Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 4-5-2017] Gần đây có ba học viên đến nhà tôi để chia sẻ kinh nghiệm tu luyện. Họ chủ yếu nói về tôi và tính tự cao của tôi. Một trong số họ nói rằng trong suốt buổi đọc Pháp nhóm, mỗi khi tôi sửa lỗi đọc sai của cô ấy, cô ấy cảm thấy tim đập thình thịch.

Sự thật là tôi hiếm khi gặp lỗi khi đọc to, tôi có xu hướng bắt lỗi của mọi người và ngay lập tức chỉ ra những lỗi đó. Vì vậy tôi đã không bào chữa gì cho mình. Nhưng tôi đã làm tổn thương người khác, và phản ứng của họ không phải là vô duyên vô cớ, đều là để cho tôi tu luyện. Đối diện với những lời mà đồng tu đang nói, trong tâm tôi cũng xuất hiện những câu nói đáp lại và cũng nhìn thấy những vấn đề trong lời nói của đối phương. Nhưng tôi biết đây không phải là điều tôi nên nghĩ đến vào lúc này, vì vậy những niệm đó vừa xuất ra tôi liền bài trừ ngay, không thừa nhận những niệm đó.

Tôi đã hướng nội. Lúc đầu tôi không biết phải làm gì trong buổi học nhóm tiếp theo, vì trên bề mặt, tôi không làm gì sai khi chỉ cho mọi người lỗi của họ trong khi đọc Pháp. Tôi tự hỏi: “Tôi cần phải đề cao về phương diện nào đây?” Pháp của Sư phụ hiện lên trong đầu tôi:

“Những người đến từ quốc gia của tà đảng, thì loại tâm bảo vệ bản thân đều rất mạnh mẽ, cái tâm biểu đạt [ý kiến cá nhân] về một số vấn đề cũng rất mạnh mẽ, mà ở ngoại quốc thì không như vậy.” (Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới [2014])

Tôi đã tìm ra, đó chính là “cái tâm biểu đạt ý kiến cá nhân về một số vấn đề” của tôi.

Trong những người thường, tôi là một người có tư duy chặt chẽ, có chủ kiến (nói cách khác, cũng là người cố chấp vào ý kiến cá nhân), và luôn có thể biện minh cho hành động của mình. Trong tu luyện, mỗi khi chia sẻ với đồng tu, tôi đều nói ra suy nghĩ của bản thân, trong lời nói luôn dùng từ “khẳng định”, và thích nói trúng tim đen của người khác.

Ví dụ, một lần có một học viên chia sẻ kinh nghiệm của cô về mẹ chồng và em chồng. Khi cô ấy nói xong, tôi hỏi cô: “Cô có nhận ra chấp trước đằng sau lời nói của mình không?” Cô ấy nói không.

Tôi nói: “Tâm tật đố.”

Cô ấy ngạc nhiên và hỏi lại: “Không nghiêm trọng vậy chứ?”

Tôi nói: “Mỗi người đều cần một chiếc kính lúp để nhìn vào trong, như vậy mới có thể nhìn thấy chấp trước và hoàn toàn buông bỏ nó.”

Trong tu luyện cá nhân tôi có thể làm như vậy, nhưng làm sao tôi có thể dùng kính lúp để tìm những chấp trước của người khác chứ?

Một học viên đã từng nói với tôi rằng cô ấy thường nghĩ đến tôi khi muốn tìm ai đó để nói chuyện, nhưng lại sợ rằng tôi sẽ gây áp lực cho cô. Chẳng phải “áp lực” và “tự cao” mà các đồng tu nói đến ấy, là biểu hiện của văn hoá đảng trong tôi?

Trong các bài giảng, Sư phụ cũng thường thể hiện mong muốn rằng các đệ tử Đại Pháp sau khi ra khỏi Trung Quốc có thể thay đổi suy nghĩ của họ và sớm rũ bỏ văn hoá đảng. Tôi hiểu rằng những người như chúng tôi vẫn còn đang ở Trung Quốc cần phải chú ý hơn nữa đến những vấn đề này, và chủ động trừ bỏ những quan niệm và lối suy nghĩ đã hình thành từ văn hoá của tà đảng.

Tôi đã từng trực tiếp tham gia lớp giảng Pháp của Sư phụ. Giọng nói của Sư phụ, sự từ bi vĩ đại của Sư phụ vẫn còn lưu lại trong tâm trí tôi. Nghĩ tới những tổn hại mà tôi gây ra cho đồng tu, nước mắt tôi trào ra.

Tôi cần phải nhận ra những vấn đề của mình và thay đổi bản thân. Trong buổi học Pháp nhóm sau đó, tôi cắn môi liên tục để giữ mình im lặng. Khi có ai đó gặp lỗi trong khi đọc Pháp, tôi không nói gì cả, nhưng lại có người khác nhắc, gồm cả những người mà trước đó không bao giờ nói ra ý kiến của mình.

Khi kết thúc bài giảng, mọi người đóng sách lại, và có người đã nói: “Trường học Pháp ngày hôm nay thật bình hoà.” Tôi đã thay đổi, và tôi cảm thấy người khác cũng thay đổi. Trong khoảng thời gian chia sẻ kinh nghiệm sau đó, tôi lại không nói gì. Tôi được hỏi ba lần rằng: “Cô có gì chia sẻ không?”, và tôi từ tốn trả lời: “Không có gì cả.”

Một đồng tu hỏi: “Sao hôm nay cô không nói gì?”

Tôi trả lời: “À, tôi không có gì để nói cả, mọi người đều nói tốt cả rồi, tôi nghe là được rồi.”

Khi nói ra những lời này, tôi cảm thấy trong tâm mình rất bình an.

Qua trải nghiệm này, tôi thấy rằng phần lớn chấp trước muốn “biểu đạt ý kiến cá nhân” của tôi đã được loại bỏ. Tôi thấy giọng nói của mình bình tĩnh hơn. Một học viên nói: “Cô đã thay đổi. Trước kia, cô luôn luôn nói rằng ‘Không phải như vậy’, nhưng giờ đây cô không nói như thế nữa.” Nếu cô ấy không nói với tôi, tôi cũng không nhận ra rằng mình đã vô tình đẩy người khác xuống và chứng thực bản thân mình như vậy.

Tôi chân thành cảm ơn các bạn đồng tu vì sự thắng thắn của họ. Sư phụ đã giảng:

“Người tu luyện vĩnh viễn là tu chính mình, từng chút biến hoá nhân tâm ấy là đề cao, chư Thần đều nhìn thấy.” (Lời chúc gửi Pháp hội Châu Âu [2016])

Chúng ta cần trân quý từng cơ hội để buông bỏ các tâm chấp trước người thường và thực sự thay đổi bản thân mình, kể cả với những điều rất nhỏ. Hãy trừ bỏ tâm chấp trước người thường, đồng hoá với Đại Pháp, bước từng bước vững chắc, và đi cho tốt trên con đường trở thành Thần trong khi trợ Sư Chính Pháp.

Trên đây là những thể ngộ của tôi. Xin từ bi chỉ ra nếu có gì không thoả đáng.

Con xin cảm tạ Sư phụ! Xin cảm ơn các bạn đồng tu!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/5/4/改变总喜欢指出同修“问题”的习惯-346681.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/6/13/164251.html

Đăng ngày 1-8-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share