Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Mỹ quốc

[MINH HUỆ 20-9-2017] Tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng tu một số thể ngộ về những chấp trước của mình, đặc biệt là tâm chứng thực bản thân. Tôi vẫn chưa hoàn toàn loại bỏ được chấp trước này, nhưng tôi đã có thêm một thể ngộ sâu sắc hơn và đạt được một số đột phá.

Sư phụ giảng rằng:

“…toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Chuyển Pháp Luân)

Tất cả chúng ta đều đã trải qua hàng nghìn năm luân hồi trong thế gian con người, kiếp này qua kiếp khác đã tích tụ rất nhiều những chấp trước và quan niệm người thường, một số chấp trước đã ăn sâu trong tâm trí chúng ta khiến chúng ta không dễ nhận ra chúng. Thậm chí khi học viên khác chỉ ra những chấp trước đó, chúng ta vẫn phớt lờ như thể chúng không liên quan gì đến mình.

Thật may cho tôi, Sư phụ vẫn liên tục điểm hoá tôi thông qua những cách khác nhau, kể cả các học viên khác, để giúp tôi tìm ra những chấp trước và quan niệm người thường của mình.

Sư phụ đã giảng:

“Người tu luyện thời quá khứ là tống khứ từng chấp trước một, từng chấp trước một, [còn] chư vị là, với cơ hồ tất cả chấp trước đều đang ở đó, [chư vị] khiến chúng từng tầng từng tầng trở nên yếu đi, giảm đi, yếu đi, càng ngày càng giảm đi, càng ngày càng nhỏ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)

Những lời giảng của Sư phụ đã chỉ rõ những gì đang xảy ra với tôi.

Loại bỏ tâm ngạo mạn và ghét bị chỉ trích

Trong một thời gian dài, tôi cho rằng mình không có những tâm này, cảm thấy bản thân rất hoà ái, ít nóng giận và là người hiếm khi tranh cãi với người khác. Khi Sư phụ nói rằng một số học viên hễ bị chỉ trích liền “phát hoả”, tôi không nghĩ mình sẽ hành động giống như thế. Sau đó tôi nhận ra rằng đó là vì tôi chưa được khảo nghiệm thực sự và tôi vẫn không thích bị chỉ trích.

Do lớn lên trong môi trường văn hoá Đảng, mà mọi chuyện đều rất suôn sẻ, tôi dần dưỡng thành tính ngoan cố và luôn cho mình là đúng. Khi người khác không đồng ý với mình, đôi khi tôi sẽ bên ngoài thì tiếp nhận nhưng trong tâm lại bất bình. Nhiều lúc tôi cũng tranh luận, nhưng tôi là một người rất nhẹ nhàng và hiếm khi bị mất bình tĩnh trước các học viên khác. Tuy nhiên, trong hai năm gần đây, tôi đã nhiều lần bị mất bình tĩnh tại văn phòng và lên giọng phản đối các đồng nghiệp. Rõ ràng tôi vẫn có một chấp trước cần loại bỏ.

Sư phụ giảng:

“Đối đích thị tha

Thác đích thị ngã

Tranh thậm ma”

(Thuỳ thị thuỳ phiHồng Ngâm III)

Tạm dịch:

“Cái đúng là họ

Cái sai là mình

Còn tranh gì nữa”

Tôi cũng thường tự nhắc nhở bản thân rằng không được chấp trước vào sự đúng sai của một vấn đề. Xét cho cùng, chúng ta đều không thấy được nguyên nhân thực sự của các cuộc tranh luận. Sau một thời gian tôi có thể kiểm soát được cảm xúc của mình tốt hơn và cố gắng đặt bản thân vào vị trí của người khác [để suy xét mọi chuyện].

Thỉnh thoảng tôi đề xuất các phương pháp mới để nâng cao hiệu quả làm việc và thường thì những người quản lý và đồng nghiệp của tôi đều không chấp nhận các đề xuất đó. Mặc dù tôi không khăng khăng với ý tưởng của mình nhưng đôi lúc tôi đã thể hiện sự thất vọng của bản thân, và phàn nàn rằng nếu họ không thực hiện theo các đề xuất của tôi thì dự án sẽ gặp trở ngại.

Gần đây tôi phối hợp với một học viên là chuyên gia quản lý, để phát triển một số phương pháp quản lý trong dự án của chúng tôi. Những nỗ lực của chúng tôi gặp nhiều phản đối từ các đồng nghiệp khác. Người học viên này đã không đề cập đến chuyên môn của mình, hay than phiền vì thiếu sự hỗ trợ và phối hợp. Thay vào đó, anh chỉ nói rằng tu luyện của mình chưa đủ tốt, anh chưa thể làm lay động tâm của người khác, và anh cần phải đề cao trên con đường tu luyện của mình.

Anh vẫn tiếp tục hỗ trợ và sử dụng chuyên môn của mình để bù đắp cho những thiếu sót của dự án. Anh ấy là một tấm gương tốt cho tôi. Tôi cũng cố gắng để đề cao tu luyện cá nhân của mình, ngừng phàn nàn và cố gắng làm tốt những gì mình có thể để giúp dự án phát triển nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Là một phần của chỉnh thể chứ không phải vượt trên chỉnh thể

Trong vài năm qua, tôi đã giúp điều phối một số lĩnh vực nhất định của các hạng mục khác nhau và trong quá trình này tôi vô tình bắt đầu hành động như một điều phối viên và giám sát viên. Một lần trong cuộc thảo luận với đồng tu, tôi đã nhận xét về các đệ tử khác. Học viên này đã chỉnh lại cho tôi, nói rằng “đệ tử” là từ mà Sư phụ dùng để gọi đệ tử của Ngài, chứ không phải là từ mà các học viên khác được tuỳ ý gọi. Ngay lập tức tôi nhận ra sai lầm của bản thân và cảm thấy xấu hổ. [Từ đó] tôi đã luôn xem xét kỹ tâm thái của mình khi nói về các học viên khác.

Tuy nhiên, trong thực tế, tất cả chúng tôi đều giữ những vai trò khác nhau trong công tác, và đôi khi tôi phải làm người giám sát. Vai trò đó đôi khi đã dẫn đến việc tự đặt mình lên trên các đồng tu. Tôi đã trở nên rất hách dịch khi đối đãi với các đồng tu khác. Gần đây, môt điều phối viên địa phương đã chỉ trích tính kiêu căng và tự phụ của tôi, nhưng tôi đã cười to khi nghe điều này. Tuy nhiên, lời nhận xét đó đã gióng tiếng chuông báo động trong tâm tôi, và tôi tự hỏi liệu có phải chấp trước của mình đang nổi lên hay không.

Một hôm, khi tôi đang luyện công tại quầy giảng chân tướng, một học viên muốn tôi rời đi, nhưng thay vì nói chuyện trực tiếp với tôi, cô ấy lại nhờ vợ tôi nói điều đó. Vợ tôi nói đùa: “Cô ấy không muốn nói chuyện với anh vì anh quá hách dịch.” Đây chính là cảnh báo lần hai. Tôi thực sự không nhận ra các học viên khác đã nghĩ về tôi như vậy. Tôi cảm thấy xấu hổ về bản thân mình.

Loại bỏ chấp trước vào làm các việc

Chấp trước vào làm các việc là một vấn đề nghiêm trọng trong tu luyện, đặc biệt đối với các học viên tham gia nhiều hạng mục ở hải ngoại. Trong những năm đầu tu luyện, tôi đã trải qua một khảo nghiệm lớn vì chấp trước này. Tôi đắc Pháp năm 2003, và ngay sau đó đã tham gia một số hạng mục giảng chân tướng. Tôi dành nhiều thời gian cho các hạng mục và coi nó như một cái cớ để tránh học Pháp và luyện công.

Điều này đã tạo ra sơ hở lớn trong tu luyện của tôi, trở thành cái cớ cho cựu thế lực dùi vào. Năm 2005, tôi bị tai nạn xe hơi gần mất mạng. Và tôi đã lãng phí khá nhiều thời gian quý báu mà lẽ ra nên được dùng để đề cao trên con đường tu luyện của bản thân.

Sau đó tôi đã suy nghĩ lại, bởi vì bản thân mỗi hạng mục đều bao chứa cả nhân tố tu luyện và việc giảng chân tướng trong đó, cho nên chúng ta có thể dễ dàng lầm tưởng rằng thành quả trong các hạng mục là sự đề cao trong tu luyện. Thật là sai lầm khi nghĩ rằng một người làm bao nhiêu việc thì anh ta sẽ tích được bấy nhiêu uy đức trong khi trợ Sư Chính Pháp. Tuy nhiên, một người mang theo các chấp trước như tâm làm việc, tâm hiếu thắng, tâm cầu danh… Với rất nhiều chấp trước như vậy, bất kể anh ta làm bao nhiêu hạng mục thì những nỗ lực của anh ta đều là vô ích.

Sư phụ giảng rằng:

“vì chư vị tu chưa tốt, nên hết thảy những gì chư vị làm đều không có uy đức.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003Giảng Pháp tại các nơi IV)

Chúng ta đang ở giai đoạn cuối cùng của thời kỳ Chính Pháp, và thời gian là quý giá. Thời gian dành cho các hạng mục sẽ vô ích nếu chúng ta không tu luyện tốt. Điều đó thật là đáng tiếc! Vì vậy, tôi luôn nhắc nhở bản thân mình không thể chấp trước vào làm các việc. Chỉ bằng cách tu luyện tốt bản thân mình mới có thể làm tốt trong bất kỳ hạng mục nào.

Đừng chứng thực bản thân

Có một chấp trước cứng đầu khác đã cắm rễ sâu trong tâm tôi, gọi là hiểu biết tinh anh, nghĩ rằng bản thân mình là tinh anh của xã hội, có khả năng hơn những người khác… Khi người khác khen ngợi khả năng của tôi, tôi thường rất hài lòng.

Khi chấp trước này nổi lên, tôi thường kể công về những thành tựu nhất định trong các hạng mục và đặt mình lên trên cả nhóm và các đồng tu. Trong công việc tôi thường vô thức chứng thực bản thân mình, hiển thị với người khác rằng mình thực sự là một “tinh anh”. Từ lâu tôi đã nhận ra vấn đề này và cố gắng ức chế nó, thanh trừ nó. Chỉ là chấp trước này đã cắm rễ khá sâu trong tâm trí của tôi và không dễ để nhìn rõ nó. Mong rằng với sự gia trì của Sư phụ, tôi có thể mau chóng loại bỏ nó một cách hoàn toàn.

Sư phụ đã giảng:

“Có vị về phương diện này có năng lực mạnh hơn một chút, có vị về phương diện kia mạnh hơn một chút, chư vị không được vì thế mà suy nghĩ hoang tưởng, chư vị nói ‘tôi có bản sự lớn thế này, thế này thế kia’, đó là Pháp trao cho chư vị! Chư vị không đạt tới thì vẫn không được đâu. [Là] Chính Pháp cần [và] khiến cho trí huệ của chư vị đạt tới bước đó, vì thế chư vị không được cảm thấy bản thân mình có bản sự gì. Có học viên muốn bảo tôi coi xem bản sự của anh ta, kỳ thực tôi nghĩ, ấy đều là tôi cấp cho, không cần xem.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Tất cả trí huệ và năng lực của chúng ta đều đến từ Đại Pháp, để được sử dụng cho Đại Pháp. Tôi luôn nhắc nhở bản thân không được “tranh công” về những thành tựu mà Đại Pháp và Sư phụ đã ban cho. Sự kiêu ngạo ấy có thể dễ dàng dẫn đến tự tâm sinh ma, điều này cuối cùng sẽ hủy hoại một học viên.

Những chấp trước kể trên thực tế đều thuộc về một chấp trước căn bản là chứng thực bản thân, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Sư phụ giảng:

“…chư vị đang chứng thực Pháp, chứ không phải đang chứng thực bản thân. Trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp là chứng thực Pháp. Chứng thực Pháp cũng là tu luyện, trong quá trình tu luyện là phải vứt bỏ chấp trước vào ‘cái tôi’ của bản thân, không thể nào ngược lại làm gia tăng vấn đề chứng thực bản thân dù là hữu ý hay vô ý. Trong quá trình chứng thực Pháp và tu luyện cũng là quá trình từ bỏ ‘cái tôi’, làm được như thế mới là chứng thực bản thân chư vị một cách chân chính, bởi vì những thứ của người thường thì cuối cùng chư vị cũng phải buông bỏ, buông bỏ tất cả chấp trước của người thường mới có thể vượt qua được tầng của người thường.” (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [2004]Giảng Pháp các nơi VI)

Cuối cùng, tôi đã nhận ra các chấp trước của mình, tôi sẽ cố gắng để loại bỏ chúng.


Bản tiếng Hán:https:// https://www.minghui.org/mh/articles/2017/9/20/-353974.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/9/23/165519.html

Đăng ngày 15-10-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share