Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 11-7-2017] Một cư dân ở Tề Tề Cáp Nhĩ đã hồi phục sức khỏe và hy vọng vào cuộc sống sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1993. Nhưng niềm vui của bà đã nhanh chóng bị tan vỡ sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại sáu năm sau đó.
Kể từ khi bắt đầu cuộc bức hại, bà Điền Quế Thanh, một điều phối viên tình nguyện ở một điểm luyện Pháp Luân Công ở khu Kiến Hoa, thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ đã trở thành mục tiêu bị bức hại của chính quyền. Tính từ tháng 7 năm 1999 đến cuối năm 2000, bà đã bị bắt giữ tổng cộng 7 lần. Để tránh bị bắt giữ thêm, bà đã phải đi trốn, nhưng đã bị phát hiện và bị bắt lại vào tháng Giêng năm 2001.
Sau tám lần bị bắt, bà đã bị kết án ba năm tù giam và đã bị tra tấn tàn bạo trong suốt thời gian bị giam giữ.
Nhưng khoảng thời gian tự do sau khi ra tù của bà kéo dài không lâu, khi bà lại bị bắt lần thứ 9 ngay trước thềm Thế vận hội Olympịc Mùa Hè năm 2008. Cảnh sát đã buộc phải thả bà ra ngay sau khi bà xuất hiện các vấn đề của bệnh tim và huyết áp cao. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục sách nhiễu bà ở nhà, vì thế bà lại buộc phải đi trốn.
Bảy lần bị bắt giữ trong chưa đầy hai năm
Vì là một điều phối viên của điểm luyện công, điện thoại của bà Điền đã bị giám sát, và bà đã bị cảnh sát theo dõi chặt chẽ ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc bức hại vào tháng 7 năm 1999.
Ngày 22 tháng 7 năm 1999: Lần bắt giữ đầu tiên khi tụ tập kháng nghị
Ngày 22 tháng 7 năm 1999, các học viên Pháp Luân Công, trong đó có cả bà Điền đã bị lực lượng quân đội có vũ trang bao quanh khi tụ tập kháng nghị cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Họ đã bị bắt giữ và đưa tới đồn cảnh sát Thiết Phong và bị giam 24 tiếng. Họ không được cung cấp chăn và phải ngủ trên sàn nhà.
Tháng 11 năm 1999: Bị bắt lần thứ hai khi viết đơn kháng nghị
Tháng 11 năm 1999, bà Điền cùng với nhiều học viên khác đã bị bắt giữ khi đang viết đơn kháng nghị cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Bà đã bị giam giữ hai ngày và bị phạt 3000 tệ. Sau đó, bà đã bị các nhân viên ở tổ dân phố, cảnh sát khu vực, và bí thư chi bộ sách nhiễu.
Tháng 6 năm 2000: Bị bắt lần thứ ba và bị giam năm ngày.
Tháng 6 năm 2000, bà đã tới Bắc Kinh để kháng nghị cho Pháp Luân Công. Bà cùng với nhiều học viên khác đã bị bắt giữ và đưa tới Sân vận động Thạch Cảnh Sơn và bị buộc phải ngồi dưới đất hai ngày trong cái nắng như đổ lửa. Bà đã bị đau tim và bị ngất xỉu.
Đến đêm ngày thứ hai, bà bị đưa vào một trại tạm giam, nơi bà đã tuyệt thực và đã bị bức thực bằng một ống dẫn thức ăn lớn. Đến ngày thứ ba, bà được thả về nhà.
Tháng 7 năm 2000: Lần bị bắt thứ tư và bị giam 15 ngày
Tháng 7 năm 2000, 12 học viên, trong đó có bà Điền đã viêt một lá đơn kiến nghị và gửi tới văn phòng Kháng cáo Bắc Kinh. Lá thư đã được gửi trở lại cho chính quyền địa phương và tất cả các học viên đã bị bắt và bị giam giữ 15 ngày.
Tháng 10 năm 2000: Bị bắt lần thứ năm và bị giam một đêm
Tháng 10 năm 2000, bà Điền đã bị bắt giữ tại ga xe lửa trong khi đang trên đường tới Bắc Kinh để kháng cáo cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công, và bà đã bị giam giữ suốt đêm hôm đó.
Năm 2000: Bị bắt lần thứ sáu khi cố tới Bắc Kinh.
Khi cố tới Bắc Kinh để kháng cáo cho Pháp Luân Công, bà đã bị các nhân viên cảnh sát thuộc đồn cảnh sát Đại Mạnh Trang ở Thiên Tân bắt giữ.
Năm 2000: Bị bắt lần thứ bảy và bị giam một đêm ở Bắc Kinh
Cuối cùng bà đã tới được Bắc Kinh, nhưng đã bị cảnh sát bắt và đưa tới đồn cảnh sát Thiên An Môn.
Bà đã xuất hiện các triệu chứng khó thở, sau khi bị các nhân viên cảnh sát đánh vào ngực. Sau đó, bà bị chuyển tới trại tạm giam Triêu Dương, nơi các lính canh đã ra lệnh cho các phạm nhân tiếp tục đánh đập bà. Bà đã tuyệt thực và được thả ra trong đêm hôm đó.
Ngày 11 tháng Giêng năm 2001: Bị bắt lần thứ tám và bị ba năm tù
Ngày 11 tháng Giêng năm 2001, bà Điền lại bị bắt giữ ở thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Sơn Đông. Sau đó, bà bị chuyển tới một trại tạm giam tại tỉnh Hắc Long Giang, nơi bà bị kết án ba năm tù giam ở Nhà tù Nữ Hắc Long Giang
Các lính gác tại trại giam đã tra tấn bà. Bà đã phải chịu cảnh tra tấn trên giường chết, khi cả chân và tay bà bị giang rộng và trói chặt vào bốn góc giường. Có một lỗ nhỏ ở dưới giường để cho bà tự đi vệ sinh. Bà đã bị tra tấn trên giường chết này cho tới khi rơi vào hôn mê.
Mô tả cảnh tra tấn: Giường chết
Khi bà tỉnh dậy, hai tay bà vẫn bị còng. Bà không thể đứng dậy hay di chuyển được và lại bị tra tấn như vậy trong hơn hai tuần.
Trong quá trình bức thực, các lính canh đã giẫm lên người bà và trói bà lại. Họ đã trói hai tay bà ra sau lưng, trói chân bà và bắt bà phải ngồi xuống sàn nhà, trong khi ra lệnh cho các phạm nhân đánh vào chân bà.
Trong mùa đông, suốt ngày bà phải ngồi trên sàn nhà bê tông giá lạnh trong tổng số 49 ngày.
Trước Thế vận hội Olympics 2008: Bị bắt giữ lần thứ chín.
Trước Thế vận hội Olympics 2008, bà lại bị bắt giữ và bị đưa tới đồn cảnh sát Tùng Hoa. Cảnh sát đã còng tay bà vào ghế sắt và tra tấn bà trong khi thẩm vấn cho tới khi bà bị ngất xỉu.
Bà đã bị đưa tới phòng cấp cứu của Bệnh viện Quân đội 203. Một bác sĩ đã tiêm cho bà và cho bà thở oxy và nói với cảnh sát rằng bà đang bên bờ vực cái chết, và nói họ phải thông báo cho gia đình bà càng sớm càng tốt. Bà đã được thả ra và được đưa về nhà trong cùng ngày hôm đó. Tuy nhiên, họ tiếp tục sách nhiễu bà khiến bà phải rời khỏi nhà mình và sống cảnh nay đây mai đó.
Đắc Pháp vào thời điểm bi quan nhất của cuộc sống
Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, bà Điền đã mắc nhiều các chứng bệnh như bệnh tim, bệnh gan và viêm khớp dạng thấp.
Bà đã phải tiêu tốn cả gia tài để chữa bệnh, nhưng kết quả thu được không khả quan. Bà đã mất hết hy vọng và thậm chí đã nghĩ tới việc tự tử.
Bà nói rằng bà thật may mắn khi được giới thiệu Pháp Luân Công vào ngày 16 tháng 7 năm 1993, và đã tham dự khóa giảng Pháp 10 ngày của Sư phụ Lý Hồng Chí – Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp giảng. Đây đã là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời bà và bà đã quyết định bước vào tu luyện.
Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn bước vào tu luyện, bà đã hồi phục khỏi mọi bệnh tật và cảm giác mình như là một con người mới. Bà đã tuân thủ nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công, từ bỏ các thói quen xấu và không còn cãi nhau với chồng nữa. Gia đình, bạn bè và hàng xóm đã được chứng kiến việc bà không những đã thoát khỏi mọi bệnh tật mà còn chứng kiến việc bà đã trở thành một người tốt như thế nào.
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/11/350734.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2017/7/20/164718p.html
Đăng ngày 26-7-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.