu tháng 4, anh bị chuyển tới Nhà tù Nam Hoa Viên ở Phủ Thuận.

Sau khi bị giam giữ trong “khu giám sát chặt chẽ”, anh Vương đã tuyệt thực. Anh bị đưa đến một bệnh viện nhỏ trong nhà tù để bức thực.

Các lính canh nhà tù trói anh trên giường trong khi một vài tù nhân giữ anh. Sau đó, lính canh nhét ống xông qua mũi của anh để vào dạ dày. Ngay lập tức, máu chảy ra từ mũi. Sau đó, anh Vương bị các tù nhân bức thực hàng ngày.

Do được các viên chức cấp cao trong tù cho phép, các tù nhân đã tra tấn anh Vương bằng cách búng vào mắt của anh khi anh ngủ, chửi bới anh, và không nới lỏng dây thừng trên người anh hay cấm anh đi vệ sinh. Anh bị buộc phải giữ ống xông trong mũi.

Sau đó, anh Vương yêu cầu lấy ống ra để anh có thể ăn. Khi đó, nhà tù đã đòi anh viết cam kết rằng sẽ không tuyệt thực nữa, nhưng anh từ chối. Các nhân viên nhà tù đã từ chối gỡ ống xông ra và để anh tự ăn.

Sau đó, anh Vương bị mất ý thức và khả năng kiểm soát việc đi vệ sinh. Ngày 25 tháng 4 năm 2005, anh được chuyển đến bệnh viện như đã qua đời vào ngày 27 tháng 4, ở tuổi 38.

14. Anh Triệu Thọ Trụ

Anh Triệu Thọ Trụ ở thị xã Tân Dân thành phố Thẩm Dương bị bắt giữ đêm ngày 31 tháng 3 năm 2008 và bị đưa tới trại tạm giam Tân Dân.

Khi anh Triệu tuyệt thực để phản đối, phòng cảnh sát và bệnh viện đã thông đồng với nhau để tiêm vào người anh các chất không rõ tên và bức thực anh. Ống xông đã chọc vào các nội tạng của anh.

Ngày 20 tháng 4 năm 2008, anh Triệu qua đời ở tuổi 37.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/10/12/355388.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/10/19/166100.html

Đăng ngày 8-11-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share