Bài viết của Anh Tử, Phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 12-5-2017] Tại cuộc họp báo ngày 9 tháng 5 năm 2017, một số Nghị sỹ Quốc hội đã kêu gọi Chính phủ Canada yêu cầu Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thả bà Thiến Tôn, một công dân của Canada. Họ cũng kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

b9f444907c7d188c47ab188e02edf974.jpg

Các diễn giả tại cuộc họp báo (từ trái sang phải): Grace Đại và Lý Tấn, đại diện của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp; ông Irwin Cotler, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Nghị sỹ Cheryl Hardcastle của Đảng Tân Dân chủ; Nghị sỹ Michael Cooper thuộc Đảng bảo thủ; Nghị sỹ Elizabeth May của Đảng Xanh; Hoa Hậu Thế giới Anastasia Lin; và Nghị sỹ Peter Kent của Đảng Bảo Thủ.

Bà Tôn nằm trong danh sách những người giàu có nhất Trung quốc. Bà đã bị bắt giữ từ tháng 3 vì tu luyện Pháp Luân Công. Các Nghị sỹ từ ba đảng đối lập đã tham dự cuộc họp báo và kêu gọi thả bà Tôn.

Nghị sỹ Peter Kent nói rằng “Cũng như hàng triệu công dân Trung Quốc, Bà Thiến Tôn, một công dân Canada gần nhất, bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần thực hành sự hòa ái, trung thực và khoan dung.

“Tôi nghĩ rằng tất cả những ai phát biểu tại đây ngày hôm nay đều thấy rõ sự cần thiết phải gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Chính phủ Trung Quốc yêu cầu thả bà Thiến Tôn, nhưng đồng thời chúng tôi cũng mong muốn và sẽ kêu gọi chính phủ lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa trước công chúng”.

Nghị sỹ Micheal Cooper kêu gọi ĐCSTQ thả bà Tôn, và nói rằng không thể chấp nhận được khi bà Tôn bị giam giữ 10 tuần chỉ vì bà tuân theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống và ông nói rằng đã đến lúc Chính phủ Canada cần đứng ra bảo vệ công dân của mình.

Nghị sỹ Cheryle Hardcastle nói rằng thật không chấp nhận được khi Chính phủ Canada giữ im lặng trong vấn đề này và Chính phủ Canada cần xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia khác nhưng với điều kiện tiên quyết là các quốc gia đó phải tôn trọng vấn đề nhân quyền.

Nghị sỹ Elizabeth May đã phát biểu: “Việc một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện ôn hòa bị đặt dưới thẩm quyền kiểm soát của chính quyền Trung Quốc vẫn là mối quan ngại sâu sắc đối với mỗi người dân Canada quan tâm đến nhân quyền.

“Chúng tôi kêu gọi các nhà chức trách Trung Quốc và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa khôi phục lại hộ chiếu Canada cho bà Tôn và để bà trở về nhà. Và mặt khác, chúng tôi nhấn mạnh lại một lần nữa rằng vấn đề bức hại lớn hơn đối với các học viên Pháp Luân Công phải dừng lại.”

Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp: ĐCSTQ bức hại những người dân vô tội

Ông Irwin Cotler, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã so sánh trường hợp của bà Tôn với trường hợp giáo sư Trương Côn Lôn, một đồng nghiệp cũ của ông tại Trường Đại học McGill bị bắt giữ trong một chuyến về thăm Trung Quốc vì ông cũng tu luyện Pháp Luân Công.

Ông Trương bị bắt năm 2000 và bị đưa đến trại lao động cưỡng bức trong ba năm. Trường hợp của ông đã được công bố rộng rãi ở Canada và trước sự lên tiếng mạnh mẽ từ các quan chức đắc cử và các phương tiện truyền thông có chỗ đứng vững chắc, ông đã được thả vào tháng 1 năm 2001.

Ông Cotler là người đi đầu trong nỗ lực giải phóng ông Trương và hoạt động với tư cách là luật sư đại diện của ông Trương.

Ông Cotler nói rằng trường hợp của bà Tôn là một ví dụ khác, rằng bà cũng là một nạn nhân trong cuộc bức hại của ĐCSTQ và trường hợp này cho thấy ĐCSTQ tiến hành bắt giữ người dân dựa trên những cáo buộc không chính đáng. Ông cho rằng đây là sự phân biệt đối xử có chọn lựa, Trung Quốc không dựa trên những hành vi người đó làm mà lại dựa trên việc xét xem người đó là ai. Nguyên tắc của ĐCSTQ chính là: “Chúng ta có một loại tội phạm như vậy. Đưa ra cho chúng ta một người, một học viên Pháp Luân Công. Thế là đủ rồi.”

Ông nói rằng việc bức hại Pháp Luân Công là vi phạm luật pháp và ông kêu gọi chính quyền Trung Quốc tôn trọng các hiệp ước quốc tế, thả bà Tôn và chấm dứt việc bắt giữ, tra tấn và bỏ tù bất hợp pháp các học viên Pháp Luân Công.

Bản tường trình của bà Thiến Tôn được công khai

Bản tường trình của bà Tôn đã được đọc tại cuộc họp báo. Bà viết: “Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công năm 2004 vì sức khỏe của tôi rất kém. Tôi đã hồi phục ngay sau đó. Tôi tin và tuân theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công. Đây là một vấn đề nhân quyền cơ bản cần được bảo vệ theo Hiến pháp Trung quốc, Hiến pháp Canada và Tuyên bố chung của Liên hợp quốc về Nhân quyền.

“Vì đức tin của mình, tôi đã bị bắt giữ tại Bắc Kinh từ ngày 19 tháng 2 năm 2017. Đến nay đã hơn 10 tuần. Hôm nay, tôi kêu gọi Chính phủ Canada, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada và trang thông tin điện tử Minghui.org giúp tôi được thả vô điều kiện. Đồng thời, tôi có quyền đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công và luyện các bài công pháp mỗi ngày trước khi tôi được thả.”

Mẹ của bà Tôn, bà Lý Vân Tú đã gần 80 tuổi đã viết trong bản tường trình: “Con gái tôi không phạm tội. Thay vào đó, con gái tôi đã cố gắng để trở thành một người tốt hơn nữa. Nhưng dưới sự kiểm soát bạo lực của ĐCSTQ, con gái tôi đã bị bắt giữ. Tôi đánh giá cao Chính phủ Canada, các phương tiện truyền thông và những người có lương tâm đã giúp giải cứu con gái tôi.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/5/12/347645.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/5/13/163641.html

Đăng ngày 27-5-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share