Bài viết của Thánh Duyên
[MINH HUỆ 30-1-2017] Sư phụ hết lần này lần khác kéo dài thời gian tu luyện cho đệ tử Đại Pháp, rất nhiều đệ tử biết quý tiếc, tinh tấn không ngừng; nhưng cũng có không ít người nghe nhiều rồi, đối với sự kéo dài thời gian bán tín bán nghi, cứ mãi giải đãi thành ra trung sỹ văn đạo, thậm chí không tin và dao động, đã rời bỏ Chính Pháp hoặc đi sang phản diện – Mà những điều này đều là bắt đầu từ việc bán tín bán nghi với Đại Pháp, về [nguyên nhân] căn bản có thể truy ngược lại về việc phá hoại của cựu thế lực đối với văn hóa Thần truyền Trung Hoa, đã gây ra chướng ngại cho con người hiện đại nhận thức Đại Pháp.
Tuyển tập các bài này triển hiện sự chuẩn xác hiếm có kỳ diệu của văn hóa thiên tượng, để chứng minh rằng thời gian Chính Pháp được kéo dài hết lần này đến lần khác, đồng thời phơi bày những ngụy sử có liên quan, lần đầu triển hiện sự thật lịch sử bị bụi bặm che phủ. Kỳ vọng những đệ tử bị sự hào nhoáng của nhân gian hấp dẫn đến mức không thể tinh tấn, thậm chí những đồng tu xưa kia đã thoát ly khỏi Đại Pháp, có thể từ trong những bài viết lịch sử này, minh bạch ra chân cơ được lịch sử đặt định trong đó, một lần mới trở về trong Đại Pháp tinh tấn trở lại – tinh túy thật sự, đều từ trong quá trình chân tu Đại Pháp mà triển hiện ra.
(Tiếp theo Phần 3)
Trong phần trước chúng tôi từ thiên tượng Hỏa tinh trấn Thái Vi, trấn sao Phòng đã nói lên bài học sâu sắc từ việc Sài Vinh diệt Phật. Quỹ tích lịch sử, tuân theo dự ngôn chính xác của “Ngũ thập tam tham vận bất thông” trong “Thôi bối đồ”, tiến vào vương triều Bắc Tống được định sẵn – Hoa hạ cáo biệt thời loạn thế rối ren, tiến vào thời đại đỉnh cao giàu có sung túc nhất trong lịch sử. Một thiên tượng sáng đẹp đã mở ra giai đoạn phồn hoa thịnh thế này.
Hình vẽ: Tháng 3 năm thứ 5 Càn Đức Thái Tổ Bắc Tống (ngày 15 tháng 4 năm 967), thiên tượng ngũ tinh liên châu biểu thị ý đồ
Giải thích về thiên tượng ngũ tinh liên châu (5 hành tinh sắp thành hàng) này, từ xưa đến nay đều sai hết, chân cơ lịch sử mà nó ẩn chứa, vượt rất xa khỏi hiểu biết của nhân loại xưa nay. Trong lịch sử Trung Quốc nó mang theo ý nghĩa phi phàm, là lưu lại cho đời sau, lưu lại cho đương đại một trong những khải thị quý giá nhất.
1. Ngũ tinh tụ hợp thành hàng, là cát hay là hung?
Ngũ tinh tụ hợp, tục gọi là ngũ tinh liên châu. Điều này bắt đầu từ triều Hán đã được nhận định sai lầm là thiên tượng báo điềm lành, sự truy cầu về nó là không dứt trong sách sử, thậm chí không ngại làm thay đổi lịch sử.
“Ngũ tinh liên châu, ganh đua truy cầu”
Hình vẽ: Thiên tượng ngày 27 tháng 5 năm 205 TCN, ngũ tinh tụ thành tứ tú “Tỉnh Quỷ Liễu Tinh”, Hàn Tín quyét sạch quần hùng, mở ra vương triều Tây Hán
“Sử ký – Thiên quan thư” có viết: “Ngũ tinh tụ hợp, là điềm báo thiên hạ biến đổi. Người có đức đăng cơ được thiên hạ, con cháu giàu có; người vô đức chịu tai ương mà chết …. ngũ tinh tụ về phương Đông, thì lợi cho nước ở Trung nguyên; còn tụ ở phương Tây, thì người ở những nước ngoài Trung Nguyên mà thuận ứng theo thiên tượng này sẽ đắc lợi.” [1] Tôi dùng huệ nhãn thông phân tích, những điều này là chuẩn xác, xác thực đúng là thiên cơ, liên tục được lịch sử sau này nghiệm chứng.
Trong thời kỳ tại vị của hoàng đế khai quốc Bắc Tống là Tống Thái Tổ, năm 967 ngũ tinh tụ về vùng phụ cận của sao Khuê, lúc đầu được cho là thiên mệnh của Tống Thái Tổ quy về đó, sau đó đến triều của Tống Thái Tông nhận định là điềm lành về sự phát tích của Thái Tông, tiếp đó được triều của Tống Chân Tông nhận định thành điềm lành trước khi sinh của Chân Tông, về sau lại bị học giả Nho gia quy thành điềm báo việc Chu Đôn Di kế thừa học thuyết truyền thống của Nho gia. Đến thời nhà Thanh, việc truy cầu đối với điềm lành này đã đến mức độ khôi hài, hiện tượng ngũ tinh liên châu cực kỳ hiếm gặp này, trong khoảng thời gian 200 năm lại bị triều đình nhận định thành có sáu lần! Năm lần sau lại trở thành nhật nguyệt hợp bích, ngũ tinh liên châu! Bởi vì họ đã mở rộng phạm vi nhỏ và chặt của ngũ tinh tụ hợp lên thành gần một nửa bầu trời.
“Ngũ tinh liên châu, là họa hay là phúc?”
Ngũ tinh liên châu có thật là điềm lành chăng? Trong lịch sử có học giả cá biệt nêu ra chất vấn nghi hoặc rất nặng, cho rằng đó là hung tướng tai ương về binh đao.[2]
Phần mềm thiên văn hiện nay tính toán thiên tượng thời cổ đại thì còn phát triển hơn, từ khi có ghi chép lịch sử, độ tụ hợp của ngũ tinh liên châu nhỏ nhất, tốt nhất xem ra thì có hai lần, một lần xảy ra vào thời kỳ Lữ Hậu thời Tây Hán đang chấp chính, Lữ Hậu giết tiểu đế, một lần theo đồn đại là vào thời kỳ Võ Tắc Thiên đang chấp chính[3] (kỳ thực là xảy ra vào năm 710 sau khi Võ Tắc Thiên qua đời). Bởi vì Ngũ tinh liên châu là thiên tượng kéo dài liên tục trong khoảng 1 tháng, vùng đất Trung nguyên không thể nào bởi nguyên nhân thời tiết mà không nhìn thấy, cho nên hai lần này không thể nào là ghi chép sơ sót một cách trùng hợp. Cho nên theo như học giả hiện đại nhìn nhận, cổ đại hiển nhiên là không muốn gắn thiên tượng “điềm lành” nhất này cho hai vị nữ chủ, nên cũng cho rằng: hai lần ngũ tinh tụ hợp đẹp nhất lại không phải là điềm tốt đẹp gì, một cách sai lầm lại cho rằng ngũ tinh liên châu với cát hung không có quan hệ gì.
“Ngũ tinh liên châu, thịnh thế huyết lộ”
Tôi dùng công năng Huệ nhãn thông phân tích thiên tượng thì thấy được như sau, ngũ tinh tụ hợp là hung tướng huyết quang, là tử kiếp của đế vương; nhưng sau tai kiếp, thời gian có lúc dài lúc ngắn (có quan hệ với độ tụ hợp của ngũ tinh), thì sẽ có thịnh thế xuất hiện; nhưng cũng không phải tất cả thịnh thế đều chỉ đối ứng với loại thiên tượng này.
Hình vẽ: Thiên tượng năm 185 trước CN, ngũ tinh tụ về sao Bích, huyết quang chi kiếp, dự báo cho thời Văn Cảnh chi trị thời Tây Hán
Năm 185 trước CN từng xuất hiện hiện tượng Ngũ tinh tụ về một sao (sao Bích trong nhị thập bát tú), phạm vi nhỏ hơn 7 độ. Lúc đó đúng vào thời kỳ những năm đầu khi Lữ Hậu chuyên chế, năm sau Lữ Hậu giết chết tiểu đế. Năm năm sau Lữ Hậu qua đời, thế lực của Lữ gia bị tàn sát đẫm máu, lập Hán Văn Đế lên ngôi đăng cơ, mở ra thời Văn Cảnh chi trị.
“Lần cuối Ngũ tinh liên châu, kỳ vĩ lạ lùng nhất”
Hình vẽ: Thiên tượng năm 710, ngũ tinh tụ về sao Liễu, là lần ngũ tinh tụ hợp đẹp nhất từ khi có ghi chép lịch sử, ý nghĩa của thiên tượng hoàn toàn khơi dậy sự tưởng tượng
Lần ngũ tinh liên châu có độ tụ nhỏ nhất, và đẹp nhất từ khi có ghi chép lịch sử, xảy ra vào ngày 26 tháng 6 năm 710, ngũ tinh tụ vào trong khoảng phạm vi 6 độ. Sự giải thích bề mặt nhất của thiên tượng này đối ứng như sau: ngày 3 tháng 7 Đường Trung Tông Lý Hiển bị giết hại; ngày 21 tháng 7 Lý Long Cơ và Thái Bình Công Chúa làm chính biến tàn sát thế lực của Vi hoàng hậu, ép tiểu đế thoái vị, lập Duệ Tông là Lý Đán lên ngôi; năm 712 Đường Huyền Tông Lý Long Cơ lên ngôi, năm 713 diệt tận thế lực của Thái Bình Công Chúa, Huyền Tông đổi niên hiệu thành Khai Nguyên, mở ra thời Khai Nguyên thịnh thế – sự giải thích cho lần thiên tượng này có vẻ hợp lý, nhưng thực tế thì có vấn đề, bởi vì có sự đặt nhầm chỗ thiên nhân nghiêm trọng, nếu như còn có cơ hội, những bài sau sẽ triển khai phân tích sâu thêm. Nhưng cho dù có triển khai thế nào, đều chỉ ra một cách nhất trí rằng, lần thiên tượng đẹp đẽ này, lại là một điềm báo đại hung, nhưng sau đó, sẽ có một thời thái bình thịnh thế xuất hiện.
Cho nên người viết cho rằng, nếu như trong lịch sử biết rằng ngũ tinh tụ hợp là một điềm hung máu tanh, chỉ thẳng ra cái chết của đế vương, e rằng “Sử ký”, “Hán thư” thế nào cũng không dám gắn cho Lưu Bang, người đời sau cũng không dám dùng nó để tự tô vẽ cho mình.
2. Ngũ tinh liên châu năm 967, Tống Thái Tổ kéo dài tuổi thọ 9 năm
Ngũ tinh liên châu mặc dù là thiên tượng khá hiếm gặp, nhưng vào những năm đầu của Bắc Tống, năm 967 cũng từng xảy ra. Tôi truy xét phân tích thiên tượng và đối ứng với nhân gian, thì thấy được lần thiên tượng máu tanh này vốn là đối ứng với việc Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận bị em trai là Triệu Quang Nghĩa hại chết, nhưng mà bởi vì Triệu Khuông Dận có công đức to lớn nên đã kéo dài tuổi thọ được 9 năm.
Thời gian đối ứng của thiên tượng, chênh lệch trước sau thông thương nhiều nhất cũng không quá 3 năm, không thể kéo dài một cách vô kỳ hạn, tiếp theo việc này sẽ là việc nọ, đó không gọi là thiên tượng, mà gọi là hai đầu đụng nhau. Vậy thì Tống Thái Tổ rốt cuộc là đã làm việc tốt gì mà có thể kéo dài tuổi thọ 9 năm? Thậm chí vượt quá kỳ hạn 3 năm thiên định?
“Dẹp loạn khôi phục chính đạo, chấn hưng Phật Pháp, thay đổi thiên tượng sáng tạo huy hoàng”
Phần trước đã từng nói về việc: diệt Phật diệt Đạo, bức hại chính Pháp là tội ác thiên đại [to lớn], vậy thì dẹp phản loạn, khôi phục Phật Pháp, làm chấn hưng Phật Pháp thì chính là công đức thiên đại. Thế Tông Sài Vinh của nhà Hậu Chu diệt Phật trong 5 năm, dưới thiên tượng Huỳnh hoặc trấn sao Phòng, khi ác báo sắp đến, lúc lâm chung vì để phá bỏ dự ngôn “Điểm kiểm làm thiên tử”, đã phế bỏ Điện tiền đô điểm kiểm Trương Vĩnh Đức, thay bằng người được tín nhiệm nhất là Triệu Khuông Dận. Kết quả Triệu Khuông Dận làm binh biến Trần Kiều, khoác lên hoàng bào, lật đổ nhà Hậu Chu không sai một ngày, kiến lập nên nhà Tống.
Trong lịch sử đều biết Tống Thái Tổ rất nhân đức, không giết hoàng tộc của triều trước, khi bình định thiên hạ không giết vua của các nước, “bôi tửu giải binh quyền”, không giết công thần, những điều này xác thực là công đức, nhưng mà những điều này chỉ là công đức trong nhân gian, chỉ làm tăng thêm phúc báo mà thôi, không thể kéo dài tuổi thọ, càng không thể thay đổi thiên tượng. Quân chủ của Tiền Tần là Phù Kiên cũng không giết hoàng tộc quân vương của các nước bị bắt giống như thế, cũng có nhân đức như thế, nhưng không kéo dài được thọ mệnh, ngược lại còn bị mất nước thân vong.
Tôi dùng công năng tra xét thì thấy được, công đức thật sự của Tống Thái Tổ, nằm ở việc sửa oan sai cho Phật Pháp, chấn hưng Phật Pháp. Công đức thiên đại này, đã đủ để cải biến việc thiên tượng hung hiểm đối ứng với nhân gian, tục gọi là “thay đổi thiên tượng”. Dẹp loạn khôi phục chính đạo thì được kéo dài tuổi thọ 3 năm, chấn hưng Phật Pháp kéo dài 3 năm, vậy còn 3 năm nữa là gì? Đó là Triệu Khuông Dận đã đột phá được cựu mệnh vận, cựu an bài của số trời, những công đức to lớn đó đều là trong mệnh của ông ta không có, vậy mà ông ta lại làm được rồi, từ không sinh có tạo ra huy hoàng, vậy lại kéo dài thêm 3 năm nữa!
Công đức to lớn này, là nguyên nhân căn bản mở ra thời thịnh thế Bắc Tống. Đó chính là ý nghĩa sở tại của thiên tượng ngũ tinh liên châu đối ứng với nhân gian, chẳng qua là cánh cửa thịnh thế đã bị Tống Thái Tổ mở ra trước mà thôi.
“Cựu thiên mệnh: thân thế và sứ mệnh của Tống Thái Tổ”
Tôi nhìn được một đời trước của Triệu Khuông Dận là khổ tu trong một môn của Đạo gia, đã tu đến cảnh giới cao nhất trong pháp môn đó, nhưng vẫn chưa xuất khỏi Tam giới, chưa thành chính quả – bởi vì pháp môn đó không phải là đại pháp chính đạo trong 3.600 pháp môn của Đạo gia, mà chỉ là thiên môn tiểu pháp, ông chỉ có thể tu cao được ngần ấy. Ông không đi hưởng thụ phúc phận ở trên trời cao tầng cao trong tam giới, mà lại nhập thế gian để tích lũy uy đức, vì để thành chính quả mà làm chuẩn bị. Đời kế tiếp chuyển sinh thành đế vương với phúc phận lớn, đời tới này không tu đạo mà đã ở trong đạo.
Trong “Tống sử” có ghi chép khi Thái Tổ sinh hạ thì “ánh sáng đỏ quanh phòng, mùi hương lạ dừng lại không tản đi. Trên thân thể có sắc vàng kim, ba ngày không thay đổi”, do vậy cha mẹ mới đặt cho ông tên tục là “hương hài nhi”. Tôi dùng công năng tra xét nhìn thấy được đây không phải là thần tích hư cấu, mà là có thật, là dị tượng giáng sinh mà đời trước ông tu hành mang đến.
Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận làm binh biến Trần Kiều, đoạt lấy thiên hạ Hậu Chu trong hòa bình, lại không phạm tội nghiệp sát sinh, bởi vì Thế Tông Sài Vinh của Hậu Chu diệt Phật – điều này là định số, trong lịch sử chính là đã định ra Sài Vinh diệt Phật, tạo tội nghiệp cự đại, dẫn đến trời diệt, cắt đứt đế vị của gia tộc mình, lưu lại cho ngày nay lời cảnh tỉnh sâu sắc.
Tống Thái Tổ được thiên hạ, là thuận theo trời ứng theo người. Ông là người của Đạo gia, sứ mệnh thiên định của ông là phế bỏ quốc sách diệt Phật ở triều trước, nhưng mà chỉ “dẹp loạn” chứ không “khôi phục”, chấn hưng Đạo Pháp, vì để em trai của ông ta là Tống Thái Tông chấn hưng Phật Pháp mà làm chuẩn bị.
Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận vô cùng khoan dung nhân ái, không giết hại khai quốc công thần, lập ra thệ ước không giết hoàng thất của triều trước, không giết văn sĩ can gián, v.v., đều là thể hiện của “không tu đạo mà đã ở trong đạo” ở đời ấy. Nhưng đời trước ông có tích đức lớn đến mấy, cũng không cách nào sánh được với em trai của ông là Triệu Quang Nghĩa.
“Cựu thiên mệnh: thân thế và sứ mệnh của Tống Thái Tông”
Tôi dùng công năng tra xét mà thấy được: Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa là cao tăng đại đức ba đời tu Phật, nhưng chưa tu thành, cũng chưa phát nguyện tiếp tục tu, đời sau sẽ chuyển thành đế vương với đại phúc phận. Đạo hạnh, phúc đức của ông so với huynh trưởng là Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận còn cao hơn.
“Tống sử” có viết: “Đỗ thái hậu mộng gặp thần nhân bưng mặt trời đưa cho bà. Sau đó thì mang thai. Vào đêm sinh hạ Triệu Khuông Nghĩa, trên lửa có sắc đỏ bốc lên, ở cổng làng có mùi hương lạ.” Điều này cũng đều là thật, đó chính là chứng giám cho việc ông ta ba đời tu Phật.
Sau khi Bắc Tống được kiến lập, thì cựu an bài của một tầng số trời thấp nhất là như sau: Triệu Khuông Dận có 8 năm ở ngôi đế, từ năm 960 đến năm 967; Triệu Quang Nghĩa ở ngôi đế 31 năm, từ năm 967-997. Hai người lấy thiên tượng hung hiểm ngũ tinh liên châu năm 967 làm điểm phân chia. Triệu Quang Nghĩa giết vua đoạt ngôi. An bài như vậy, là bởi vì Triệu Khuông Dận ở đời nào đó từng nợ Triệu Quang Nghĩa một mạng, cho nên đời này phải trả mạng. Triệu Quang Nghĩa giết anh đoạt ngôi, nếu như chỉ giết một người là huynh trưởng thì cũng không sản sinh tội nghiệp, bởi vì đó là đòi nợ cân bằng nợ.
Công đức to lớn làm chấn hưng Phật Pháp được thiên định lúc đầu, không phải là Thái Tổ vốn xuất thân từ Đạo gia làm, mà là Thái Tông xuất thân từ Phật gia tới làm – bởi vì Thái Tông mặc dù ba đời chưa tu thành, trong cốt tủy đối với Phật Pháp là có sự hướng vọng và thân thiết sâu sắc. Trong đời này an bài ông ta làm được việc công đức to lớn ấy, đời sau tu thành chính quả sẽ cực kỳ dễ dàng, hơn nữa là quả vị chính quả còn cao hơn.
Tống Thái Tông tên lúc đầu là Triệu Khuông Nghĩa, cũng là có ý nghĩa “khuông phù chính nghĩa” theo thiên định (tức là trợ giúp cho chính nghĩa). Thái Tổ sau khi lên ngôi, vì kỵ húy với hoàng đế nên cải danh cho ông thành Triệu Quang Nghĩa, vẫn có ý “quang phục chính nghĩa”. Hơn nữa, còn có huy hoàng rất lớn đang đợi ông, ví như: năm 971 bình định Nam Hán thời hậu kỳ của Ngũ Đại thập quốc, năm 975 bình định Nam Đường, Thái Tông đều sẽ triển hiện thiên tài quân sự tiên thiên của ông – phần trên đã nói qua, sau tai ách đẫm máu của “Ngũ tinh liên châu, tụ về phương đông, lợi cho nước ở Trung nguyên”, thì sẽ có thịnh thế, việc nhất thống giang sơn, khai sáng thời thịnh thế, cựu vận mệnh [như thế] là do Thái Tông đến hoàn thành, kết quả Thái Tổ lại kéo dài tuổi thọ, lại để Thái Tổ làm.
“Thay đổi bất ngờ, Tống Thái Tổ của Đạo gia làm chấn hưng Phật Pháp”
Cũng tức là nói, vì để bảo đảm cho thời kỳ đầu của Bắc Tống, thay đổi quốc sách diệt Phật của hoàng đế triều trước, đã an bài hai kẻ sĩ đại đức: Thái Tổ Triệu Khuông Dận có nguồn gốc từ Đạo gia phế bỏ quốc sách diệt Phật của triều trước, làm chấn hưng Đạo giáo; Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa có nguồn gốc từ Phật gia cứu vãn Phật giáo, làm chấn hưng Phật Pháp. Thái Tổ là trải đường, Thái Tông là huy hoàng. Hai loại an bài bổ sung này trong lịch sử cũng rất thường thấy, đều là vì để bảo đảm cho sứ mệnh lịch sử trọng đại được thực hiện thành công.
Những năm đầu của Bắc Tống lại phát sinh việc ngoài dự liệu của số trời – Triệu Khuông Dận lúc đầu lên ngôi, không những phế bỏ quốc sách diệt Phật của Hậu Chu, mà còn làm việc đại thiện là khôi phục Phật giáo, và còn hết sức hoằng dương Phật Pháp, xây dựng lại chùa chiền tượng Phật, lần đầu trong lịch sử chế bản chính thức in ấn kinh sách, v.v.. Đương nhiên ông ta cũng thúc đẩy Đạo giáo phát triển, nhưng không có làm nhiều việc bằng chấn hưng Phật giáo.
Vì sao trên trời lại cho phép ông làm ngược với thiên mệnh? Cho phép ông làm loạn an bài của số trời ở tầng thấp? Bởi vì ông đã làm một việc đại thiện, chí thiện, đó là bản tính thiện lương nhất của con người đã xuất lai, Phật gia gọi là Phật tính đã xuất lai.
Xin hãy thể ngộ trong “Chuyển Pháp Luân” giảng rằng: “Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới’. Ai mà nhìn thấy, [thì] đều [muốn] giúp người kia, giúp một cách vô điều kiện.”
Tôi ngộ được rằng: Phật tính thuần chân, thì có thể xung phá được sự nhấn chìm của cựu vận mệnh mà hiển hiện xuất lai, đó đúng là làm chấn động hoàn vũ, trời đất đều sẽ phù hộ cho người ấy, thiên tượng đều sẽ vì người ấy mà mở đường, số trời cũng sẽ an bài lại lần mới! Thiên tượng đối ứng với sự kiện nhân gian, toàn đều là cảm động trước công đức to lớn này, mà tiến hành cải biến một cách hệ thống, tục gọi là cải biến thiên tượng.
Hành thiện xưa nay đều được khích lệ, mà đó là việc đại thiện đại đức. Triệu Khuông Nghĩa ba đời tinh tấn khổ tu cũng chưa thành chính quả, Triệu Khuông Dận với một việc này đã có thể xuất phàm nhập thánh, còn hơn xa mấy đời tu hành, hơn nữa tại đời này cũng sẽ được cấp phúc báo, về phúc phận ở nhân gian thì cấp cho ông ta kéo dài 9 năm tuổi thọ.
Sự triển hiện của chân cơ này, đã lưu lại cho hậu thế khải thị quý báu: Con người ta cho dù vận mệnh thế nào, thì nhất định cũng phải theo lương tri mà hướng thiện, đặc biệt là trước tội nghiệp thiên đại diệt Phật như thế này, việc khuông phù chính nghĩa chính là phúc đức to lớn, thành quả lớn lao!
Công đức to lớn này, chính là nguyên nhân căn bản mở ra thời thịnh thế cho đến Hàm Bình chi trị của Bắc Tống về sau.
3. Tung hoành cổ kim xét thịnh thế, phía sau của hiện tượng bề mặt là có căn nguyên
Đức là cái gốc rễ của phúc. Nhỏ thì như một cá nhân, hết thảy phúc phận của người ta, đều là phúc đức tích lại từ đời trước mà đổi lấy, nếu không có phúc đức, có nỗ lực thế nào cũng uổng công; lớn thì như một xã hội, thịnh thế giàu có là đến từ phúc đức bao la mà người quân chủ khai sáng.
Hàng trăm nghìn năm nay, giới lịch sử học vẫn luôn tổng kết căn nguyên của thịnh thế, đều chỉ xoanh quanh minh quân hiền thần mà triển khai, đó chỉ là hiện tượng thể hiện ra ở bề mặt; thời đại mà Phật Pháp và Đạo Pháp còn chưa xa rời chính đạo, có thể tuân thủ phép tắc của vũ trụ mà tu tâm hướng thiện, làm chấn hưng Phật Pháp Đạo Pháp mà tạo nên công đức to lớn, mới là cái gốc của thịnh thế. Hãy xem xét 13 lần thịnh thế được công nhận từ cổ đại:
(1) Văn Cảnh chi trị thời Tây Hán, lấy Đạo trị quốc;
(2) Quang Vũ trung hưng thời Đông Hán, lấy Đạo trị quốc;
(3) Hiếu Văn Đế trung hưng thời Bắc Ngụy, Văn Thành Đế của Bắc Ngụy dẹp loạn khôi phục chính đạo, làm xoay chuyển chính sách diệt Phật, chấn hưng Phật Pháp, ân huệ kéo dài đến thế hệ sau;
(4) Khai Hoàng chi trị thời nhà Tùy, Tùy Văn Đế Dương Kiên xoay chuyển chính sách diệt Phật, làm Phật Pháp hưng thịnh;
(5) Trinh Quán chi trị thời nhà Đường, Đường Thái Tông dẹp loạn khôi phục chính đạo, phế bỏ thánh chỉ diệt Phật của Lý Uyên, làm Phật Pháp và Đạo Pháp hưng thịnh;
(6) Khai Nguyên thịnh thế thời Đường, Đường Thái Tông gieo trồng công đức, khiến sáu đời hưởng phúc, bị hủy bởi Đường Huyền Tông làm họa loạn Phật Pháp Đạo Pháp;
(7) Đại Trung chi trị thời Đường, Đường Vũ Tông diệt Phật, Đường Tuyên Tông noi gương Thái Tông dẹp loạn khôi phục chính đạo, khiến Phật Pháp hưng thịnh;
(8) Cảnh Tông trung hưng của Đại Liêu, là kết quả của Tiêu thái hậu chấn hưng Phật Pháp;
(9) Hàm Bình chi trị, Nhân Tông thịnh trị thời Bắc Tống, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận xoay chuyển chính sách diệt Phật, làm chấn hưng Phật Pháp;
(10) Hồng Vũ chi trị thời Minh, Minh Thái Tổ chỉnh đốn Phật giáo, làm chấn hưng Phật Pháp;
(11) Vĩnh Lạc thịnh thế thời Minh, Minh Thành Tổ Chu Đệ làm chấn hưng Đạo giáo;
(12) Nhân Tuyên chi trị thời Minh, triều trước Phật Đạo hưng thịnh, phúc đức kéo dài đến thế hệ sau;
(13) Khang Càn thịnh thế thời nhà Thanh, vua Khang Hy làm chấn hưng Phật Pháp.
Đằng sau của tất cả các thời thịnh thế, đều nhất trí chỉ về việc Phật Pháp hoặc Đạo Pháp hưng thịnh. Trên thực chất, đó đều là công đức làm chấn hưng chính Pháp, mà đổi lấy phúc phận to lớn.
Công đức của Tống Thái Tổ to lớn như vậy, vì sao vẫn không thể giải khai được kết cục bị chết do thiếu nợ mạng? Kỳ thực, trên trời vẫn luôn cứu vãn ông ta, mấy lần cấp cho ông cơ hội thiện giải, nhưng đáng tiếc ông đều không nắm bắt được, để lại tiếc nuối thiên cổ.
(Còn tiếp)
Mục lục phần sau:
Từ thiên tượng xưa nay mà xem xét việc kéo dài thời gian tu luyện Chính Pháp (5)
Ánh nến kèm tiếng búa, thấy bộ mặt thật từ thiên cổ (phần thượng)
1. Ẩn đố dị dung, phơi bày tiếng xấu
2. Tờ giao ước để trong hộp vàng, nghìn đời bị mê lạc
3. Cơ hội dời đô, trời ban không nhận
4. Cảnh báo của dự ngôn, số mệnh bị ám hại
5. Ánh nến kèm tiếng búa, lộ rõ bộ mặt thật
[1] “Sử ký – Thiên quan thư”: “Ngũ tinh tụ hợp, là rất thông thuận, có đức, thì được việc mừng, thay đổi lập nên đại nhân, bao trùm tứ phương, con cháu phồn thịnh; vô đức, thì gặp tai ương hoặc mất mạng …… trong cách ngũ tinh phân chia bầu trời, tích về phương đông, thì Trung Quốc lợi; còn tích về phương Tây, thì ngoài Trung Quốc được lợi.”
[2] “Kính trai cổ kim thâu”, Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, bản năm 1995, quyển 5: “Ngũ tinh tụ, không phải cát tường, mà là binh tượng …… ngũ tinh tụ tiểu thì dụng binh tiểu, ngũ tinh tụ lớn thì dụng binh lớn.”
[3] Như trên mạng hiện nay thì đơm đặt cho ngũ tinh liên châu vào thời kỳ Võ Tắc Thiên chấp chính, là tin đồn bịa đặt vô căn cứ.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2017/1/30/341944.html
Đăng ngày 19-4-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.