Bài viết của Dung Pháp, phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 06-06-2017] Các học viên Pháp Luân Công từ Bỉ và Hà Lan đã tổ chức một buổi kháng nghị hòa bình gần nơi tổ chức sự kiện Đối thoại Âu-Trung, kêu gọi Thủ tướng Lý Khắc Cường đưa cựu độc tài Giang Trạch Dân ra công lý và chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công lần đầu tiên được truyền giảng trước công chúng vào năm 1992 và đến năm 1999 đã thu hút sự tham gia của gần 100 triệu người. Cảm thấy sự phổ biến của Pháp Luân Công như là một mối đe dọa cho quyền lực của mình, ông Giang Trạch Dân, cựu tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã tiến hành một chiến dịch bạo lực chống lại Pháp Luân Công và nó đã khiến hàng ngàn người bị tra tấn đến chết và thậm chí nhiều học viên hơn nữa đang bị giết lấy tạng.
Các học viên Pháp Luân Công kêu gọi đưa Giang Trạch Dân ra công lý và chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc.
Mọi người biết về Pháp Luân Công và ký một đơn thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại.
Những người qua đường đã ký một đơn thỉnh nguyện yêu cầu chính phủ Bỉ thảo luận với các lãnh đạo Trung Quốc về thông lệ thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của chế độ Trung cộng.
Một phóng viên của đài Truyền hình Brussels đã phỏng vấn học viên Pháp Luân Công Nico.
Đài truyền hình Brussels thực hiện các cuộc phỏng vấn.
Ông David Prino, làm việc trong Nghị viện Châu ÂU, ký đơn thỉnh nguyện chống lại cuộc bức hại.
Ông David Prino, làm việc cho Nghị viên Châu Âu, đã nói chuyện một cách chi tiết với một học viên về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ông đã kinh ngạc khi được nghe nói đến tội ác thu hoạch nội tạng và nói rằng ông sẽ thông báo cho các viên chức chính phủ về vấn đề này.
Anh Mohamad ký đơn thỉnh nguyện phản đối tội ác thu hoạch tạng của chế độ Trung Cộng. Anh biểu lộ sự ủng hộ với đức tin vào Chân-Thiện-Nhẫn của các học viên.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/6/6/349244.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/6/9/164196.html
Đăng ngày 14-6-2017; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.