Bài của đệ tử Dung Vân, đệ tử ở tỉnh Hà Bắc

[MINH HUỆ 21-06-2009] Vài hôm trước, cháu gái của tôi, một học sinh đang ở thành phố, gọi điện cho tôi và nói, “Dì ơi, cháu mới thi đại học xong. Cháu khá hài lòng với những gì cháu làm. Cuối cùng, ba năm trung học cũng đã qua. Cháu muốn tới thăm dì và hưởng thụ cuộc sống nông thôn để nghỉ ngơi và thư giãn.

Hôm qua, cháu trai của tôi gọi điện cho tôi, “Dì ơi, mấy ngày nữa cháu sẽ thi giữa kỳ và chẳng mấy chốc sẽ tốt nghiệp cấp II. Nhưng mà cháu không tự tin về bài thi. Dì giúp cháu học thuộc điều mà dì tin được không? (ý cậu bé là “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”) Thần sẽ phù hộ cho cháu có điểm tốt.

Hôm nay, con trai tôi đi học về và cũng nói đến một chuyện tương tự, “Mẹ ơi, con sẽ sớm tốt nghiệp tiểu học vào cuối tháng 6. Còn có vài ngày thôi, con thực sự phải tận dụng thời gian để học. Nếu con tốt nghiệp mà điểm kiểm tra kém, con thực sự sẽ rất xấu hổ khi nhìn thầy cô và bạn bè. Bây giờ con hối hận là con đã không trân trọng sáu năm học tiểu học. Sẽ thật tuyệt vời nếu như con có thể sống lại những năm qua.”

Ba đứa trẻ bày tỏ thái độ của chúng về cùng một thứ – các bài kiểm tra và kỳ thi tốt nghiệp – nhưng từng đứa lại khác nhau. Cháu gái của tôi rất tự tin vì cô bé rất chăm chỉ, cũng tương tự như các học viên tinh tấn. Càng bỏ ra nhiều công sức, thì càng được nhiều. Trong quá trình tu luyện gian khổ, những học viên đã tu tâm, không còn bất cứ chấp trước hay thiếu sót gì. Chính niệm của họ đã cứu độ không biết bao nhiêu chúng sinh. Khi họ làm bài thi cuối cùng, họ sẽ đạt được quả vị tu luyện mà họ xứng đáng nhận được. Họ cần phải tự tin.

Cháu trai tôi không chăm chỉ bằng cháu gái tôi, nên cậu bé có phần do dự khi tham gia vào cuộc thi sắp tới. Thật may mắn, cậu có căn cơ tốt và biết rằng Phật Pháp rất có uy lực. Cậu bé muốn có được lợi ích của Đại Pháp, tương tự như những học viên có căn cơ tốt nhưng còn nhiều chấp trước con người. Những học viên này không tự tin về ngày tốt nghiệp của họ. Họ biết về chấp trước của mình nhưng không thể nào buông bỏ chúng. Cuối cùng, ở chặng cuối của sự tu luyện, nếu một người không thể buông bỏ những chấp trước cuối cùng, thì người đó mong chờ Sư Phụ đưa họ đến đâu? Thực ra, tôi cũng ở trong số đó. Tôi biết rằng tình cảm là trở ngại lớn nhất trong sự tu luyện của tôi nhưng tôi không thể buông bỏ nó. Tôi biết chấp trước vào sự thoải mái an nhàn ngăn cản một học viên, nhưng tôi vẫn tìm kiếm sự thoải mái. Tôi biết rằng chấp trước vào sự sợ hãi rất quan trọng với một học viên, nhưng tôi vẫn để những vấn đề đó bao chặt quanh mình và tôi lấy bất kỳ cớ gì để không giảng thanh chân tướng cứu độ con người. Thực ra, bất kể căn cơ có tốt thế nào, cũng không là gì nếu bạn không hòa mình vào Pháp để tu luyện bản thân.

Con trai tôi ở trong số những người không học hành chăm chỉ. Cậu bé đã tự cho điểm mình trong thâm tâm và cảm thấy rất hối hận. Nhưng giờ đã quá muộn để hối hận nếu như ngày mai bạn đi thi. Không có ích gì cả. Những học viên không tinh tấn trong tu luyện, đi lệch hướng trong tu luyện, và không thể đứng dậy sau khi ngã xuống cũng ở trong hoàn cảnh tương tự. Cuối cùng họ có thể hiểu được hậu quả của những việc làm sai trái của họ, nhưng khó có thể bù đắp những tổn thất họ gây ra chỉ bằng câu nói, “Con hối hận vì những gì con đã làm. Sư Phụ, xin hãy tha thứ cho con.” Như Sư Phụ đã giảng,

“Khi ngày viên mãn thực sự đến, để tôi nói cho chư vị, các đệ tử Đại Pháp sẽ thực sự bước lên con đường vinh diệu, và cả thế giới sẽ có thể nhìn thấy điều đó. (Vỗ tay) Những ai không thể tu thành viên mãn, khi ngày ấy đến,tất cả các vị chỉ có thể ngồi đó và khóc! Đối với những ai chưa tu luyện tốt, tôi nói rằng sẽ quá muộn để khóc.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York”)

Chúng ta sẽ nộp bài gì đây khi thời Chính Pháp đến hồi kết thúc? Trong bài thi thông thường, có những câu hỏi điền vào chỗ trống, có những câu chọn đúng sai, và một số câu trắc nghiệm để kiểm tra sự hiểu biết của bạn. Trong tu luyện và trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta cũng gặp những câu hỏi như vậy mọi nơi mọi lúc.

Đối với những câu hỏi điền vào chỗ trống, vì chúng ta luyện pháp của vũ trụ, Chân – Thiện – Nhẫn, chúng ta bảo trì trái tim với sự chân thật, và trở về bản nguyên của chúng ta, điền vào chỗ trống với lòng tốt, sự nhân từ, hòa ái, thêm vào đó sự khoan dung, lòng vị tha, độ lượng. Nếu bạn thêm đầy tới tận ngọn, bạn sẽ nhận được điểm tối đa.

Có rất nhiều câu hỏi khảo nghiệm trong sự tu luyện của chúng ta. Nếu thiên mục của bạn mở, khi bạn nhìn thấy một vị Thần muốn dạy bạn thứ gì đó, bạn có thể kết luận rằng đó là can nhiễu? Khi bạn nghe thấy tiếng khen ngợi, bạn có thể biết rằng đó là khảo nghiệm? Khi ai đó hà hiếp bạn, nói xấu bạn, giận dữ với bạn, bạn có thể nhận ra đó là khảo nghiệm tâm tính? Khi bạn nghĩ rằng những điều nói trên báo đài của ĐCSTQ nghe có lý, bạn có thể kết luận rằng tà ác đang dùng văn hóa đảng để thao túng bạn? Khi bạn bị bức hại về thể chất và tinh thần, bạn có thể nhận ra rằng tà ác ở không gian khác đang đứng đằng sau những tên côn đồ đó? Khi bạn bị bối rối bởi chấp trước của mình, bạn có thể kết luận rằng đó là can nhiễu nghiêm trọng? Có rất nhiều việc như vậy. Nếu bạn có thể nhanh chóng phán xét đúng sai và tiêu diệt can nhiễu với chính niệm, và vững tin vào Đại Pháp, bạn sẽ có điểm cao cho những câu hỏi này. Nếu không, nếu bạn bị can nhiễu và đi chệch hướng, bạn sẽ nhận điểm 0. Nếu bạn gây hậu quả tiêu cực, bạn sẽ bị trừ điểm, và thậm chí nếu không tự đền bù những thiệt hại, bạn sẽ không thể có điểm nào.

Đối với những câu hỏi trắc nghiệm, dĩ nhiên chúng ta nên chọn lòng tốt và tiêu diệt tà ác, chọn sự thật và phủ định sự sai trái, chọn lòng khoan dung và từ bỏ tranh đấu, chọn hành động vì người khác và tử bỏ sự ích kỷ, chọn tinh tấn tu luyện và không buông lơi, chọn cứu độ chúng sinh và từ bỏ được mất cá nhân, và chọn hợp tác với ý trời để tiêu diệt tà ác từ không gian khác. Chúng ta nên chọn sự hài hòa của Đại Pháp và phủ định sự văn hóa tà ác của ĐCSTQ, chọn vị tha, hài hòa, khoan dung, hòa bình, không ích kỷ, không sợ hãi, sáng suốt, và lý trí và từ bỏ danh lợi, lợi ích cá nhân, tâm thể hiện, tranh đấu, tật đố, sắc dục, an nhàn thoải mái, và kiêu ngạo. Chỉ khi chúng ta đưa ra những lựa chọn đúng đắn và trong tâm chúng ta từ bỏ những điều bất chính, Sư Phụ sẽ hài lòng mà tích đúng vào bài thi của chúng ta và cho điểm tối đa. Thực ra, điều này nói thì dễ nhưng làm thì khó, vì thế chúng ta phải tu luyện tâm tính vững vàng và buông bỏ mọi chấp trước.

Những câu hỏi phức tạp sẽ cho chúng ta nhiều điểm hơn trong sự tu luyện. Chúng ta sẽ không được điểm nào cho câu hỏi thậm chí nếu chúng ta chỉ có một niệm trong tâm không đồng hóa với Pháp, không dựa trên Pháp, hay không từ quan điểm của Pháp, vì Sư Phụ muốn những đệ tử sáng như vàng ròng không chút tì vết. Để lên đến đỉnh cao nhất, chúng ta phải tinh tấn học Pháp và thiết lập một cơ sở vững chắc trong tu luyện và nhiện vụ cứu độ chúng sinh của chúng ta. Khi tâm chúng ta được chứa đầy những điều trong Pháp, sao chúng ta có thể bị bối rối vởi những câu hỏi trong bài kiểm tra? Liệu những việc như rơi khỏi vách núi có thể xảy ra nữa? Những ai đi lệch hướng không học Pháp cho tốt, tà ác sẽ lợi dụng thiếu sót của họ. Vì thế, tâm họ hướng theo ma quỷ và họ dần xa rời Pháp. Đối với bài kiểm tra của chúng ta, tôi nhớ lại một câu chuyện cổ tên là “Thử thách để trở thành Thần.” Một học giả tên là Ngô Tân mặc bộ quần áo đẹp nhất của ông để đi tới một buổi kiểm tra để thành thần. Nửa đường đến chỗ thi, một người phụ nữ làm đổ một chậu nước vào ông. Ông Ngô không phàn nàn chút gì và chỉ tự hỏi tại sao ông gặp phải chuyện như vậy. Ông nhận ra rằng ông mới chỉ tu luyện trên bề mặt, vì bên ngoài ông mặc quần áo đẹp đẽ. Ông trở về nhà và thay một bộ quần áo bình thường ông vẫn hay mặc, nhưng nửa đường, một cậu bé con lại tiểu vào người ông. Ông Ngô không phàn nàn hay bực bội gì về điều đó. Một lần nữa, ông lại nhìn vào trong và tự hỏi lại sao ông lại gặp một việc còn đáng xấu hổ hơn như vậy. Có lẽ lòng vị tha của ông vẫn chưa đủ. Ông trở về nhà và mặc bộ quần áo cũ nát nhất. Ông tự nghĩ, “Có thể bộ quần áo này đi trên dường sẽ bị bẩn, nhưng tâm ta trong sạch.” Khi có ý nghĩ như vậy, ông không gặp bất cứ vấn đề nào nữa. Ông đến địa điểm thi mà không gặp bất cứ trở ngại nào làm ông bị bẩn quần áo nữa. Nhiều người đã đến để tham dự cuộc thi trở thành Thần. Họ đều ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Nhiều người cười ông Ngô vì bộ quần áo cũ bạc của ông, và một vài người thậm chí còn nói ông không tôn trọng giám khảo. Ông Ngô không bị lung lay bởi thái độ và những lời bình phẩm của họ. Rõ ràng, ông không có chấp trước vào sự thể hiện, tranh đấu hay cần giữ thể diện. Khi vị giám khảo công bố người thằng cuộc, ông nói, “Người đỗ đầu bảng là Ngô Tân.” Tất cả mọi người đều nhìn ông Ngô, một người trông rất bình thường, và thắc mắc sao ông có thể được giải nhất. Vị giám khảo, giờ xuất hiện dưới hình dáng một vị thần, nói “Ta đã thử đi thử lại tất cả mọi người trong chuyến đi của các ngươi tới đâu. Mỗi người đều có bài kiểm tra riêng. Chỉ có ông Ngô qua được tất cả các bài kiểm tra. Rõ ràng, ông ấy đã buông bỏ hết chấp trước vào thể hiện, nóng giận, tranh đấu, ganh đua, ganh ghét, và có tâm tính của một vị Thần, như vị tha, từ bi, khoan dung, độ lượng, thanh thản, và sáng suốt. Chính vì thế, ông ấy nhất định là xứng đáng ngôi đầu bảng.

Câu chuyện này rất ấn tượng. Nhìn từ quan điểm của sự tu luyện, nó rất đơn giản và dễ hiểu. Sư Phụ đã nhắc đi nhắc lại rằng tâm tính sẽ bị khảo nghiệm hoặc chúng ta thậm chí sẽ gặp những khảo nghiệm sinh tử. Nếu chúng ta không từ bỏ những chấp trước chúng ta đã thấy được, thì chẳng phải những chấp trước mạnh mẽ này sẽ bám chặt lấy như đá hoa cương? Tuy nhiên, thời gian không chờ đợi chúng ta. Chính Pháp đang tiến rất nhanh. Đừng bao giờ hữu ý thực thi những điều bạn biết là sai. Nếu không, bạn sẽ mất đi cơ hội tu luyện này và sẽ là sự hối hận lớn nhất mà bạn có thể tưởng tượng ra.

Mỗi ngày, chúng ta làm bài kiểm tra tốt nghiệp và Sư Phụ biết chính xác số điểm chúng ta kiếm được. Ngày tốt nghiệp của chúng ta đang tới. Cũng giồng như ở địa điểm thi, người coi thi huýt còi để báo hiệu cho thí sinh kiểm tra bài của họ và sửa lại nhanh chóng. Bài một khi đã nộp, điểm số đã được định đoạt. Chính vì thế, các thí sinh phải kiểm tra bài cẩn thận trước khi nộp. Những tiếng còi hiệu và những hồi chuông nữa lại vang lên báo hiệu bài kiểm tra lớn của chúng ta. Quan trọng nhất là, Sư Phụ đã dạy đi dạy lại rằng chúng ta phải học Pháp, tu luyện cho tốt, và làm tốt 3 việc. Sư phụ cũng dạy chúng ta rằng tà ác đã bị tiêu diệt và môi trường đã thay đổi để động viên chúng ta, chính vì thế trước khi nộp bài, chúng ta phải kiểm tra bản thân thật kỹ và nhìn vào trong. Chúng ta phải truyền rộng sự thật để cứu độ chúng sinh. Hãy để chúng tôi làm tốt trong bài thi tốt nghiệp chỉ đến sau hàng chục ngàn năm. Hãy để chúng tôi theo Sư Phụ về nhà với điểm thật tốt.

Ngày 21 tháng 6 năm 2009.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/6/21/203121.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/7/11/109084.html
Đăng ngày: 12-07-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share