Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Canada

[MINH HUỆ 10-3-2017] Làm điều phối viên một hạng mục Đại Pháp trong một năm qua, tôi phát hiện ra mình còn rất nhiều tâm chấp trước như tự cho mình là đúng, tâm nghi ngờ, tâm hiển thị, tâm thích nghe những lời tán dương, thiếu khoan dung, không chấp nhận lời chỉ trích và tâm tranh đấu.

Những chấp trước này đã tạo nên gián cách giữa các học viên và cản trở hạng mục của chúng tôi.

Khi tôi hướng nội, thừa nhận những lỗi lầm của mình và nói chuyện với các học viên một cách chân thành, gián cách giữa chúng tôi đã biến mất. Chúng tôi bắt đầu phối hợp ngày càng tốt hơn và chứng kiến uy lực của Đại Pháp.

Tôi muốn chia sẻ một trải nghiệm đáng nhớ gần đây.

Cách đây một tháng, phần mềm phát thanh mà chúng tôi sử dụng để giảng chân tướng bị mất tiếng. Khi đó cần gấp rút sửa chữa phần mềm, hai ngay hôm đó tôi đã tập trung thời gian phối hợp với các học viên phụ trách kỹ thuật để tìm ra giải pháp. Lúc này một đồng tu làm nhóm trưởng trong hạng mục này đột nhiên tới gặp tôi và thông báo muốn rút khỏi hạng mục.

Nếu là trước kia thì tôi đã rất nóng nảy rồi. Trước cuộc gặp, tôi vừa mới học bài “Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016”. Sư phụ giảng:

“Tôi bảo chư vị này, giữa chư vị và ai đó phối hợp không tốt, làm người phụ trách, người phụ trách hạng mục, thì chư vị đều là hữu lậu trong tu luyện, chư vị đều cần sửa đi. Chư vị sửa không được thì là hữu lậu, trong viên mãn của chư vị chính là có vấn đề. Chư vị không tin ư? Tôi vẫn luôn nhấn mạnh chư vị phải phối hợp với nhau cho tốt. Làm một người phụ trách, chư vị lẽ nào không có năng lực như thế? Chư vị cứ bài xích người khác, [thử hỏi] kiên nhẫn thuyết phục thì mất nhiều công sức lắm sao? Bản thân việc đó chẳng phải tu luyện sao? Chuyên chọn cái dễ dàng là tu luyện ư? Tâm bình khí hoà giảng rõ đạo lý cho người ta, trao đổi với học viên thì khó đến vậy sao? Chư vị năng lực kém, rất nhiều việc làm không được tốt, chư vị còn muốn hiển thị hiển thị, biểu hiện biểu hiện, có cần vậy không? Thần nhìn ấy không phải bề mặt của chư vị, nhìn ấy là dụng tâm cá nhân của chư vị! Cũng không nhìn năng lực của chư vị, mà là nhìn dụng tâm của chư vị có đúng không. Tâm chư vị có tại Pháp hay không. Chư vị tại Pháp, Thần bèn giúp chư vị phối hợp.”

Tôi biết rằng tôi nên kiên nhẫn hơn, khoan dung hơn và quan tâm hơn đến người khác. Đây là do lỗi của tôi đã khiến người học viên này muốn rút khỏi hạng mục.

Tôi nói với chị ấy: “Nếu tôi đã làm gì sai, chị hãy tha thứ cho tôi. Tôi sẽ cố gắng sửa. Chị có thể nói cho tôi biết tôi đã phạm sai lầm gì không?

Đầu tiên chị nói tôi không làm gì sai cả và chị ấy muốn rút khỏi hạng mục là lý do cá nhân.

Tôi nghĩ đến Pháp Sư phụ giảng:

“ngữ khí, thiện tâm trong công tác, thêm vào đó là đạo lý có thể cải biến nhân tâm, chứ mệnh lệnh vĩnh viễn không thể!” (Thanh tỉnh – Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi cố gắng đặt mình vào vị trí của chị và nói: “Chị đã làm hạng mục này suốt ba năm qua. Công việc này có thể nhàm chán và đơn điệu vì không nhìn thấy được hiệu quả trực tiếp của nỗ lực cứu người, nhưng nó là một phần trong tu luyện của chúng ta. Tôi thật sự bội phục sự kiên trì của chị. Không phải ai cũng có thể làm được điều đó. Có những lúc tôi đã suy xét không chu toàn, không cảm nhận được cảm giác cũng như áp lực của chị. Vậy hãy để tôi giúp chị, hoặc là tìm một học viên nữa trợ giúp cho chị? Chị có thể cân nhắc việc ở lại không?”

Chị ấy ngừng lại một lát và hỏi: “Trước đây anh làm công việc gì?”

Tôi sững sờ khi nghe chị hỏi điều đó và nghĩ rằng chị ám chỉ tôi khéo ăn nói. Có lẽ mình vẫn còn điều gì đó chưa đúng, vẫn còn truy cầu, chưa thực sự đặt mình ở vị trí của chị ấy. Tôi nói một cách bình tĩnh với chị: “Trước đây tôi làm giáo viên nhưng không phải một giáo viên giỏi, và không phải lúc nào cũng biết cách ăn nói với người khác. Nếu tôi đã nói điều gì làm chị tổn thương, tôi thành thật xin lỗi. Hạng mục này rất cần chị. Xin hãy thứ lỗi cho tôi và chỉ ra bất cứ điều gì tôi đã làm sai.”

Chị nói: “Tôi không muốn làm trong hạng mục này thêm chút nào nữa vì tôi không muốn nhìn thấy một người!”

Tôi đã tò mò muốn biết là ai. Sau đó tôi đã sốc khi biết rằng đó chính là tôi.

Chị ấy nói rằng tôi đã không giúp khi chị ấy cần tôi nhất. Thật kỳ lạ, tôi nghĩ rằng mình đã luôn cố gắng giúp chị ấy trong hạng mục này.

Sự kiện chị ấy đề cập đến là một lần khi chị ấy muốn nhờ tôi gọi cho mẹ chị ấy đang bị ốm để thuyết phục bà tập Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã không đồng ý làm việc đó, sau đó mẹ chị ấy đã qua đời. Bây giờ mỗi nghĩ về mẹ mình, chị ấy nhớ đến việc tôi đã không giúp đỡ.

Tôi nghĩ rằng chị đã bị chấp trước vào tình can nhiễu và đó là lý do chị ấy muốn rời bỏ hạng mục hiện tại.

Tôi thẳng thắn xin lỗi và giải thích lý do tại sao tôi đã không gọi cho mẹ chị ấy: Chị biết đấy thời điểm đó tôi không thể làm được điều đó, chị cũng biết mà. Thứ nhất lúc đó tôi thật sự không có thời gian; thứ hai, cảm ơn chị đã tín nhiệm tôi nhưng thực sự tôi giảng chân tướng không chắc đã tốt hơn các đồng tu khác; thứ ba, đứng ở góc độ tu luyện, tôi nghĩ chị đã chấp trước quá nhiều vào tình đối với mẹ mình. Sư phụ giảng: “một người luyện công cả gia đình được lợi ích” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia 1999). Sư phụ đã giảng cho chúng ta lý do tại sao không phải tất cả mọi người đều có thể tu luyện Đại Pháp. Khi chị tu thành viên mãn, mẹ của chị có thể trở thành chúng sinh trong thế giới của chị. Đó sẽ là báo đáp tốt nhất cho bà ấy. Nếu chị không thể buông bỏ tâm chấp trước vào tình, nó sẽ ảnh hưởng đến việc cứu độ thêm nhiều chúng sinh của chúng ta. Hiện hạng mục đang bị can nhiễu và chúng ta cần sớm tìm ra giải pháp. Vì vậy chị có thể tiếp tục phụ trách công việc này không? Tất cả chúng ta hãy làm việc cùng nhau và giúp cho hạng mục này hoạt động tốt. Chị có nghĩ như vậy không?

Chị ấy trả lời: “Được”.

Trong suốt vài ngày tiếp theo, tôi đã tập trung toàn bộ thời gian vào việc giải quyết lỗi phần mềm máy tính. Với sự trợ giúp của các học viên kỹ thuật cho hệ thống này, chúng tôi đã thử nghiệm nhiều lần các phiên bản khác nhau của phần mềm. Thỉnh thoảng chúng tôi thấy có hy vọng và có thể nghe thấy âm thanh khi gọi bằng điện thoại cố định. Nhưng nó không hoạt động với điện thoại di động. Đôi khi có âm thanh trong một khoảng thời gian ngắn nhưng sau đó lại mất.

Một tuần trôi qua, chúng tôi không thể tìm ra giải pháp. Một số học viên đề nghị chúng tôi chuyển sang phần mềm khác, nhưng đó cũng không phải giải pháp tối ưu vì cũng sẽ phát sinh những vấn đề liên quan khác.

Tôi chia sẻ thể ngộ của mình và nói với mọi người: “Chúng ta hãy xin Sư phụ ban cho chúng ta trí huệ”.

Ngày tiếp theo, một học viên thông báo với tôi rằng vấn đề đã được giải quyết. Anh cho biết cuộc nói chuyện hôm qua đã truyền cảm hứng cho anh ấy để thử một phương pháp mới. Nó phức tạp và anh không chắc nó sẽ hoạt động. Vì vậy anh đã xin Sư phụ giúp. Sau đó, khi anh cố gắng thử lại một lần nữa, nó đã thành công!

Tất cả chúng tôi đều rất biết ơn Sư phụ!

Một tuần làm việc vất vả cũng giúp tôi thể ngộ sâu sắc nội hàm lời dạy của Sư phụ:

“khổ khó ấy là một phần của tu luyện của chư vị” (Giảng Pháp vào ngày Kỷ niệm 20 năm truyền Pháp)

Trong suốt thời gian này, nhóm của chúng tôi đã làm việc như một chỉnh thể và không cho phép bản thân lùi bước. Chúng tôi tin vào Sư phụ và chỉnh thể cùng đề cao. Đã biến một khó nạn trở thành hảo sự.

Nhắc lại quá trình tu luyện của tôi trong năm qua, có nhiều điều tôi đã làm không tốt, khiến tôi rất hối tiếc. Con chân thành cảm tạ Sư phụ đã cho chúng con nhiều thời gian hơn để con vẫn có cơ hội chuộc lại lỗi của mình. Tôi cũng chân thành cảm ơn những lời nhắc nhở và sự trợ giúp liên tục từ các đồng tu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/3/10/向内找归正自己-同修配合越来越顺-344062.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/4/11/162808.html
Đăng ngày 29-5-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share