Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 23-7-2017] Tự tư sẽ tạo nên thói nghĩ theo một cách nhất định – nó khiến cho chúng ta nhìn thấy điểm yếu của người khác rất rõ ràng, nhưng lại rất khó để nhận ra thiếu sót của bản thân. Nó cũng làm cho chúng ta nghĩ rằng chúng ta thì đúng còn người khác thì sai. Tâm lý tự tư cản trở chúng ta trong việc nhận ra tâm tự tư.
Có lần tôi thảo luận với một học viên là hàng xóm của tôi về việc phát tài liệu thông tin Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại. Cô ấy bảo tôi đừng phát tài liệu trong khu dân cư của chúng tôi vì đã có nhiều người làm rồi.
Sau đó chúng tôi trao đổi về những máy quay camera giám sát ở quận chúng tôi. Cô ấy nói rằng cô ấy chẳng nhìn thấy bất kỳ máy quay camera nào khi đi phát tài liệu ở khu vực chúng tôi. Tôi nghĩ rằng lý do mà cô ấy không muốn tôi phát tài liệu ở khu dân cư chúng tôi là bởi vì cô ấy muốn làm việc đó.
Người học viên đó không nghĩ gì về điều cô ấy nói. Nếu là cô ấy, có thể tôi cũng sẽ không nhận ra tâm tự tư. Về bề mặt, cô ấy không muốn lãng phí tài liệu, nhưng có thể nó cũng là vì để tiện lợi cho bản thân cô ấy.
Một lần khác, một học viên đã mua một xấp giấy chất lượng khá kém. Nó liên tục bị kẹt trong máy in của cô ấy. Do sợ bị hỏng máy in nên cô ấy đã hỏi xem liệu máy in của tôi có bị vấn đề tương tự hay không. Tôi nghĩ cô ấy chỉ đưa tôi vài tờ để thử nhưng thay vào đó cô ấy đã đưa tôi cả xấp.
Các tờ giấy cũng bị kẹt trong máy in của tôi và tôi đã mất rất nhiều thời gian. Tôi rất khó chịu và nghĩ rằng người học viên này thật ích kỷ. Không muốn xảy ra cãi lộn, nên tôi đợi cho mình tĩnh tâm xuống trước khi đề cập đến vấn đề này.
Người học viên nói rằng cô ấy không nghĩ gì nhiều. Cô ấy nghĩ máy in của tôi tốt hơn, vì thế cô ấy đưa giấy cho tôi, hy vọng rằng tôi sẽ không gặp phải vấn đề tương tự.
Qua hai sự việc này thì tâm tự tư của mỗi học viên đều rất minh hiển đối với tôi. Sau đó tôi chú ý đến bản thân mình hơn. Tôi đã thực sự nhìn thấy tâm tự tư của mình chưa? Thậm chí nếu tôi có nhìn thấy thì tôi đã không bao giờ khó chịu đến vậy. Tôi mới là người ích kỷ, vì thế tại sao tôi lại đổ lỗi cho người khác? Đây là cơ hội tuyệt vời để tôi tu bỏ tâm tự tư.
Sư phụ giảng:
“Tôi thường giảng rằng gặp phải vấn đề gì thì cũng phải nghĩ đến bản thân mình, dù cho vấn đề ấy không quan hệ với chư vị, chư vị nhìn thấy rồi thì chư vị đều cần nghĩ một chút về bản thân mình, [thế thì] tôi nói rằng trên con đường trước mặt sẽ không gì cản nổi chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân)
Thường thì tâm tự tư sẽ khiến chúng ta ngại hướng nội, và có thể can nhiễu đến chủ nguyên thần của chúng ta.
Nhìn vào người khác trong mâu thuẫn
Một học viên phàn nàn về một học viên khác mà cô ấy phối hợp cùng. Tôi đồng tình với cô ấy và an ủi cô ấy.
Sư phụ giảng:
“ … hai người mà phát sinh mâu thuẫn, người thứ ba chứng kiến cũng cần phải tự ngẫm xem: “Ơ kìa, giữa họ phát sinh mâu thuẫn, sao lại để mình nhìn thấy? Có phải là mình có tâm gì đó chăng? Có phải là mình cũng có vấn đề như vậy chăng?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia)
Khi gặp phải vấn đề của ai đó, chúng ta cũng nên hướng nội vô điều kiện. Tất cả những điều mà chúng ta không thể dung thứ cho người khác là những điều mà chúng ta nên tránh. Chúng ta nên tự hỏi bản thân liệu chúng ta cũng có vấn đề tương tự hay không.
Khi chúng ta nhận ra thiếu sót của người khác và không tự tìm trong bản thân mình, làm thế nào mà chúng ta có thể tu bỏ những niệm đầu tự tư của mình đây? Chúng ta có thể ngoan cố nghĩ rằng chúng ta không có chấp trước đó và khăng khăng rằng đó là lỗi của người khác. Nhưng lối nghĩ này có thể gây cho chúng ta bỏ lỡ cơ hội tu bỏ những chấp trước của bản thân. Nó cũng có thể tạo nên gián cách giữa các học viên.
Giờ đây tôi trân quý Pháp bảo hướng nội hơn nữa. Nó giúp chúng ta tu bỏ các tâm chấp trước, và tránh tạo chướng ngại giữa các học viên.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/23/346006.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/5/17/163869.html
Đăng ngày 1-6-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.