Bài viết của một học viên ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 5-6-2017] Hôm nay khi đọc lại bài giảng Pháp mới đây của Sư phụ: “Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017]”, những lời giảng của Sư phụ đã khiến tôi thức tỉnh và thực sự chấn động.
Gần đây trạng thái tu luyện của tôi không được tốt. Có nhiều học viên đã qua đời và bản thân tôi cũng thấy mình chấp trước vào tình. Dù tôi biết điều này không phù hợp, nhưng tôi lại cố gắng lấy lý do bao biện cho bản thân mình. Cũng bởi có tình, nên tôi chỉ muốn có một cuộc sống bình thường để bố mẹ tôi không phải lo lắng về tôi. Nhưng đã có một số điều không mong đợi xảy đến với tôi.
Đầu tiên là đứa con hư hỏng của tôi không thích trường học. Nó không chỉ lãng phí hàng chục nghìn tệ mà tinh thần gần như suy sụp hoàn toàn. Sau đó là chồng tôi, người sống ở thành phố khác, đã đổ toàn bộ tiền vào cờ bạc và vay mượn lãi suất cao. Kết quả là, ông ấy đã tìm một công việc ở đó và quá xấu hổ không dám quay trở về nhà.
Còn với bản thân tôi, cũng vì xung đột với đồng nghiệp, nên tôi đã mất việc làm. Thêm nữa, tôi cũng học Pháp và luyện công không tinh tấn nên thường hay buồn ngủ. Tôi bị mất ngủ suốt đêm, nên ban ngày luôn mệt mỏi vì thiếu năng lượng. Dù tôi cũng cố gắng học Pháp và luyện công cùng một số đồng tu, nhưng điều này vẫn chưa cải thiện. Một phần vì tôi phải làm việc, một phần vì tôi cũng không muốn mất thể diện với mọi người, điều này khiến cho chúng tôi gặp khó khăn khi không thể cùng nhau học Pháp và luyện công.
Dưới áp lực mạnh mẽ này, tôi gần như đã dừng tu luyện và bị nghiện các trò chơi điện tử trên điện thoại. Ngoài ra tôi còn đọc tiểu thuyết. Tôi biết điều này là sai, nhưng tôi chỉ muốn loại bỏ mọi lo lắng và phiền muộn ở đằng sau. Và theo cách này, tôi vẫn học Pháp, luyện công, giảng chân tướng, và chơi điện tử. Nó giống như tôi đang bước một chân trên con đường tu luyện của mình và chân khác thì vẫn tiến bước trong cuộc sống đời thường. Trong thâm tâm tôi biết rằng, về cơ bản tôi không còn là một đệ tử Đại Pháp.
Hôm nay khi tôi đọc bài “Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017]”, tôi đã thấy đoạn Sư phụ giảng:
“Mắt của người là nhìn thế giới [một cách] phẳng, nhưng mắt của Thần là nhìn thế giới một cách lập thể, nhìn thấy tình huống chỉnh thể của mỗi từng tầng diện của thế giới. “
Lúc đó tôi không cầm được nước mắt vì tôi biết Sư phụ đã không bỏ rơi tôi. Tôi đã tự bỏ cuộc vì áp lực, chấp trước, và nghiệp lực bản thân.
Nhưng Sư phụ vẫn đặt nhiều nỗ lực và an bài cho tôi. Sư phụ đã nhìn tôi ở nhiều khía cạnh khác nhau và Ngài không quan tâm đến những phần không tốt của tôi, và vẫn coi tôi là một học viên Đại Pháp. Cuối cùng, tôi cảm thấy rất tệ và nhận ra trạng thái của tôi đã cách rất xa so với các Thần bên trên. Tôi không thể đòi hỏi gì nhiều. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ là một người bình thường hoặc là một cô tiên nhỏ. Nhưng Sư phụ vẫn chăm sóc tôi và hy vọng tôi là một đệ tử Đại Pháp.
Trong bài giảng, tôi cũng nhận ra được chấp trước của mình. Sư phụ giảng:
“Đệ tử Đại Pháp là gì? Trong lịch sử có nhiều tôn giáo, mọi người biết đấy, trong tu hành là không mang theo sứ mệnh, họ chỉ là cầu được tự thân viên mãn: Ta tu xong ta tới thiên đường, ta tu tốt thì tu thành Bồ Tát hay La Hán. Nhưng câu nói “cứu độ chúng sinh” được nói ra dễ quá, hỏi ai dám làm? Các vị tu riêng mình đã tu khó thế rồi, các vị còn muốn mang theo người khác mà tu. Các vị mang theo một người mà tu, thì bằng như hết thảy các thứ của cá nhân ấy các vị đều phải có trách nhiệm, các vị đưa người đó tu tốt giống các vị vậy. Tự thân các vị tu còn không tốt, tu rất khó rồi, các vị làm sao tu người kia cho tốt? Hơn nữa các vị cứu độ cứu độ chúng sinh là không phải cứu một người, các vị cần cứu là rất nhiều người, các vị làm sao có trách nhiệm với họ chứ? Cho nên [với] những người mà nói “ta cứu độ chúng sinh”, tôi quả thực từ đáy lòng chê cười họ. Cứu độ chúng sinh, hỏi ai dám cứu độ chúng sinh? Các vị thử thử xem? Đừng nói cứu độ chúng sinh, [riêng] đưa phần nghiệp bệnh nào đó trên thân thể họ đặt lên thân các vị thì các vị đã chết rồi, chưa đợi được các vị cứu họ thì các vị đã qua đời.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017])
Khi tôi đọc đoạn giảng Pháp này, tôi nhận ra tôi chỉ muốn là một người bình thường, hay đơn giản là chỉ muốn bản thân viên mãn. Tôi đã quên mất việc cứu độ chúng sinh.
Sư phụ cũng giảng:
“Uy lực của Pháp này, cơ sở đặt định ra trong lịch sử của đệ tử Đại Pháp, và [tính] trọng đại của bản thân trách nhiệm của chư vị, [như thế] chư vị mới có thể làm được việc này. Đây không phải [điều] một người bình thường có thể làm, cũng là chưa từng có từ khai thiên tịch địa. Đại Pháp vũ trụ đã thành tựu đệ tử Đại Pháp. Sinh mệnh nào mới xứng tu Đại Pháp vũ trụ? Không có trong quá khứ đâu. Thích Ca Mâu Ni cũng không phải tu Đại Pháp vũ trụ mà tu xuất lai; đúng không? [Mọi người] đều biết rằng Ông là chính ngộ được Pháp của tầng nơi vũ trụ mà bản thân [Ông] phù hợp mà tu xuất lai. Dùng Đại Pháp vũ trụ [để] trực tiếp độ nhân, chư vị từng nghĩ tới chưa, làm một sinh mệnh mà nói, chư vị nên cần làm thế nào? Trách nhiệm là gì? Đương nhiên làm đệ tử Đại Pháp mà giảng, đã trải qua những năm mưa gió bão bùng ấy, tôi vẫn luôn nói rằng, có thể từ “20 tháng Bảy” năm 1999 sau đó vượt qua thì thật xuất sắc, chư Thần đã vô cùng trân quý chư vị rồi; do đó khi bản thân làm đệ tử Đại Pháp mà nói, cũng cần trân quý bản thân mình, con đường mà mình đi qua, tống khứ cặn bã. Đó chính là Đạo mà tương lai chư vị chính ngộ, đó chính là những gì thành tựu và uy đức của chư vị, cũng là quyết định tầng thứ sở tại của mỗi từng cá nhân.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017])
Đoạn giảng Pháp của Sư phụ đã chỉ cho tôi thấy mình cần phải làm gì. Trong quá khứ tôi luôn nghĩ con người trên thế giới này có quá nhiều nghiệp lực và thật khó có thể cứu họ. Thêm nữa, với thái độ thiếu tự tin, tôi đã không hoàn thành trách nhiệm giảng chân tướng cứu người. Thực tế Sư phụ mới là cứu độ chúng sinh, chúng ta chỉ làm những gì bản thân mình có thể trợ giúp Ngài. Sư phụ đã thiết lập những nền tảng cho chúng ta trong quá khứ để có thể giúp chúng ta có đủ thời gian để bước đi vững chắc trên con đường này.
Tôi tự hứa với bản thân sẽ tu luyện tinh tấn và chứng thực Pháp tốt. Tôi không thể lãng phí cơ hội của mình thêm một phút nào nữa.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/6/5/349151.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/6/23/164389.html
Đăng ngày 25-7-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.