Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan

[MINH HUỆ 25-4-2017] Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được ba năm và mong muốn chia sẻ một vài thể ngộ với các bạn đồng tu.

Một học viên ở điểm luyện công đã bị một quả cau rơi trúng vào đầu và ngất đi. Học viên này đã được đưa đến bệnh viện và được chẩn đoán là gẫy mũi và rạn xương vai.

Sau khi biết tin này, ý niệm đầu tiên của tôi là: “Là một học viên Đại Pháp, chẳng phải chúng ta được Pháp Luân của Sư phụ bảo hộ sao? Tại sao anh ấy lại bị như vậy?”

Sư phụ giảng:

“Đúng lúc tích tắc quay đầu nhìn lại, [anh ta] thấy trên đỉnh đầu [mình] là một Pháp Luân lớn đang quay; chiếc ống sắt thuận theo đầu mà trượt xuống.” (Chuyển Pháp Luân)

Sau khi nhớ đến lời giảng Pháp của Sư phụ, tôi cảm thấy hổ thẹn về ý niệm đầu tiên của mình. Tôi đã phá hoại Đại Pháp. Tôi nhận ra rằng mình phải cẩn trọng với từng ý từng niệm. Vì nhận ra lỗi của mình, tôi cần phải chính lại nó chiểu theo Pháp.

Vài ngày sau, học viên này được ra viện. Anh ấy nói: “Chúng ta trả nợ từng chút, từng chút một. Vì sự việc này nên tôi đã trả được khá nhiều nợ rồi.”

Tìm ra chấp trước

Một học viên nói với tôi rằng trong bài luyện công thứ hai, khi tôi chuẩn bị giữ bánh xe Pháp Luân trên đỉnh đầu thì dường như bàn tay tôi lại giơ về phía trước trán. Tôi nói đùa rằng tôi bị ngủ gật.

Tuy nhiên, lời nhận xét của học viên này đã làm tôi nhận ra một điều rằng tôi cũng bị ngủ gật khi ngồi đả tọa, khi phát chính niệm và thậm chí cả khi học Pháp nhóm. Tôi cũng gặp khó khăn trong việc thức dậy đúng giờ.

Đó là tâm an dật của tôi. Ngủ gật là một loại truy cầu an dật. Tôi nhận ra rằng phải vứt bỏ chấp trước này. Tôi không thể để nó can nhiễu đến việc tu luyện của mình.

Sư phụ giảng:

“Có người cảm thấy tôi sống trên đời thì nên thoải thoải mái mái.Người thường nghĩ như vậy không có sai, con người mà, họ là muốn sống được tốt một chút, vui sướng một chút, chịu khổ ít hơn một chút. Nhưng mà là một người tu luyện tôi nói với chư vị, chịu một chút khổ không phải là việc xấu, …” (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston)

Học thuộc Pháp

Gần đây, điều phối nói với tôi rằng tôi cần phải học Pháp nhiều hơn vì tôi bị can nhiễu quá nhiều và cần tăng cường phát chính niệm. Tôi cố gắng học một bài giảng của cuốn Chuyển Pháp Luân một ngày vào buổi trưa với các học viên khác trên Internet. Nhưng tôi đã bỏ cuộc vì đối với tôi điều này giống như hình thức.

Thực ra, tôi thấy mình không thể tập trung học Pháp vào buổi sáng cùng với các học viên khác. Tôi thường rời nhóm học Pháp trên mạng và làm những việc khác trong khi các học viên đang đọc Pháp. Họ chỉ ra điều đó cho tôi và tôi đã chính lại.

Hàng ngày, tôi cố gắng học thuộc Pháp sau khi đọc xong một bài giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân. Tôi học thuộc từng đoạn ngắn một. Vì học thuộc Pháp nên tôi ngộ được thêm nhiều nội hàm của Pháp. Sau đó tôi học thuộc Hồng Ngâm với các học viên khác. Tôi được hưởng lợi rất nhiều từ việc học thuộc Pháp. Pháp đã chỉ đạo tôi trong tu luyện và tăng cường chính niệm cho tôi khi tôi giảng chân tướng cho người Trung Quốc ở những điểm du lịch hoặc gọi điện thoại cho người dân ở Trung Quốc.

Sư phụ giảng:

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (“Bài trừ can nhiễu” – Tinh tấn yếu chỉ II)

Lựa chọn những việc ưu tiên

Khi chuẩn bị viết bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện thì tôi nhớ ra là phải gọi điện thoại sang Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng nếu mình gọi điện thoại thì sẽ không có thời gian viết bài chia sẻ. Vì thế tôi đã quyết định trì hoãn việc gọi điện thoại.

Thay vì việc viết bài vào sáng hôm sau, tôi đã đọc những bài chia sẻ của các học viên khác, đọc một chút Pháp của Sư phụ và xem chỗ nọ, ngó chỗ kia.

Tôi nhận ra rằng việc ưu tiên của tôi nên là gọi điện thoại sang Trung Quốc. Vì thế, tôi đã gọi điện thoại vào chiều hôm đó và sáng ngày hôm sau.

Sư phụ giảng:

“Giảng chân tướng, cứu chúng sinh, đó chính là điều chư vị cần làm, trừ đó ra thì không có điều chư vị cần làm, trên thế gian này không có điều chư vị cần làm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015)

Chúng ta cần nghiêm túc trong tu luyện và đặt việc tu luyện lên hàng đầu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/25/346070.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/5/19/163903.html

Đăng ngày 3-6-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share