[MINH HUỆ 6-2-2017]

Tôi biết một số học viên trong thành phố, họ đã ly hôn nhưng có điều kiện kinh tế nên đã hỗ trợ chỗ ở lâu dài cho các đồng tu đang tiến hành ly hôn hoặc đang gặp những khổ nạn trong hôn nhân. Tôi muốn chia sẻ những thể ngộ của mình về sự việc này.

Ở bề mặt, cho phép ai đó đang cần chốn nương thân tới ở nhờ là điều đáng quý, tuy nhiên điều đó không phải lúc nào cũng hữu ích, nhất là đối với việc cho ở nhờ dài hạn, và người ở nhờ là các học viên.

Một nữ học viên trong khu vực của chúng tôi đã cho phép một nữ học viên trẻ tuổi hơn ở nhờ miễn phí trong suốt một thời gian dài. Người nữ học viên trẻ này mới kết hôn và đang gặp khổ nạn trong hôn nhân. Tuy nhiên vì được cho ở nhờ nên có thể học viên này không có động lực để thích nghi với cuộc sống hôn nhân, và hòa giải với chồng để có được cuộc sống gia đình truyền thống.

Tại sao nữ học viên kia lại cho phép học viên trẻ hơn sống chung với mình? Có lẽ cô đang mưu cầu bầu bạn, và có thể cô thực sự nghĩ rằng cô đang làm việc tốt. Nhưng liệu điều đó có thực sự tốt?. Trong văn hóa truyền thống, một người phụ nữ cần nương tựa vào người chồng của mình. Do phải nuôi dạy con trẻ, người phụ nữ sẽ không ra ngoài làm việc, hoặc rất hạn chế và không làm việc toàn thời gian.

Sư phụ giảng:

“Thế nhưng ngày nay, mọi người suy nghĩ thử xem, một khi đề xướng giải phóng phụ nữ, nữ giới liền cảm thấy là phải chịu áp bức, cần phải là đứng lên, nhưng theo sau đó là gì đây? Ly hôn, tranh đấu, con cái bị ngược đãi, v.v. Rất nhiều các vấn đề xã hội đều phát sinh. ” (Giảng Pháp tại một buổi gặp mặt ở New York).

Ví dụ khác về nữ học viên có một con đang muốn chia tay với chồng cũng là học viên. Một nữ học viên hơn tuổi khác, đã ly hôn, cho phép hai mẹ con cô sống chung nhà trong một thời gian dài. Mặc dù tôi không hiểu những nguyên cớ vì sao mà hai vợ chồng đồng tu đó muốn chia tay, nhưng tôi đã chia sẻ thể ngộ của mình cùng với trích dẫn lời giảng của Sư phụ, với người vợ.

Vậy thì tại sao, một học viên đã ly hôn lại cho phép đồng tu khác, người cũng đang muốn ly hôn, ở chung nhà. Liệu có phải cô ấy đang cổ vũ cho việc chia tay? Khi người nữ học viên đang muốn chia tay chồng không có lựa chọn về chỗ ở khác, đặc biệt là ở miễn phí, chẳng phải cô sẽ nỗ lực hơn để hòa giải với chồng, cố gắng giải quyết mâu thuẫn, nâng cao tâm tính và tuân theo các Pháp lý về việc ly hôn không?

Tôi tin tưởng rằng tất cả những học viên đang tạo điều kiện giúp đỡ về chỗ ở (cho dù là không miễn phí) cho các đồng tu đang trải qua các khổ nạn hôn nhân nên hướng nội tìm ra lí do tại sao mình lại duy trì việc đó.

Tôi nhớ lại rằng khi tôi và chồng tôi, cũng là một học viên, trải qua những khổ nạn nhất thời trong hôn nhân, tôi đã hỏi người chú rằng liệu tôi có thể đến sống cùng chú ấy không. Chú tôi đồng ý, nhưng thím thì phản đối và nói: “Chỉ vài tuần thôi và không hơn đâu nhé”. Ngay sau đó tôi nhận ra rằng đó là điểm hóa của Sư phụ, và tôi không nên tách khỏi chồng mình. Do vậy tôi không chuyển tới nhà chú mà tôi sống với anh trai trong vòng một tuần. Hai anh em tôi cũng xảy ra nhiều mâu thuẫn, do nghiệp lực, và rút cuộc là tôi quay về sống với chồng tôi. Những khổ nạn trong hôn nhân của chúng tôi không kéo dài quá lâu và mau chóng được giải quyết.

Liệu các học viên có nên chia tay, đặc biệt là khi cả hai đều là người tu luyện? Trong hoàn cảnh như vậy Sư phụ muốn chúng ta làm gì? Hai vợ chồng tôi cùng hướng nội và cố gắng tuân theo các tiêu chuẩn của Pháp về vấn đề này, chúng tôi cố gắng vượt qua khổ nạn và hiện tại đang có cuộc sống gia đình bình yên hòa ái. Tôi thấy mừng vì thím tôi đã không đồng ý cho tôi sống cùng, nếu không tôi đã mất đi động cơ cải thiện hôn nhân của mình và các vấn đề liên quan đến tu luyện.

Tôi không nói rằng các học viên không nên tạo điều kiện cho các học viên khác ở nhờ trong những tình huống cấp bách nhất định. Một số giải pháp tạm thời đôi khi là cần thiết và đơn giản là một nghĩa cử nhân ái. Nhưng chúng ta cần đưa ra những nhận định dựa trên Pháp và tự hỏi bản thân rằng “những hành động tốt” có thực sự là tốt và thực sự có lợi về lâu dài hay không.

Tôi tin tưởng rằng là người tu luyện, chúng ta không nên cổ vũ cho tâm phụ thuộc vào các đồng tu khác, bao gồm cả các tình huống gặp khổ nạn trong hôn nhân. Chúng ta nên khích lệ các đồng tu trẻ tháo gỡ khó khăn và tiến tới lối sống truyền thống với những giá trị truyền thống. Nếu không, có thể chúng ta sẽ hành động như “các bậc cha mẹ quá bao bọc con”, những người không muốn con trẻ của mình rời khỏi tổ, đối mặt với thách thức, và học cách tự bay với đôi cánh của mình. Chúng ta hoàn toàn không nên cổ vũ cho việc ly hôn hay chia tay của các đồng tu với người phối ngẫu của họ, cũng như không tạo điều kiện thuận lợi cho sự việc đó. Tạo môi trường thuận lợi cũng chính là khích lệ tình trạng đó kéo dài.

Sư phụ giảng:

“Chúng ta không phải là muốn để lại mọi điều tốt nhất cho con người tương lai sao? Cả hai đều là người tu luyện, người này suy nghĩ tới người kia, người kia suy nghĩ cho người này, vậy thì làm sao có thể bàn đến vấn đề ly dị được? Cái đó là không có gì có thể phá. ” (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương)

Khi con người sống với nhau, do không có lựa chọn nào khác, họ buộc phải giải quyết các vấn đề nảy sinh của họ, và nhanh chóng hoàn trả nghiệp lực. Kết quả là, họ lại chung sống với nhau và mỗi người đều muốn có cuộc sống gia đình ấm êm và hòa ái.

Tôi không tin rằng Sư phụ khích lệ chúng ta sống chung nhà với các đồng tu khác một cách lâu dài, trừ khi trong hoàn cảnh của cuộc bức hại.

Theo thể ngộ của tôi, các nữ học viên trẻ tuổi cũng như các học viên có con nhỏ đang muốn chia tay với chồng, nếu không có điều kiện ở nhà học viên khác lâu dài, sẽ có nhiều động lực để cải thiện gia đình, và làm một đệ tử Đại Pháp đường hoàng chân chính. Còn những học viên đang tạo điều kiện thuận lợi cho học viên khác trốn tránh trách nhiệm đối với cuộc sống hôn nhân có lẽ chỉ là đổ thêm dầu vào lửa.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/2/6/162089.html
Đăng ngày: 11-3-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share