Lý Thuần Phong, truyền nhân của Khổng Minh – Văn hóa dự ngôn được truyền thừa liền mạch
Bài viết của Thánh Duyên
[MINH HUỆ 29-01-2017] Sư phụ hết lần này lần khác kéo dài thời gian tu luyện cho đệ tử Đại Pháp, rất nhiều đệ tử biết quý tiếc, tinh tấn không ngừng; nhưng cũng có không ít người nghe nhiều rồi, đối với sự kéo dài thời gian bán tín bán nghi, cứ mãi giải đãi thành ra trung sỹ văn đạo, thậm chí không tin và dao động, đã rời bỏ Chính Pháp hoặc đi sang phản diện – Mà những điều này đều là bắt đầu từ việc bán tín bán nghi với Đại Pháp, về [nguyên nhân] căn bản có thể truy ngược lại về việc phá hoại của cựu thế lực đối với văn hóa Thần truyền Trung Hoa, đã gây ra chướng ngại cho con người hiện đại nhận thức Đại Pháp.
Tuyển tập các bài này triển hiện sự chuẩn xác hiếm có kỳ diệu của văn hóa thiên tượng, để chứng minh rằng thời gian Chính Pháp được kéo dài hết lần này đến lần khác, đồng thời phơi bày những ngụy sử có liên quan, lần đầu triển hiện sự thật lịch sử bị bụi bặm che phủ. Kỳ vọng những đệ tử bị sự hào nhoáng của nhân gian hấp dẫn đến mức không thể tinh tấn, thậm chí những đồng tu xưa kia đã thoát ly khỏi Đại Pháp, có thể từ trong những bài viết lịch sử này, minh bạch ra chân cơ được lịch sử đặt định trong đó, một lần mới trở về trong Đại Pháp tinh tấn trở lại – tinh túy thật sự, đều từ trong quá trình chân tu Đại Pháp mà triển hiện ra.
(Tiếp theo Phần 2)
Trong bài trước chúng ta đã tiết lộ sự tinh tấn trong những dự ngôn của “Thôi Bối Đồ” từ góc độ thiên tượng; Bài viết này chúng ta sẽ nghiên cứu về ngọn nguồn văn hoá dự ngôn. Điều tất yếu là chúng ta sẽ phải tìm đến ông tổ Gia Cát Lượng của Lý Thuần Phong, tác giả cuốn “Thôi Bối Đồ”: Chân tướng từ cổ chí kim chưa được tiết lộ này vẫn còn có sự thực về Gia Cát Lượng lại một lần nữa được triển hiện ra tại đây.
1. Những thần tích ẩn giấu về Gia Cát Lượng nửa Thần nửa nhân ai nấy đều nức tiếng ngợi khen.
“Cúc cung tận tuỵ, tử nhi hậu dĩ” (Cúc cung tận tuỵ, tới chết mới thôi). Hơn 1.700 năm nay, hoàng đế, tể tướng các triều đại, các văn nhân mặc khách đều ca ngợi Gia Cát Lượng, những diễn giải của tiểu thuyết cận đại, sự truyền tụng của những vở kịch đã miêu tả Gia Cát Lượng như là hoá thân của trí huệ Trung Hoa, một bậc “Thần nhân” tính toán như Thần, một tấm gương đạo đức trung trinh đại nghĩa. Gia Cát Lượng đã trở thành nhân vật được hậu thế nhà nhà truyền tụng, những thành ngữ, điển cố, truyền kỳ ngạn ngữ dân gian, tiểu thuyết, hý kịch có liên quan tới ông đều được lưu truyền rộng rãi, chỉ riêng hý kịch đã có hơn 500 vở. Ngay cả những người không tin vào những lời dự ngôn thì cũng bài xích những dự ngôn đó chỉ là “Sự hậu Gia Cát Lượng”, bởi vì ai ai cũng đều biết rằng Gia Cát Lượng rất giỏi tính toán, có thể biết trước sự việc sau này.
Gia Cát Lượng có thực sự thần thánh như vậy không? Hiện nay những học giả chú trọng sự nghiêm túc về khoa học đều cho rằng Gia Cát Lượng ngày càng được miêu tả một cách thần thánh hoá. Họ cho rằng Gia Cát Lượng chân thực trong lịch sử biết xem thiên tượng, điều này không sai, trong sử sách cũng có ghi lại bằng chứng; rằng ông có tài văn hoa bay bổng, điều này cũng không sai, nhiều bài viết của ông đã được lưu truyền; Ông biết xem quẻ, cũng không sai, nhưng không thần thánh như vậy, chính là tiểu thuyết và truyền thuyết đã thần thánh hoá Gia Cát Lượng mà thôi. Hơn nữa kết luận này lại do sai sót của sử sách mà khiến con người hiểu lầm.
Tôi dùng Huệ nhãn thông xem xét lại cảnh tượng trong lịch sử thì thấy rằng: Gia Cát Lượng chân thực không phải là bị thần thánh hoá, mà là bị sử giả che đậy lấp liếm. Gia Cát Lượng hoàn toàn không phải chết vì ốm tại Ngũ Trượng Nguyên. Ông là một người tu đạo sao có thể mắc bệnh đây? Ông chỉ là ứng với thiên tượng mà giả chết thoát thân vào tuổi 54, sau đó lại ẩn cư nơi núi rừng tiếp tục tu hành 25 năm, tiếp tục hoàn thành sứ mệnh trọng đại của mình là tạo dựng văn hoá dự ngôn. Trí huệ và năng lực của Gia Cát Khổng Minh vượt xa năng lực lý giải của con người thế gian, cho nên ông mới sáng tạo ra được nhiều thần tích đến vậy, mới lưu lại nhiều câu đố mà thế nhân khó giải như vậy.
2. Bát trận đồ ẩn chứa quỷ thần công – Số trời áp chế chí bất thành
Bát trận đồ
Công cái tam phân quốc, Danh cao Bát trận đồ
Giang lưu thạch bất chuyển, di hận thất thôn Ngô.
(Tam phân quốc công cao tột bực, Bát trận đồ danh nức muôn đời
Nước trôi đá vẫn không dời, Ngậm ngùi nỗi chẳng nghe lời đánh Ngô)
Bài thơ “Bát trận đồ” nổi tiếng này của Đỗ Phủ đã miêu tả lại di tích “Bát trận đồ” của Ngư Phúc Phổ, nơi chiếm cứ bên sông Trường Giang tại Phúc Tiết, Trùng Khánh đã 1700 năm, đến năm 1964 mới bị dỡ bỏ.
Phải chăng đó là Bát trận đồ mà Gia Cát Lượng đã xếp đặt? Không ai biết điều đó. “Tam Quốc diễn nghĩa” nói như vậy, nói rằng Bát trận đồ đã khiến Lục Tốn, đại đô đốc của tam quân Giang Đông phải bó tay, sợ hãi mà chạy mất. Mọi người chỉ coi nó như một sự hư cấu nghệ thuật. Thời cổ đại đã có người nói Bát trận đồ của Gia Cát Lượng chẳng có gì thần kỳ cả, chỉ là một trận đồ bát quái. Các học giả hiện đại lại nói Bát trận đồ của Gia Cát Lượng thành một kiểu dàn trận bình thường. Đến nỗi tài năng quân sự của Gia Cát Lượng, từ cổ chí kim thông thường đều bị cho rằng rất tầm thường, không bằng cả Tư Mã Ý….
Lối nhận thức này cũng không thể trách được hậu nhân, đây đều là di chứng do sử giả tạo nên. “Sử giả” mà chúng ta nói trong loạt bài này không phải hoàn toàn là lịch sự giả dối, mà là sự nguỵ trang của con người, nhằm che đậy lịch sử. Nguỵ là do bộ nhân đứng và bộ vi tạo thành (伪= “亻+ 为”), vốn là chỉ hành vi của con người, là hành động của con người thế gian.
Ba nước Nguỵ Thục Ngô bị nhà Tấn tiêu diệt, “Tam Quốc Chí” quyển sách được viết lấy bối cảnh thời nhà Tấn, vì nể mặt dòng tộc hoàng gia Tư Mã nên chỉ có thể đề cao Tư Mã Ý, mà không dám đề cao Gia Cát Lượng. Hơn nữa vào thời kỳ Tam quốc, thì theo sử sách của nước Nguỵ, nước Ngô, vì để nước mình có thể cất đầu lên được, thì tự nhiên cũng phải che giấu sự huy hoàng của Gia Cát Lượng. Còn nước Thục dưới ý chỉ của Lưu Bị lại không có sử quan, Gia Cát Lượng lại rất khiêm tốn, ông không hề ca ngợi công lao của mình, nên rất nhiều sự thực ngược lại đã được lưu truyền ngoài sách sử.
Vượt qua thời không cúi nhìn Bát trận đồ của Gia Cát Lượng, bên ngoài thì thấy bình thường không có gì đặc biệt, nhưng nhìn kỹ lại thấy uy lực vô cùng, khiến con người phải giật mình kinh sợ. Đó chính là tác phẩm đỉnh cao của binh gia thời cổ đại, là tinh hoa trong những tinh hoa của văn hoá Thần truyền. Giả sử có thể thỉnh mời Gia Cát Lượng siêu xuất khỏi thời không đến thời đại ngày nay, xếp đặt lại Bát trận đồ ấy thì 10.000 lính bộ binh hiện đại hoá chỉ cần đi vào cũng sẽ đều phải bó tay chịu chết trong đó!
Nói như vậy kỳ thực là không khoa trương chút nào. Trận đồ đá Bát trận đồ tại Ngư Phủ Phổ thời cổ đại hoàn toàn không phải là Gia Cát Lượng xếp đặt, mà là tướng sỹ đất Thục dựa vào trí nhớ của mình mà khôi phục lại mô hình Bát trận đồ. Còn Bát trận đồ chân chính là từ trước khi Gia Cát Lượng rời Kinh Châu tới Thành Đô, chính vào lúc vào nước Thục phải đi qua mấy ngọn núi lớn, ông đã sắp đặt theo địa hình núi sông. Đó chính là vị hộ Pháp hình con rồng mà Gia Cát Lượng đã tu luyện được, nằm giữa dãy núi Sùng Sơn trùng điệp (Danh hiệu của Khổng Minh là “Ngoạ Long”, đó cũng không phải là một cái tên vô duyên vô cớ), đợi 10 năm sau khi Lưu Bị bại trận chạy tới đây, để cứu được mạng chúa công của ông.
Hình: Năm đó Gia Cát Lượng dựa vào dãy núi này mở đường đắp luỹ, biến địa hình tự nhiên thành Bát trận đồ (Phần mềm bản đồ Google)
10 năm sau khi Lưu Bị dấy động quân binh trong toàn quốc đánh Ngô, ông đã bị Lục Tốn phóng hoả đốt doanh trại tại Giang Đông, bại trận chạy vào trong trận địa này. Gia Cát Lượng để cho chúa công Lưu Bị đi qua. Đợi sau khi đại quân của Lục Tốn xông vào, Gia Cát Lượng thân tại Thành Đô đã khởi động Bát Trận Đồ, đầu và đuôi của cự long xoay vần, ôm trọn 100.000 người ngựa Giang Đông. Bát trận đồ không những có thể điều động âm binh tác chiến, lợi hại hơn là trận đồ này có thể khống chế được tư tưởng của con người: Có thể khiến họ tự giết lẫn nhau, cũng có thể khiến họ vĩnh viễn không tìm được lối thoát. Vậy nên tôi mới nói bộ binh hiện nay đi vào thì không thể đi ra, tư duy của họ sẽ bị khống chế hoàn toàn, lúc ấy dẫu vũ khí tiên tiến hơn nữa cũng không ích gì, thiết bị điện tử có cao cấp hơn nữa, thì dưới sức hút của năng lượng vũ trụ của Bát trận đồ cũng không còn hiệu nghiệm.
100.000 quân Giang Đông tinh nhuệ do Lục Tốn thống lĩnh không mang theo vật tư, chỉ mang vài vật dụng nhẹ nhàng, cấp tốc hành quân tiến vào trận đồ. Tại đây tư duy của họ bị khống chế, từng đoàn từng đoàn quân chạy vòng vòng mãi nhưng không bao giờ tìm được đường ra. Có một tỷ lệ nhất định những người bẩm sinh đã có con mắt âm dương, thiên mục của họ có thể nhìn thấy được, vào thời cổ đại thì tỷ lệ này cao hơn một chút. Có một vài người trong 100.000 quân của Lục Tốn lúc đó đã có thể nhìn thấy được linh thể âm dương kỳ dị giữa ban ngày ban mặt, ban đêm thì lại nhìn thấy những người trông như quỷ quái âm binh tới nhiều hơn. Vì vậy mà quân Ngô sợ mất mật, bởi vì âm binh tác quái, có thể thiết lập nên “Thuật che mắt” trong truyền thuyết cổ đại, thậm chí có thể dịch chuyển không gian, núi non đường xá không ngừng biến đổi, mốc chỉ đường không cánh mà bay….
Cuối cùng cũng không phải là “Nhạc phụ của Gia Cát Lượng đã cứu Lục Tốn thoát khỏi trận địa” như trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” nói. Bát trận đồ ấy ngoài Gia Cát Lượng ra thì không ai có thể phá nổi. Chính là từ mấy trăm năm trước đã an bài một vị thần tu hành tại nơi đây, để dẫn đường về cho 100.000 quân này. Gia Cát Lượng nhìn thấy đây là thiên ý thượng thừa nên cũng không ngăn trở, để mặc họ rời đi. Những chuyện mất mặt này của Giang Đông đều không được ghi chép trong sử sách, nhưng không thể ngăn nổi những lời lưu truyền tại nhân gian.
Sau này Gia Cát Lượng lại luyện thành Bát trận đồ động thái tác chiến nơi đồng không mông quạnh, do quân binh xếp thành, đó cũng là do trong quân binh có xếp đặt âm binh, điều chỉnh, tập trung năng lượng của vũ trụ, không nơi nào mà không thắng trận. Gia Cát Lượng từng nói: “Bát trận đồ luyện thành rồi, từ nay về sau khi đánh trận sẽ không bị đánh bại nữa.” Câu này đã được ghi lại trong “Thuỷ Kinh Chú” hơn 300 năm sau. Nhưng do mệnh trời ước chế mà mãi sau này Bát trận đồ vẫn không được thi triển.
Gia Cát Lượng là cao thủ Dịch học, trước mỗi lần xuất binh, ông đều biết rõ rằng thắng bại đều đã định sẵn, nhưng dẫu trận chiến ắt là sẽ bại, thì ông cũng cần phải diễn nghĩa giai đoạn “thất bại” ấy theo thiên thời, thành tựu nền văn hoá, hoàn thành sứ mệnh của mình.
3. Một đời hai mệnh bụi hồng cuốn, Tái tạo huy hoàng Đại Đường phong
Lịch sử chân thực của ba nước Nguỵ Thục Ngô đều được ghi chép lại vào lần cuối cùng khi Gia Cát Lượng xuất binh đánh nước Nguỵ, do lao tâm khổ tứ lâu ngày dồn tích lại mà ông ngã bệnh lìa đời tại Ngũ Trượng Nguyên. “Xuất sư vị tiệp thân tiên tử, Trường sử anh hùng lệ mãn khâm.” (Xuất trận chưa thắng thân đã mất, Khiến bậc anh hùng lệ đẫm tay áo mãi khôn nguôi.) Câu thơ nổi tiếng này của Đỗ Phủ thời Đường khiến lòng người xúc động, rơi nước mắt vì chuyện thiên cổ. Nhưng kỳ thực Gia Cát Lượng không hề chết, Gia Cát Lượng đã xếp đặt hết tất cả mọi thứ vào lần xuất Kỳ Sơn cuối cùng này, ông giả “chết” để về ở ẩn, ngay cả người nhà của ông cũng đều không biết. Từ đó Gia Cát Lượng tại cõi người thường đã “chết”, nơi thâm sơn cùng cốc lại thêm một vị ẩn sỹ đại đạo tiếp tục tu hành.
Sau này Gia Cát Lượng nhận hai tiểu đồng làm đồ đệ, ông dốc lòng truyền thụ kỹ năng cho họ. Một trong những cuốn sách giáo khoa mà ông dạy cho 2 đồ đệ này chính là “Mã Tiền Khoá” (2). Bộ sách dự ngôn nổi tiếng này từ sau thời Tam Quốc diễn biến tới ngày nay, đích thực là tác phẩm do chính Gia Cát Lượng tự tay viết.
Đồ đệ thứ hai của ông do tâm phàm chưa dứt nên tu hành không thành, sau này luân hồi chuyển thế, tu luyện đứt quãng, nhưng trước sau vẫn không thể quên được “Mã Tiền Khoá”. Đời đời kiếp kiếp họ đều liên tục “không hẹn mà gặp” “Mã Tiền Khoá”. Mãi cho tới giữa những năm nhà Thanh thì “Mã Tiền Khoá” mới được truyền lại cho hoà thượng Thủ Nguyên (3) tại nhân gian, chính là vị đồ đệ thứ hai của Gia Cát Lượng.
Đại đồ đệ của Gia Cát Lượng cũng có một chút lai lịch, ông từng làm trọng thần Bá Ích của Đại Vũ, đã từng chuyển sinh thành Simon, một trong 12 thánh đồ của Giê su, đời trước là cháu của Gia Cát Lượng, tiếp đó làm con nuôi Gia Cát Kiều, hy sinh trên chiến trường chinh phạt phương Nam. Sau này ông chuyển sinh lại được Gia Cát Lượng tìm thấy, thu nhận làm đệ tử. Ông tu hành tinh tấn, công thành viên mãn, trở thành truyền nhân của môn phái đạo gia này, mấy đời sau chuyển sinh, ông đều tu hành trong môn phái này, truyền đời, thăng hoa, mãi cho tới khi chuyển sinh thành Lý Thuần Phong thời nhà Tuỳ.
Khi Lý Thuần Phong 10 tuổi ông theo gia đình chuyển nhà, trở thành bạn kết tóc với Lý Thế Dân lúc đó 13 tuổi. Không lâu sau thì ông gặp được truyền nhân đạo gia môn đó (đồ đệ của ông từ đời trước) thu nhận làm đệ tử thứ 11, rồi lại tu đạo trong môn này. Năm 16 tuổi về cơ bản ông đã học thành, phụng mệnh phò trợ Lý Thế Dân thống nhất biên cương, thống lĩnh thiên hạ, là “Ký thất tham quân” (Quan văn tham vấn), trên thực tế chính là “Quân sư bí mật” của Lý Thế Dân.
Nhờ sự điểm hoá của Sư phụ, tôi biết rằng Gia Cát Lượng và Lý Thế Dân vốn là sinh mệnh nhất thể, cũng chính là công năng thần kỳ của bản thân Gia Cát Lượng đã diễn luyện hơn 400 năm tại nhân gian, lại thông qua thân thế là Lý Thuần Phong để quay trở về trợ giúp Lý Thế Dân, để khai sáng kỷ nguyên mới của Đại Đường. Những ai đọc “Mã Tiền Khoá” và “Thôi Bối Đồ” sẽ phát hiện thấy hai bài này rất giống nhau, “Mã Tiền Khoá” vô cùng giản lược, “Thôi Bối Đồ” lại như thể chính là sự mở rộng, kéo dài thêm của “Mã Tiền Khoá”. Trải qua 400 năm đặt định sau thời Tam quốc, vào thời khắc đỉnh cao của lịch sử: là thời Nhà Đường, Lý Thuần Phong cũng đã đẩy văn hoá dự ngôn lên tới đỉnh điểm huy hoàng.
4. Lý Thuần Phong: Nhà số học, dịch học, thiên văn học, thiên tượng học
Trong loạt bài này, chúng tôi lấy thiên tượng cổ kim làm điểm tiến nhập. Với cơ sở là thiên tượng, “Thôi Bối Đồ” có nhiều chỗ triển hiện thời khắc của thiên tượng ắt là không thể thiếu được những dẫn chứng lịch sử. Nên tôi đành phải giới thiệu một chút về sự đặt định của Lý Thuần Phong về phương diện này.
Lý Thuần Phong là nhà Dịch học nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, là nhà thiên văn học hiếm có tính trên đầu ngón tay, ông còn là nhà toán học nổi tiếng thời nhà Đường.
“Cải tiến Hỗn thiên nghi” (Dụng cụ thiên văn đo sự vận hành của mặt trăng, mặt trời và các vì sao)
Hỗn thiên nghi thời cổ đại mà chúng ta nhìn thấy hiện nay là hỗn thiên nghi 3 vòng tròn đan xen được cải tiến phát minh dựa trên cơ sở kết cấu hai vòng đan xen của Trương Hành. Đây là thiết bị cơ bản nhất, tinh xảo nhất quan sát và đo lường thiên tượng.
Ảnh: Hỗn thiên nghi 3 vòng tròn đan xen tại viện bảo tàng công nghệ khoa học Cao Hùng Đài Loan, bắt nguồn từ Lý Thuần Phong.
“Tính toán chính xác nhật thực, chính sử lần đầu ghi chép lại”
Sử sách ghi lại rằng: Lý Thuần Phong hiệu chỉnh lại lịch mới thì bẩm báo với Thái Tông rằng sẽ xảy ra nhật thực. Ngày xưa người ta cho rằng nhật thực là điềm chẳng lành với Thiên tử, hơn nữa lúc đó chưa một ai có thể dự báo trước được. Đường Thái Tông có chút không vui, ông nói với Lý Thuần Phong rằng: “Nếu không có nhật thực, thì ái khanh làm sao?”
Lý Thuần Phong nói: “Nếu không có nhật thực, thì thần xin được chết.” Tới ngày dự tính, Thái Tông đợi trong sân đình, nhìn không thấy hiện tượng nhật thực, bèn nói đùa với Lý Thuần Phong rằng: “Trẫm thả khanh về nhà cáo biệt vợ con.”
Lý Thuần Phong nói: “Vẫn còn sớm 1 khắc (15 phút)” Ông chỉ vào kim chỉ bóng mặt trời nói rằng: “Đến đây mới che khuất.”
Quả nhiên: “Như ngôn nhi thốn, bất sai hào phát” (Che khuất đúng như lời, không sai một giây) (4)
Tới nay với phần mền thiên văn học phục chế lại thiên tượng ngày xưa, kết hợp với bằng chứng lịch sử, chúng ta có thể kiểm tra lại được khoảng thời gian nhật thực được dự báo chính xác ấy chính là ngày 03/09/639 (Năm Trinh Quán thứ 13). Đây là lần nhật thực dài nhất tại Trường An vào những năm Trinh Quán (gần với nhật thực toàn phần).
Ảnh: Hình vẽ nhật thực tại Trường An vào Năm Đường Trinh Quán thứ 13 (Ngày 03/9/639) được Lý Thuần Phong dự tính chính xác và lần đầu tiên được lịch sử ghi lại.
“Nhà toán học xuất chúng”
Lý Thuần Phong chủ trì việc biên tập, hiệu đính và chú giải 10 bộ sách chuyên sâu về toán học như “Chu Bễ Toán Kinh”, “Cửu Chương Toán Thuật”, “Hải Đảo Toán Kinh”, “Tôn Tử Toán Kinh”, “Ngũ Tào Toán Kinh”…. Nhờ vào sự diễn giải chi tiết của ông, những thuật toán khó khăn, trúc trắc trở nên dễ học dễ hiểu, sau này đã trở thành sách giáo khoa toán học cho trường học toán của con cái công khanh thời nhà Đường. (5)
Thuật tính mà Lý Thuần Phong chú giải có ảnh hưởng rất lớn tại thời đó và đời sau, ông được Joseph Needham, học giả người Anh mệnh danh là “Nhà chú thích các tác phẩm toán học vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc.”
“Chuyên gia văn sử học”
Tu sửa sử sách luôn được cho rằng đây là thành tựu lớn nhất của những văn nhân thời cổ đại. Dưới thời Đường Thái Tông đã biên soạn một lượng lớn sử sách, Lý Thuần Phong cũng tham gia vào phần chuyên môn của mình, chỉnh lý viết nên cuốn “Tấn Thư”, “Thiên Văn Chí” trong “Ngũ đế Sử”, “Luật lịch Chí”, “Ngũ Hành Chí”, ông còn tham gia viết những phần về thiên văn trong các cuốn “Lương Thư”, “Trần Thư”, “Bắc Tề Thư”, “Chu Thư”, “Tuỳ Thư.”
“Tác phẩm chuyên sâu về Thiên văn học, Dịch học: ‘Ất Tỵ Chiêm’ (Quẻ Ất Tỵ)”
“Ất Tỵ Chiêm” (Quẻ Ất Tỵ) của Lý Thuần Phong được lưu truyền cho tới nay, đây là tác phẩm chuyên sâu về thiên văn học, Dịch học thời cổ đại. Trong đó đã ghi chép chi tiết kết cấu của Hỗn thiên nghi, còn tính toán chính xác trị số vận hành của mặt trời mùa đông chuyển động nhanh hơn (so với trái đất), mùa hè vận hành chậm lại hơn, sớm đã nổi tiếng hơn cả nhà thiên văn học nổi tiếng “Tăng Nhất Hành”. Cuốn sách còn lần đầu tiên xác định được cấp gió.
Một lượng lớn những nội dung về bốc quẻ, âm dương, dự đoán học trong “Ất Tỵ Chiêm” (Quẻ Ất Tỵ) bị thời cận đại gọi là “thứ bã trấu vô dụng”, kỳ thực lại chính là một trong những tinh hoa trong văn hoá Thần truyền. Chính nhờ những tinh tuý này mà Lý Thuần Phong đã không ngần ngại suy đoán được thời khắc xuất hiện nhật thực, nghiên cứu viết ra lịch pháp, tiên đoán được tương lai.
5. Sự to lớn của văn hóa thiên tượng – Đỉnh cao của văn hóa dự ngôn
Cũng giống như Newton, mọi thành tựu khoa học của ông trên thực tế đều để thành tựu trải đường cho Thần học của ông, những thành tựu học thuật của Lý Thuần Phong đều để trải thảm cho “Thôi Bối Đồ” của ông.
“Phát hiện tác giả”
Ngày nay thông thường mọi người đều cho rằng “Thôi Bối Đồ” là do Viên Thiên Cương và Lý Thuần Phong hợp tác viết nên, nhưng trong sử sách chỉ có ghi chép rằng Lý Thuần Phong nhà Đường làm “Thôi Bối Đồ” (6). Tôi kiểm tra lại cảnh tượng trong lịch sử thì thấy ghi chép này là chính xác. “Thôi Bối Đồ” không liên quan gì tới Viên Thiên Cương, là do một mình Lý Thuần Phong làm, nhưng hình minh hoạ là ông nhờ bạn mình vẽ theo ý của ông, những hình minh hoạ đó đều là những câu đố bằng tranh. Hai người trong tượng cuối cùng của “Thôi Bối Đồ” chính là bối cảnh của hai ông.
“Sự phá hoại của cựu thế lực”
Dự ngôn “Thôi Bối Đồ” đều chỉ đại sự và sự thay đổi các triều đại, đã được kiểm chứng qua hàng trăm hàng nghìn năm, chính xác tới mức khiến những người thống trị các triều đại phải lo lắng, khiếp sợ, nên được liệt vào diện sách cấm. Nhưng càng cấm thì lại lưu truyền càng rộng, thời Bắc Tống đã tới mức nhà nhà đều có. (7)
Trong “Thỉnh sử” do Nhạc Kha, cháu của Nhạc Phi, viết đã ghi chép lại câu chuyện “Thôi Bối Đồ” bị giới quan chức làm giả. Khi Tống Thái Tổ cấm sách dự ngôn, thì trong dân gian lại lưu giữ rất nhiều, cấm không xuể. Triệu Phổ tấu rằng: Số người lưu giữ “Thôi Bối Đồ” quá nhiều, những người bị liên luỵ cũng quá nhiều. Thái Tổ nói rằng: “Không phải cấm nhiều, làm sách giả trà trộn vào là được.” Vậy là vua hạ lệnh ngoài những tượng đã ứng nghiệm trong cuốn “Thôi Bối Đồ” cũ ra thì làm xáo trộn trật tự của những tượng phía sau, chế tác ra cả trăm cuốn cho đi lưu truyền. Nên mọi người không biết đâu là sách thật nữa, những cuốn “Thôi Bối Đồ” lưu giữ trong dân gian do không còn linh nghiệm nữa nên mọi người cũng không giữ lại.
Dựa vào công năng tôi kiểm tra được rằng, lần làm giả này không phải do Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận làm, mà là do Triệu Quang Nghĩa, em trai của ông, người đã giết huynh cướp ngôi làm ra. Nhưng từ sau khi giới quan chức Bắc Tống phá hoại, thì việc giải đọc những dự ngôn về sau đã trở nên rất khó khăn. Đây là lần phá hoại văn hoá Thần truyền đầu tiên trong lịch sử.
Bên trên cũng đã nói rằng “Thôi Bối Đồ” là đỉnh cao của văn hoá dự ngôn, là do một tay Gia Cát Lượng bồi đắp lên, trong đó những dự ngôn về Pháp Luân Đại Pháp có rất nhiều, rất cụ thể, rất trực tiếp. Trải qua 1300 năm kiểm chứng lịch sử, “Thôi Bối Đồ” đã tích luỹ được đủ vốn đáng tin cậy. Trong đó đã kể lại rất chi tiết về việc tà ác bức hại Đại Pháp ắt sẽ thất bại, Thánh nhân chính Pháp ắt thành. Căn cứ vào cựu lý tương sinh tương khắc, nếu không có sự phá hoại đảo lộn trật tự này thì con người ngày nay nhận thức Đại Pháp sẽ rất dễ dàng, thì còn ai dám trái ý trời hành ác đây? Rất nhiều người đều không còn dám bức hại Đại Pháp nữa.
“Sách giả chìm xuống, chân lý huyền diệu nổi lên”
Cuốn sách được lưu truyền rộng rãi nhất ngày nay là cuốn “Thôi Bối Đồ” do Kim Thánh Thán trong cung nhà Thanh bình chú, tôi kiểm tra thấy rằng đó là cuốn đảo lộn gần với sách thật nhất. Là kiểm nghiệm về thời gian, đào thải một lượng lớn những cuốn sách giả, cuối cùng cuốn sách bị đảo lộn trật tự gần với sách thật nhất đã trở nên nổi bật.
Nếu có thể sắp xếp lại theo một trật tự chính xác, thì có thể thấy được dự ngôn thời nay và tương lai. Nhưng chỉ sau khi sự việc được tiên tri xảy ra mọi người mới có thể đọc hiểu được những lời tiên tri đã ứng nghiệm, cũng chính là sắp xếp lại trật tự chỉ có thể là “Sự hậu Gia Cát Lượng”, ai có thể sắp xếp lại trật tự cũ đây? May mà chúng ta có sự hỗ trợ của thiên tượng, là những toạ độ thời gian liên tiếp, như vậy sẽ có thể căn cứ theo những tiêu chí này của thiên tượng, sắp xếp lại theo trật tự thời gian những sự kiện ngày nay đã được tiên tri trong cuốn “Thôi Bối Đồ”, dùng những phần liên quan tới Chính Pháp để cảnh tỉnh con người ngày nay.
(Còn tiếp)
Mục lục phần sau:
Từ thiên tượng kim cổ thấy được tiến trình kéo dài của tu luyện Chính Pháp (Phần 4)
Thiên mệnh có phần ngoài dự liệu, Thiên tượng triển hiện sắc màu
- Ngũ tinh tụ hợp thành hàng, là cát hay là hung?
- Ngũ tinh liên châu năm 967, Tống Thái Tổ kéo dài tuổi thọ 9 năm
- Tung hoành cổ kim xét thịnh thế, phía sau của hiện tượng bề mặt là có căn nguyên
Chú thích:
[1] Lịch Đạo Nguyên (Bắc Nguỵ) “Thuỷ Kinh Chú”: “Nhân viết: Bát trận tức thành, tự kim hành sư thứ bất phúc bại. Giai đồ binh thế hành tang chi quyền, tự hậu thâm thức giả sở bất năng liễu.” (Do đó nói rằng: Bát trận đã thành công, từ nay hành quân không thể thất bại. Trận đồ này giữ quyền ẩn giấu thế trận, Từ nay về sau những người uyên thâm cũng không thể biết nổi.)
[2] “Mã Tiền Khoá” là một trong ba cuốn sách tiên tri lớn nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, sớm hơn “Thôi Bối Đồ” hơn 400 năm. Nó được tăng nhân Thủ Nguyên 86 tuổi truyền ra vào giữa những năm Gia Khánh triều Thanh. Bộ sách tiên tri này sắp xếp thành 14 bài theo trật tự thời gian, mỗi bài viết theo phong cách 4 câu thơ sấm (thơ tiên tri), đã tiên tri một cách ngắn gọn rõ ràng mỗi một thời đại lớn trong lịch sử từ sau thời Tam quốc xuyên suốt tới ngày nay cho tới tận tương lai, tới nay đã ứng nghiệm 100%.
[3] Thủ Nguyên đã viết một đoạn bình luận phía trước cuốn “Mã Tiền Khoá” rằng: “Mã Tiền Khoá” của Khổng Minh được viết vào những lúc nhàn rỗi việc quân, ông viết ra để nói cho người đời sau biết tìm nơi tháo chạy. 14 bài này là một trong những giám sát và phán đoán trong “Mã Tiền Khoá”. Sự thịnh suy an loạn của nó có thể nằm ngoài những lời tiên tri này, cho tới bài thứ 14 mới chấm dứt, cũng là trong 2 vòng tuần hoàn 7 ngày. Lại dùng quẻ “Mạt Tế” treo ở phía sau cung điện, thể hiện sau này còn có một thể hệ nữa sẽ bắt đầu.
“Sự vận động, tuần hoàn của vũ trụ thì ai minh bạch sẽ minh bạch, ai ngu muội thì vẫn ngu muội, sao có thể vô duyên vô cớ mà minh bạch được đây?”
“Thủ Nguyên, lão tăng 86 tuổi tại Bạch Hạc Sơn viết.”
[4] “Tuỳ Đường gia thoại”: do Lưu Tốc, học sỹ Viện Tập Hiền (Viện chiêu tập hiền tài) viết, có giá trị lịch sử rất quan trọng, được nhiều điển cố sử sách đời sau trích dẫn.
[5] “Cựu Đường Thư – Lý Thuần Phong truyện”
[6] “Thỉnh Sử”: Một bộ tuỳ bút về tài liệu lịch sử do Nhạc Kha, cháu của Nhạc Phi, nhà sử học thời Nam Tống viết.
[7] “Nhà nhà đều có “Thôi Bối Đồ”” xuất phát từ lời của Thần Tông Bắc Tống, trong cuốn “Kê Lặc Biên” (Ghi chép về những câu chuyện thú vị) của Trang Xước thời Bắc Tống đã ghi lại rằng: Vương An Thạch khi cải cách triều chính đã đả kích quân thù rất hà khắc. Những đại thần trung thành chính trực đều bị lật đổ, ông đả kích cả quan can gián Phạm Thuần Nhân (con trai thứ của Phạm Trọng Yêm), thậm chí còn muốn làm liên luỵ tới cả toàn gia tộc họ Phạm, nhưng khi không tìm được lý do lại nói rằng nhà họ Phạm giữ sách cấm “Thôi Bối Đồ”. Tống Thần Tông quả thực không thể nhìn được hành vi này bèn nói: “Sách này nhà nhà đều có, không đủ để bị liên luỵ.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/1/29/341943.html
Đăng ngày 18-4-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.