Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-4-2017] Một buổi tối, tôi cùng ba học viên khác ra ngoài phân phát tài liệu về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc đàn áp. Tôi đã hỏi Minh (bí danh) lý do tại sao cô ấy không tham gia buổi học Pháp hàng tháng của chúng tôi.

Minh trả lời rằng: “Thi thoảng tôi có chuyện muốn nói, nhưng không ai chia sẻ thể ngộ của họ sau khi học Pháp cả. Nhóm học không giúp tôi đề cao tầng thứ tu luyện nên tôi không muốn tham gia. Đặc biệt là chị…”

Cô ấy đã phê bình tôi, nói rằng tôi bị chấp trước tình cảm với mẹ chồng và các học viên bị nghiệp bệnh. Cô nói rằng cho dù tôi có làm việc Đại Pháp nhiều thế nào đi chăng nữa, thì cũng vô ích vì tôi vẫn còn mang tâm người thường.

Cơn sóng chỉ trích bất ngờ đó là một khảo nghiệm. Tôi muốn tranh cãi nhưng không thể. Cuối cùng, tôi bình tĩnh lại; và nghĩ rằng là một người tu luyện tôi không nên tranh cãi xem ai đúng ai sai. Sư phụ giảng rằng:

“Hôm nay tôi lại đề xuất vấn đề này, đồng thời giúp mọi người gỡ bỏ những vật chất đã hình thành, (vỗ tay) tuy nhiên cái tập quán đã hình thành kia thì chư vị phải sửa đổi đi, nhất định phải sửa. Nhất định phải chú ý nhé, từ nay trở đi, ai lại không để người khác nói [phê bình] nữa, thì người đó là không tinh tấn; ai lại không để người ta nói [phê bình], thì người đó có biểu hiện ra không phải là trạng thái của người tu luyện; ít nhất là về điểm này.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])

Tôi biết rằng tôi không nên để những lời của cô ấy làm bản thân khó chịu và nên tiếp tục làm những gì mà mình cần làm. Chúng tôi lên xe máy và đi ra ngoài. Đi phía trước tôi là một cặp vợ chồng học viên. Tôi có cảm giác chúng tôi đã đi sai đường, nhưng tôi vẫn tiếp tục đi theo họ.

Trời đã tối và tôi không quen với tình trạng đường xá ở đó. Đường thì dốc. Tôi phát hiện mình không thể đạp xe lên dốc, vì chân tôi quá ngắn nên không thể chạm được xuống đất để giữ cho chiếc xe không bị lật ngược.

Lạ thay, tôi không bị ngã. Tôi nghĩ rằng Sư phụ đang giúp mình. Tôi chú ý thấy Minh có thể cầm lái vững chắc.

Tôi nghĩ rằng mình đã tu luyện và làm ba việc khá tốt. Tôi thường chỉ nghe những lời khen từ người khác chứ chưa từng nghe ai chỉ trích tôi như thế cả.

Tôi về đến nhà khoảng nửa đêm và không tài nào ngủ được. Tôi nghĩ về điều Minh đã nói và về những sự kiện gần đây. Tôi xem lại bản thân dựa trên các Pháp lý, hướng nội và phát hiện ra các tâm chấp trước của mình.

Tôi nghĩ rằng mình tốt hơn những người khác và thường so sánh sự siêng năng của mình với những thiếu sót của người khác. Tôi bị chấp vào việc làm người điều phối và muốn chứng tỏ bản thân mình. Tôi tật đố, tranh đấu và lo lắng cho danh tiếng của mình.

Làm một người điều phối, tôi nghĩ rằng mình có quyền và trách nhiệm “bảo vệ” các học viên. Tôi xem bản thân như người dẫn đầu. Tôi liên tục chỉ ra những thiếu sót hay chấp trước vào lợi ích của các học viên. Khi tôi thấy họ đang hành động không chiểu theo Pháp hoặc tình trạng tu luyện không tốt, tôi liền chia sẻ với họ. Tuy nhiên, tôi vẫn xem mình cao hơn họ.

Mặc dù tôi đã hướng nội, nhưng đó chỉ được thực hiện trên bề mặt và để cho các học viên khác thấy rằng tôi đang hướng nội. Tôi làm việc đó để nâng bản thân lên trên người khác. Tôi đã không thật sự tu luyện. Và mãi cho đến ngày hôm đó tôi mới nhận ra rằng mục đích của tu luyện là tu chính mình.

Lời của Minh đã nhắc tôi nhớ đến bài giảng của Sư phụ:

“Về phối hợp giữa chư vị với nhau, trong tâm bất bình, kích động tức giận, những lúc ấy rất khó xét nghĩ bản thân, thử xem trạng thái bản thân thế nào, xuất phát điểm là tâm nào của con người. Đa số là ý kiến của bản thân không được chấp nhận, hoặc coi thường người khác; phản ánh của loại tâm ấy là mạnh mẽ nhất.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009)

Tôi nhận ra lý do tại sao mình lại xem thường người khác hoặc tránh gặp những người không có cùng quan điểm với mình hoặc không chấp nhận những đề xuất của mình. Đó là vì tôi muốn bảo vệ bản thân.

Tôi đã học Pháp và ngộ ra rằng mâu thuẫn giữa các học viên là cơ hội để chúng ta đề cao. Và tôi đã không nắm lấy cơ hội của mình. Khi nhìn sâu hơn, tôi thấy mình có tâm chấp trước muốn giúp người khác tu luyện dựa trên thể ngộ của mình về các Pháp lý. Ví dụ như: khi chúng tôi đọc về các chủ đề cụ thể nào đó (buông bỏ chấp trước vào lợi ích cá nhân, tâm tật đố hay nghiệp bệnh) trong khi học Pháp nhóm, tôi đã ngừng đọc và chia sẻ với những học viên lớn tuổi. Tôi xem nó như thể đọc các sách Đại Pháp là để giúp người khác học. Tôi muốn thay đổi người khác chứ không phải là thay đổi chính mình.

Những lời của Minh đã giúp tôi hướng nội và tìm ra các chấp trước của mình. Tôi ngộ ra rằng mục đích của tu luyện chính là tôi luyện bản thân. Tôi đã hiểu sâu hơn những lời của Sư phụ giảng:

“…toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi rất cảm ơn sự thẳng thắn của Minh.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/4/28/345695.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/5/16/163858.html

Đăng ngày 31-5-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share